Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020
Trường THCS Lê Qúy Đôn
-
Câu 1:
Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:
X – U – U – X – G – A – G – X –
Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?
A. – X – A – X – A – G – X – T – G –
B. – G – A – A – G – X – U – X – G –
C. – G – A – A – G – X – T – X – G –
D. – X – T – T – X – G – A – G – X –
-
Câu 2:
Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?
A. Giảm phân.
B. Nguyên phân.
C. Phát sinh giao tử.
D. Thụ tinh.
-
Câu 3:
Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?
A. Kì giữa của nguyên phân.
B. Kì giữa của giảm phân 1.
C. Kì đầu của nguyên phân.
D. Kì đầu của giảm phân 1.
-
Câu 4:
Vì sao từ 1 tế bào (2n) giảm phân có thể tạo ra 4 tế bào con?
A. Quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào
B. Có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân
C. Trong giảm phân NST đã nhân đôi 2 lần
D. Kì giữa phân bào 1 các NST kép xếp 2 hàng
-
Câu 5:
Nội dung nào sau đây sai?
A. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.
B. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.
C. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.
D. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.
-
Câu 6:
Bản chất của thụ tinh là gì?
A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội
B. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội
C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội
D. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội
-
Câu 7:
Giao tử là gì?
A. Tế bào dinh dục đơn bội.
B. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.
C. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 8:
Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh là bao nhiêu?
A. Bằng 2 lần
B. Bằng 4 lần
C. Bằng nhau
D. Giảm một nửa
-
Câu 9:
Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là quá trình nào?
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Nguyên phân và giảm phân
D. Thụ tinh
-
Câu 10:
Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa quá trình nào?
A. Nguyên phân và giảm phân
B. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
C. Giảm phân và thụ tinh.
D. Nguyên phân và thụ tinh.
-
Câu 11:
Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được gì?
A. 1 trứng và 3 thể cực
B. 4 trứng
C. 3 trứng và 1 thể cực
D. 4 thể cực
-
Câu 12:
Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
A. AA X Aa
B. AA X AA
C. Aa X Aa
D. Aa X aa
-
Câu 13:
Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
A. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
B. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P.
D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2
-
Câu 14:
Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là gì?
A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ
D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
-
Câu 15:
Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là gì?
A. Do sự phân chia tế bào làm cho số NST nhân đôi
B. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào
C. Do NST luôn ở trạng thái kép
D. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST
-
Câu 16:
Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với nuclêôtit nào?
A. T mạch khuôn
B. T tự do
C. A mạch khuôn
D. A tự do
-
Câu 17:
Một đoạn gen có cấu trúc như sau
Mạch 1: A - X - T - X - G
Mạch 2: T - G - A - G - X
Giả sử mạch 2 là mạch khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN nào dưới đây là phù hợp?
A. A - X - T - X - G
B. A - X - U - X - G
C. T - G - A - G - X
D. U - G - A - G - X
-
Câu 18:
Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp?
A. tARN
B. mARN
C. rARN
D. Cả 3 loại trên
-
Câu 19:
Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là bao nhiêu?
A. Hàng ngàn
B. Hàng trăm ngàn
C. Hàng chục
D. Hàng triệu
-
Câu 20:
Yếu tố nào tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin?
A. Thành phần, số lượng và trật tự của các Axit Amin
B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
D. Cả 3 yếu tố trên
-
Câu 21:
Hợp tử được tạo nên từ đâu?
A. 1 trứng và 1 tinh trùng
B. 2 trứng và 1 tinh trùng
C. 1 trứng và 2 tinh trùng
D. 1 trứng và 3 tinh trùng
-
Câu 22:
Sự quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?
A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái
B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội
C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
D. Sự tạo thành hợp tử
-
Câu 23:
Sự quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?
A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái
B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội
C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
D. Sự tạo thành hợp tử
-
Câu 24:
Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào?
A. Cấu trúc bậc 1 và 2
B. Cấu trúc bậc 1 và 3
C. Cấu trúc bậc 2 và 3
D. Cấu trúc bậc 3 và 4
-
Câu 25:
Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có prôtêin?
A. Enzim
B. Kháng thể
C. Hoocmôn
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 26:
Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi có đặc điểm gì?
A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
-
Câu 27:
Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau và cuối
-
Câu 28:
Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở đâu?
A. Bên ngoài tế bào.
B. Bên ngoài nhân.
C. Trong nhân tế bào
D. Trên màng tế bào.
-
Câu 29:
Gen cấu trúc là gì?
A. Một đoạn ADN có khả năng tái sinh
B. Một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại protein
C. Một đoạn ADN quy định cấu trúc mARN
D. Một đoạn ADN có khả năng sao mã và giải mã
-
Câu 30:
Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do đâu?
A. Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. Cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau.