Đề thi HK1 môn Sinh học 8 năm 2020
Trường THCS Nguyễn Du
-
Câu 1:
Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là?
A. Biến đổi hóa học
B. Biến đổi lí học
C. Biến đổi cơ học
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 2:
Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Van ba lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co
B. Van động mạch luôn hở, chỉ đóng khi tâm thất co
C. Khi tâm thất phải co, van ba lá sẽ mở ra
D. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại
-
Câu 3:
Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim?
A. Động mạch dưới đòn
B. Động mạch dưới cằm
C. Động mạch vành
D. Động mạch cảnh trong
-
Câu 4:
Máu mang oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?
A. Tâm nhĩ trái
B. Tâm thất trái
C. Tâm thất phải
D. Tâm nhĩ phải
-
Câu 5:
Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Hướng phát triển của lồng ngực
B. Sự phân chia các khoang thân
C. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể
D. Số lượng xương ức
-
Câu 6:
Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
-
Câu 7:
Cơ mặt phân hóa giúp con người có chức năng gì?
A. Có tiếng nói
B. Thích nghi với lao động
C. Biểu hiện tình cảm
D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 8:
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến xương?
A. Ngồi học sai tư thế
B. Lao động quá sức
C. Thể dục thể thao không đúng kĩ thuật
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 9:
Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
A. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển.
B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu.
C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
-
Câu 10:
Vai trò của bộ xương là gì?
A. Nâng đỡ cơ thể
B. Bảo vệ các cơ quan
C. Giúp cơ thể vận động
D. Cả A, B và C
-
Câu 11:
Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
-
Câu 12:
Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
A. 4 phần: xương đầu, xương thân, xương tay, xương chân.
B. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương các chi
C. 2 phần: xương đầu, xương thân
D. 3 phần: xương đầu, xương cổ, xương thân
-
Câu 13:
Cấu tạo của thân xương lần lượt từ ngoài vào trong gồm những gì?
A. Xương cứng, màng xương và khoang xương
B. Màng xương, khoang xương và xương cứng
C. Khoang xương, xương cứng và màng xương
D. Màng xương, xương cứng và khoang xương
-
Câu 14:
Chức năng của hai đầu xương là gì?
A. Giảm ma sát trong khớp xương
B. Phân tán lực tác động
C. Tạo các ô chứa tủy đỏ
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 15:
Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ?
A. Mô xương cứng và mô xương xốp
B. Khoang xương và màng xương
C. Mô xương xốp và khoang xương
D. Màng xương và sụn bọc đầu xương
-
Câu 16:
Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
-
Câu 17:
Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
-
Câu 18:
Lớp niêm mạc ruột non có chứa gì?
A. Tuyến ruột
B. Lông nhung
C. Tế bào tiết chất nhầy
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 19:
Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
A. 400 cơ
B. 500 cơ
C. 600 cơ
D. 700 cơ
-
Câu 20:
Trong tế bào cơ, tiết cơ là gì?
A. Phần tơ cơ nằm trong một tấm Z.
B. Phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.
C. Phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.
D. Phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).
-
Câu 21:
Cảm ứng là gì?
A. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới khu phân tích.
B. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
C. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh thần kinh.
D. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
-
Câu 22:
Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu gì?
A. Đóng tâm vị.
B. Mở môn vị.
C. Đóng môn vị.
D. Mở tâm vị.
-
Câu 23:
Hai chức năng cơ bản của tế bào thần kinh là gì?
A. Vận động và bài tiết
B. Cảm ứng và vận động
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Bài tiết và dẫn truyền xung thần kinh
-
Câu 24:
Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì?
A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
B. Tiếp nhận và trả lời kích thích.
C. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin.
D. Cảm ứng và phân tích các thông tin.
-
Câu 25:
Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động.
B. Nơron cảm giác và nơron vận động.
C. Nơron liên lạc và nơron cảm giác.
D. Nơron liên lạc và nơron vận động.
-
Câu 26:
Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại: nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm?
A. Cấu tạo.
B. Chức năng.
C. Hình thái.
D. Tuổi thọ.
-
Câu 27:
Loại mạch nào có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày?
A. Tĩnh mạch.
B. Động mạch.
C. Mao mạch.
D. Mạch bạch huyết.
-
Câu 28:
Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não.
B. Sống trên mặt đất và quá trình lao động.
C. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.
D. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não.
-
Câu 29:
Chức năng của cột sống là gì?
A. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động.
B. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng.
C. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực.
D. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng.
-
Câu 30:
Chức năng của thân xương là gì?
A. + Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.
B. Giúp xương phát triển to bề ngang.
C. Chịu lực, đảm bảo vững chắc.
D. Tất cả các đáp án trên