Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh
-
Câu 1:
Xác định trường hợp nào không thuộc một dạng đột biến?
A. Đột biến gen
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
D. Đột biến màu sắc
-
Câu 2:
Em hãy cho biết phát biểu nào sai khi nói về đột biến?
A. Đột ngột
B. Liên tục
C. Biến đổi nhiễm sắc thể và gen
D. Dẫn đến biến đổi ADN
-
Câu 3:
Cho biết đâu là ví dụ kinh điển về đột biến điểm?
A. Phenylketon niệu
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm
C. Bệnh máu khó đông
D. Thalassemia
-
Câu 4:
Cho một gen dài 4080 A0, có số nuclêôtit loại A bằng 1,5 lần nuclêôtit loại G. Do đột biến mất đoạn, trong gen còn lai 640 nuclêôtit loại A và 2240 liên kết hydro. Số nuclêôtit loại G bị mất do đột biến là
A. 320
B. 120
C. 200
D. 160
-
Câu 5:
Cho một đoạn gen có chiều dài (l) 510 nm, có tỉ lệ A : G = 2. Sau khi bị đột biến mất đoạn chỉ còn 720 A và chỉ có 2640 liên kết hydro . Số nucleotit G của gen đã bị mất là
A. 100
B. 420
C. 150
D. 60
-
Câu 6:
Hãy cho biết đâu là điểm giống nhau trong cơ chế phát sinh đột biến đa bội thể và đột biến dị bội thể?
A. Không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân
B. Không hình thành thoi vô sắc trong giảm phân
C. Rối loạn trong sự phân li nhiễm sắc thể ở quá trình phân bào
D. Rối loạn trong sự nhân đôi nhiễm sắc thể
-
Câu 7:
Hãy cho biết dạng đột biến nào phát sinh do không hình thành thoi phân bào trong quá trình phân bào?
A. Lệch bội.
B. Tự đa bội
C. Chuyển đoạn NST.
D. Lặp đoạn NST.
-
Câu 8:
Xác định dạng đột biến trong quá trình phân bào không hình thành thoi vô sắc là dạng nào?
A. Đột biến đa bội thể
B. Đột biến dị bội thể
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Cả A và B
-
Câu 9:
Em hãy cho biết đâu là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện đột biến về số lượng NST?
A. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.
B. Do NST nhân đôi không bình thường.
C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.
D. Do không hình thành thoi vô sắc trong phân bào.
-
Câu 10:
Chọn phương án trả lời đúng: Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở:...
A. một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
B. một hoặc một số cặp nucleotit của gen trên NST
C. hiện tượng mất đoạn NST ở đầu mút
D. hiện tượng thêm đoạn NST ở cặp NST XX
-
Câu 11:
Em hãy cho biết hiện tượng giúp sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời trước những biến đổi nhất thời hay theo chu kỳ của môi trường là gì?
A. thường biến.
B. đột biến gen.
C. biến dị tổ hợp.
D. đột biến gen và biến dị tổ hợp.
-
Câu 12:
Xác định đâu là điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến?
A. Thường biến là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).
B. Thường biến do tác động trực tiếp của môi trường sống.
C. Thường biến không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
D. Cả A, B và C
-
Câu 13:
Em hãy cho biết đâu là tính chất của thường biến?
A. Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).
B. Do tác động trực tiếp của môi trường sống.
C. Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
D. Cả A, B và C
-
Câu 14:
Em hãy cho biết sự biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trục tiếp của môi trường là gì?
A. Mức phản ứng.
B. Kiểu gen của cơ thể.
C. Kiểu hình.
D. Thường biến.
-
Câu 15:
Những thường biến không di truyền được bởi vì đó là những biến đổi?
A. không liên quan đến rối loạn phân bào.
B. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
C. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen.
D. do tác động của môi trường.
-
Câu 16:
Cho 1 gen có chiều dài 3060Ao, trong đó A =3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ A/G ≈ 42,18%. Số liên kết hyđrô của gen đột biến là
A. 2430
B. 2433
C. 2070
D. 2427
-
Câu 17:
Cho đoạn gen trên xảy ra đột biến điểm thành gen đột biến có số liên kết hiđrô là 20 liên kết. Hãy cho biết dạng đột biến gen. Biết mạch bổ sung của một gen có trình tự các nuclêôtit như sau: ... – A-T-X-G-X-A-T-A-X-...
A. mất 1 cặp GX
B. thay thế 1 cặp AT
C. thay thế 1 cặp GX
D. mất 1 cặp AT
-
Câu 18:
Hãy cho biết có bao nhiêu dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Em hãy cho biết khi nói về đột biến gen phát biểu nào đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi về số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
B. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa.
C. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật.
D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên.
-
Câu 20:
Xác định đâu là nhận định đúng khi nói về kết quả của đột biến gen?
A. Đột biến gen không thể làm thay đổi kiểu hình đột biến.
B. Đa số đột biến gen tạo thành gen lặn.
C. Đa số đột biến gen tạo thành gen trội.
D. Đột biến gen không thể làm thay đổi cấu trúc protein.
-
Câu 21:
Chọn phương án trả lời đúng: Thuật ngữ nào có nghĩa là sự thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể?
A. RNA
B. allele
C. Punnett
D. đột biến
-
Câu 22:
Cho biết đột biến nào giúp cải thiện khả năng sống sót và sinh sản của một cá thể?
A. có hại
B. Trung lập
C. có lợi
D. nhiễm sắc thể
-
Câu 23:
Em hãy cho biết đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở đâu?
A. một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
B. một hoặc một số cặp nucleotit của gen trên NST
C. hiện tượng mất đoạn NST ở đầu mút
D. hiện tượng thêm đoạn NST ở cặp NST XX
-
Câu 24:
Nhận định chính xác khi nói về thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì?
A. Thể tự đa bội có bộ nhiễm sắc thể gồm NST của nhiều loài khác nhau.
B. Thể đa bội lẻ thường bất thụ do tế bào sinh dục không thể giảm phân.
C. Thể ba có khả năng giảm phân tạo ra giao tử bình thường.
D. Trong nhân tế bào của thể 1 có 1 nhiễm sắc thể.
-
Câu 25:
Điền từ: Nếu tác động xảy ra vào giai đoạn G1 sẽ dẫn đến:....
A. sai lệch nhiễm sắc tử
B. sai lệch nhiễm sắc thể
C. cả 2 đều đúng
D. cả 2 đều sai
-
Câu 26:
Chọn phương án trả lời đúng: Hội chứng Down gây ra bởi một loại....
A. đột biến vật lý.
B. đột biến gen.
C. đột biến nhiễm sắc thể.
D. không ý nào đúng
-
Câu 27:
Em hãy cho biết ở tế bào sinh dưỡng của thể đột biến nào thì NST tồn tại theo cặp tương đồng, mỗi cặp chỉ có 2 chiếc?
A. Thể tam bội và thể tứ bội
B. Thể song nhị bội và thể không
C. Thể một và thể ba
D. Thể không và thể bốn
-
Câu 28:
Đâu là đặc điểm tế bào sinh dưỡng trong cơ thể của thể dị bội?
A. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng
B. Chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc
C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng
D. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng
-
Câu 29:
Hãy cho biết sự di truyền của các ký tự bởi plasmagenes được gọi là gì?
A. Thừa kế ngoại trường
B. Thừa kế từ mẹ
C. Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
D. Thừa kế từ cha
-
Câu 30:
Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây là biểu hiện của tính trạng trội?
A. Widow’s peak
B. Tongue non-roller’s
C. Thùy tai hợp nhất
D. Bệnh Tay-Sachs
-
Câu 31:
Xác định đâu không phải là đặc điểm của người mắc hội chứng Turner?
A. Tầm vóc thấp
B. Ngực kém phát triển
C. Buồng trứng phát triển
D. Không có kinh
-
Câu 32:
Cho biết đâu không phải là triệu chứng đối với hội chứng Klinefelter?
A. Sự hợp nhất của trứng không bình thường với tinh trùng bình thường
B. Sự hợp nhất của trứng bình thường với tinh trùng bất thường
C. Sự hợp nhất của trứng bình thường với tinh trùng bình thường
D. Bản sao bổ sung của nhiễm sắc thể X.
-
Câu 33:
Xét một nhóm tế bào sinh dục đực và cái ở một loài động vật giảm phân tạo ra 320 giao tử đực và cái. Tỉ lệ giao tử đực và cái là 4:1. Số lượng nhiễm sắc thể đơn trong giao tử đực nhiều hơn trong giao tử cái là 3648 nhiễm sắc thể đơn. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái tạo ra số hợp tử là 304 nhiễm sắc thể đơn. Tính hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng
A. 3,125%;12,5%
B. 2,125%;12,5%
C. 3,125%;11,5%
D. 4,125%;22,5%
-
Câu 34:
Xét 1 nhóm tế bào sinh dục đực và cái ở 1 loài động vật tiến hành giảm phân tạo được tổng cộng 320 giao tử đực và cái. Tỉ lệ giao tử đực : giao tử cái = 4 : 1. Số lượng nhiễm sắc thể đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 3648. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và cái tạo ra số hợp tử có 304 nhiễm sắc thể đơn. Tính số hợp tử được tạo ra
A. 8
B. 13
C. 32
D. 64
-
Câu 35:
Xác định nội dung đúng: Bệnh teo cơ là bệnh?
A. nhóm bệnh di truyền gây yếu cơ
B. mất cơ
C. viêm gân
D. ung thư cơ
-
Câu 36:
Hãy cho biết đâu là tỷ lệ X / A đúng của các siêu nữ Drosophila?
A. 1
B. 0,67
C. 1,5
D. 0,33
-
Câu 37:
Bệnh phenylketon niệu sẽ hình thành do sự tích tụ chất nào trong não dưới đây?
A. Axit phenylpyruvic
B. Axit pyruvic
C. Tyrosin
D. Phenylalanin
-
Câu 38:
Hãy cho biết ở bệnh nhân mắc bệnh Phenylketon niệu sẽ không có loại enzym nào?
A. Somatostatin
B. Testosterone
C. Phenylalanin hydroxylase
D. Phenylalanin
-
Câu 39:
Cho biết ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là
A. 12%
B. 6%
C. 24%
D. 32%
-
Câu 40:
Cho thí nghiệm đem lai giữa cây quả tròn ngọt với quả bầu chua thu được F1 đồng loạt quả tròn, ngọt. Tự thụ phấn F1 thu được F2 66% cây quả tròn ngọt: 9% cây quả tròn, chua : 9% quả bầu, ngọt: 16% quả bầu, chuA. Biết mối gen chi phối một tính trạng. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai nói trên?
A. Phân li độc lập
B. Liên kết gen
C. Hoán vị gen
D. Phân li