Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2022-2023
Trường THCS Hà Huy Tập
-
Câu 1:
Cho biết: Tỉ lệ kiểu hình của đời con F1 do phép lai giữa cây đậu thân cao và cây thân lùn phải như thế nào?
A. Cây cao
B. Cây lùn
C. Cây trung gian
D. Quần thể hỗn giao cây cao và cây lùn
-
Câu 2:
Chọn ý đúng: Nếu bạn lấy mẫu cây đậu trong vườn của Mendel, phát biểu nào sau đây sẽ đúng?
A. Hạt tròn nhiều hơn hạt nhăn
B. Hạt nhăn nhiều hơn hạt tròn
C. Hạt tròn và hạt nhăn đều có nhiều như nhau
D. Trả lời phụ thuộc vào thời gian trong ngày khi tiến hành lấy mẫu
-
Câu 3:
Xác định: Làm thế nào có thể xác định được thế hệ con của bố mẹ là đồng hợp tử hay dị hợp tử?
A. Phép lai kiểm tra
B. Phép lai chéo sau
C. Phép lai đơn tính
D. Phép chéo đối ứng
-
Câu 4:
Cho biết: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1 . Cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào ?
A. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh,
B. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
C. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh.
D. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh.
-
Câu 5:
Chọn ý đúng: Thể AA và Aa có cùng kiểu hình trong trường hợp di truyền?
A. Trội không hoàn toàn
B. Trội hoàn toàn
C. Đồng trội
D. Di truyền 2 alen
-
Câu 6:
Chọn ý đúng: Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội so với tính trạng quả vàng. Người ta cho cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn thu được ở F1 cả cây quả đỏ và cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Cây cà chua ban đầu cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
B. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 1:2:1
C. Cây cà chua ban đầu thuần chủng
D. Tỉ lệ cây cà chua quả đỏ không thuần chủng so với cây quả đỏ ở F1 là 2/3
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra?
A. Quy luật đồng tính
B. Quy luật phân li
C. Quy luật đồng tính và quy luật phân li
D. Quy luật phân li độc lập
-
Câu 8:
Cho biết: Cơ thể bố mẹ có kiểu gen AaBb, khi giảm phân (nếu có sự phân li tổ hợp tự do của các gen) thì cho ra mấy loại giao tử?
A. 3 loại
B. 4 loại
C. 6 loại
D. 9 loại
-
Câu 9:
Em hãy cho biết: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiện ở con lai F2 là?
A. AABB và AAbb
B. AABB và aaBB
C. AABB, AAbb và aaBB
D. AABB, AAbb, aaBB và aabb
-
Câu 10:
Đâu là ý đúng: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?
A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
-
Câu 11:
Em hãy cho biết: Trong phép lai hai cặp tính trạng với tính trội hoàn toàn và con lai có 16 tổ hợp thì kiểu hình nào sau đây chiếm tỉ lệ thấp nhất?
A. Kiểu hình có hai tính lặn
B. Kiểu hình có hai tính trội
C. Kiểu hình có một tính trội và một tính lặn
D. Kiểu hình 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn.
-
Câu 12:
Chọn ý đúng: Cho kiểu gen của bố mẹ là AABB và aabb, kiểu gen mong muốn của đời con F1 là gì?
A. AABB
B. AAbb
C. aaBB
D. AaBb
-
Câu 13:
Cho biết: Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng tương phản tạo ra biến dị tổ hợp?
A. Chỉ xuất hiện ở F1
B. Chỉ xuất hiện ở F2
C. Xuất hiện ở cả F1 lẫn F2
D. Không bao giờ xuất hiện ở F1
-
Câu 14:
Đâu là phương án đúng: Theo Menđen, bản chất của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Các cặp tính trạng di truyền riêng rẽ.
B. Các tính trạng khác loại tổ hợp lại tạo thành biến dị tổ hợp.
C. Các cặp tính trạng di truyền độc lập.
D. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong giảm phân.
-
Câu 15:
Chọn ý đúng: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào có đường kính 30 nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm
-
Câu 16:
Cho biết: Đặc điểm nào không phải là của NST thường (không xảy ra đột biến):
A. Trong tế bào 2n tồn tại gồm nhiều cặp NST đồng dạng.
B. Giống nhau ở cả hai giới.
C. Mang các gen quy định tính trạng thường.
D. Cặp NST không đồng nhất về hình dạng và kích thước.
-
Câu 17:
Chọn ý đúng: NST có hoạt tính di truyền và khả năng tự nhân đôi khi nào?
A. Ở trạng thái không đóng xoắn
B. Ở trạng thái đóng xoắn
C. Ở trạng thái đóng xoắn cực đại
D. Đang phân li về 2 cực của tế bào
-
Câu 18:
Cho biết: Nội dung nào sau đây đúng?
A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn.
B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp.
C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không.
D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật.
-
Câu 19:
Cho biết: Chức năng của NST giới tính là gì?
A. Điều khiển tổng hợp prôtêin cho tế bào
B. Nuôi dưỡng cơ thể
C. Xác định giới tính
D. Tất cả các chức năng nêu trên
-
Câu 20:
Xác định: Loại tế bào nào không có cặp NST tương đồng?
A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực
B. Hợp tử.
C. Tế bào sinh dục chín
D. Tế bào sinh dục sơ khai
-
Câu 21:
Em hãy cho biết: Điều nào đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm?
A. Có hai cặp NST đều có Hình que
B. Có bốn cặp NST đều Hình que
C. Có ba cặp NST Hình chữ V
D. Có hai cặp NST Hình chữ V
-
Câu 22:
Em hãy cho biết: NST là cấu trúc có ở đâu?
A. Bên ngoài tế bào
B. Trong các bào quan
C. Trong nhân tế bào
D. Trên màng tế bào
-
Câu 23:
Hãy cho biết: NST tồn tại trong tế bào có vai trò?
A. Lưu giữ thông tin di truyền.
B. Bảo quản thông tin di truyền.
C. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
D. Tất cả các chức năng trên.
-
Câu 24:
Cho biết: Hoạt động nào của nhiễm sắc thể rõ ràng nhất mô tả qui luật phân ly của Medel?
A. Sự phân ly của các nhiễm sắc tử về các cực đối diện ở kì sau II của giảm phâո
B. Sự phân ly của các nhiễm sắc thể tương đồng sang các cực đối diện ở kỳ sau I của giảm phân
C. Trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I.
D. Sự kết cặp độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trên mặt phẳng xích đạo ở kỳ giữa I
-
Câu 25:
Đâu là ý đúng: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là gì?
A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-
Câu 26:
Đâu là ý đúng: Trong giảm phân, hai cromatit của nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành hai nhiễm sắc thể đơn xảy ra ở?
A. kì sau của nguyên phân.
B. kì đầu của giảm phân I.
C. kì sau của giảm phân II.
D. kì sau của giảm phân I.
-
Câu 27:
Đâu là ý đúng: Kết quả kì cuối của giảm phân I các NST nằm gọn trong nhân với số lượng?
A. 2n (đơn).
B. n (đơn).
C. n (kép).
D. 2n (kép).
-
Câu 28:
Đâu là ý đúng: Ở người, tế bào có 2n = 46. Một tế bào người ở kì giữa của giảm phân 1 có số lượng NST là?
A. 23 NST đơn
B. 23 crômatit
C. 46 NST kép
D. 46 NST đơn
-
Câu 29:
Chọn ý đúng: Trong giảm phân I, đặc điểm ở kì giữa là?
A. các NST kép co ngắn, đóng xoắn
B. các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C. các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
D. các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội
-
Câu 30:
Xác định ý đúng: Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật, từ mỗi noãn bào bậc 1?
A. Nguyên phân cho 2 noãn bào bậc 2.
B. Giảm phân cho 2 noãn bào bậc 2 và trứng.
C. Giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng.
D. Nguyên phân cho 3 thể cực.
-
Câu 31:
Đâu là ý đúng: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa các cơ chế nào?
A. phân bào nguyên phân và giảm phân.
B. phân li và tổ hợp của các cặp NST.
C. giảm phân và thụ tinh.
D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
-
Câu 32:
Xác định: Cho cây Aa tự thụ phấn, đời con xuất hiện một cây tứ bội Aaaa. Đột biến được phát sinh ở?
A. lần giảm phân 1 của quá trình tạo giao tử ở cả bố và mẹ
B. lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
C. lần giảm phân 2 của quá trình tạo giao tử ở cả bố và mẹ
D. lần giảm phân 1 của giới này và giảm phân 2 của giới kia
-
Câu 33:
Cho biết đâu là bản chất của thụ tinh?
A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội
B. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội
C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội
D. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội
-
Câu 34:
Cho biết: Xác định tỉ lệ giao tử, nếu cá thể dị hợp tử 2 cặp gen sẽ tạo?
A. 20 = 1 kiểu giao tử
B. 21 = 2 kiểu giao tử
C. 22 = 4 kiểu giao tử
D. 23 = 8 kiểu giao tử
-
Câu 35:
Đâu là ý đúng: Điều không biểu hiện kiểu hình XY của tính trạng kiểu hình đực?
A. Drosophila
B. Con người
C. Voi
D. Châu chấu
-
Câu 36:
Cho biết: Ở những sinh vật nào sau đây, tình trạng đực lai không quan sát được?
A. Châu chấu
B. Con người
C. Drosophila
D. Chim
-
Câu 37:
Đâu là ý đúng: Giới tính của châu chấu được xác định như thế nào?
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Độ ẩm
D. Di truyền
-
Câu 38:
Đâu là ý đúng nhất: Cơ chế xác định giới tính ở các loài sinh vật?
A. Là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử
B. Tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh
C. Là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh
D. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp tử
-
Câu 39:
Đâu là ý đúng: Cơ chế xác định giới tính ở cá thể sinh vật là gì?
A. Sự tự nhân đôi của 1 NST trong giảm phân và thụ tinh.
B. Các hooc môn sinh dục tác động vào cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.
C. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.
D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST thường trong giảm phân và thụ tinh.
-
Câu 40:
Đâu là ý đúng: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình?
A. Đều có thân xám, cánh dài
B. Đều có thân đen, cánh ngắn
C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn
D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài