Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020
Trường THCS Nguyễn Du
-
Câu 1:
Sự di truyền độc lập của các tính trạng biểu hiện ở F2 như thế nào?
A. Có 4 loại kiểu hình khác nhau
B. Tỷ lệ của kiểu hình bằng tích các tính trạng hợp thành nó
C. Tỷ lệ mỗi cặp tính trạng là 3: 1
D. Xuất hiện các biến dị tổ hợp
-
Câu 2:
Vì sao tính trạng lặn không biểu hiện ở thể dị hợp?
A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
B. Gen trội không át chế được gen lặn.
C. Cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.
D. Cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
-
Câu 3:
Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?
A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
C. 3 trội : 1 lặn.
D. 100% trung gian.
-
Câu 4:
Biến dị tổ hợp được xảy ra theo cơ chế nào?
A. Do trong quá trình giảm phân, các cặp gen tương ứng phân li độc lập, tổ hợp tự do tạo ra những loại giao tử khác nhau
B. Do trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên nhiều loại tổ hợp về kiểu gen
C. Do trong giảm phân, các gen không phân li đồng đều về các giao tử
D. Cả A và B
-
Câu 5:
Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?
A. Trội hoàn toàn.
B. Trội không hoàn toàn.
C. Phân li độc lập.
D. Phân li
-
Câu 6:
Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?
A. Toàn lông dài.
B. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
D. Toàn lông ngắn.
-
Câu 7:
Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
A. Aa x aa.
B. Aa x Aa
C. AA x Aa
D. AA x AA
-
Câu 8:
Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
A. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
B. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P.
D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2.
-
Câu 9:
Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu?
A. Tế bào sinh dục sơ khai
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 10:
Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?
A. Tế bào sinh sản
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào trứng
D. Tế bào tinh trùng
-
Câu 11:
Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là bao nhiêu?
A. 2n (đơn)
B. n (kép).
C. 2n (kép).
D. n (đơn).
-
Câu 12:
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
-
Câu 13:
Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?
A. Nguyên phân.
B. Giảm phân.
C. Thụ tinh.
D. Phát sinh giao tử.
-
Câu 14:
Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
B. Sự phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.
C. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
D. Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.
-
Câu 15:
Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là gì?
A. Người
B. Ruồi giấm
C. Đậu Hà Lan
D. Lúa nước
-
Câu 16:
Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là kỳ nào?
A. Kỳ đầu và kỳ cuối
B. Kỳ sau và kỳ cuối
C. Kỳ sau và kỳ giữa
D. Kỳ cuối và kỳ giữa
-
Câu 17:
Trong quá trình nguyên phân. sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào?
A. Kỳ trung gian
B. Kỳ đầu
C. Kỳ giữa
D. Kỳ sau
-
Câu 18:
Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?
A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN
B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST
C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào
D. Là nơi hình thành ti thể
-
Câu 19:
Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
A. 1 hàng
B. 2 hàng
C. 3 hàng
D. 4 hàng
-
Câu 20:
Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là bao nhiêu?
A. Đơn bội ở trạng thái đơn
B. Đơn bội ở trạng thái kép
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép
D. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
-
Câu 21:
Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?
A. Đóng xoắn cực đại
B. Bắt đầu đóng xoắn
C. Dãn xoắn
D. Bắt đầu tháo xoắn
-
Câu 22:
Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì?
A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
-
Câu 23:
Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân, có bộ NST như thế nào sao với tế bào mẹ?
A. Giảm đi một nửa so với mẹ
B. Gấp đôi so với mẹ
C. Giống hoàn toàn mẹ
D. Gấp ba lần so với mẹ
-
Câu 24:
Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là gì?
A. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-
Câu 25:
Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là gì?
A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-
Câu 26:
Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?
A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
-
Câu 27:
Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở đâu?
A. Kì trung gian của lần phân bào I
B. Kì giữa của lần phân bào I
C. Kì trung gian của lần phân bào II
D. Kì giữa của lần phân bào II
-
Câu 28:
Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).
-
Câu 29:
Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?
A. Kì giữa của nguyên phân
B. Kì đầu của nguyên phân.
C. Kì giữa của giảm phân 1.
D. Kì đầu của giảm phân 1.
-
Câu 30:
Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?
A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX
B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY
C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY
D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY