Đề thi HK1 môn Sinh học 6 năm 2020
Trường THCS Ngô Mây
-
Câu 1:
Vật không phải là vật sống là?
A. cây chuối
B. con dao.
C. con gà.
D. hạt đậu tươi.
-
Câu 2:
Loại rễ biến đổi thành rễ móc có ở:
A. cây trầu không.
B. cây tầm gửi.
C. cây bần.
D. cây khoai mì.
-
Câu 3:
Từ 1 tế bào, sau khi phân chia, tạo ra 8 tế bào. Vậy tế bào đó đã phân chia bao nhiêu lần?
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 6 lần.
-
Câu 4:
Cây có rễ chùm là?
A. cây mận
B. cây mít
C. cây bắp.
D. cây me.
-
Câu 5:
Ở rễ, miền có chức năng bảo vệ cho đầu rễ là?
A. miền trưởng thành
B. miền sinh trưởng.
C. miền hút.
D. miền chóp rễ
-
Câu 6:
Nhóm thân leo bao gồm các dạng?
A. thân quấn, thân bò.
B. thân cỏ, thân cuốn.
C. tua cuốn, thân quấn.
D. thân cỏ, thân gỗ.
-
Câu 7:
Trong các loại thân cây, loại thân chậm dài nhất là?
A. thân gỗ.
B. thân leo.
C. thân cỏ.
D. thân bò.
-
Câu 8:
Cành mang hoa hoặc hoa trên cây được phát triển từ?
A. thân chính.
B. chồi ngọn.
C. chồi nách.
D. gốc rễ.
-
Câu 9:
Loại thân biến dạng để chứa chất dự trữ cho cây là?
A. thân mọng nước.
B. thân củ.
C. thân rễ.
D. thân củ và thân rễ.
-
Câu 10:
Rễ thở thường gặp ở những cây?
A. mọc ở vùng đồi núi
B. trồng trong chậu
C. ở nơi bị ngập nước
D. mọc trên đất.
-
Câu 11:
Để có tác dụng tốt, việc bấm ngọn ở cây trồng nên thực hiện vào lúc:
A. sau khi thu hoạch
B. khi cây vừa lớn.
C. sau khi cây ra hoa.
D. trước khi cây ra hoa.
-
Câu 12:
Sản phẩm của quá trình hô hấp ở cây xanh bao gồm năng lượng và:
A. tinh bột, khí ôxi.
B. khí cacbonic, ôxi.
C. khí cacbonic, hơi nước.
D. tinh bột, hơi nước.
-
Câu 13:
Loại nào sau đây là lá biến dạng?
A. lá sống đời
B. lá bắt mồi
C. lá lục bình
D. câu A và C đúng
-
Câu 14:
Loại nào sau đây là thân biến dạng?
A. củ khoai lang
B. củ hành
C. củ khoai tây
D. tất cả đều sai
-
Câu 15:
Nồng độ khí cacbônic trong tự nhiên thích hợp cho cây quang hợp là:
A. 0,2%
B. 0,02%
C. 0,3%
D. 0,03%
-
Câu 16:
Trong quá trình hô hấp, cây sử dụng khí ôxi để?
A. tổng hợp chất hữu cơ
B. phân giải chất hữu cơ
C. Hấp thụ chất hữu cơ
D. vận chuyển nước
-
Câu 17:
Tế bào lỗ khí chủ yếu tập trung ở đâu trên lá?
A. tế bào thịt lá trên
B. tế bào thịt lá dưới
C. tế bào biểu bì trên
D. tế bào biểu bì dưới
-
Câu 18:
Khi trồng các loại cây rau, người ta thường bấm ngọn nhằm mục đích?
A. làm tăng chồi non trên cây.
B. làm tăng số hoa trên cây.
C. làm giảm chồi lá trên cây.
D. làm giảm số hoa trên cây.
-
Câu 19:
Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ vì?
A. có mạch vận chuyển các chất.
B. gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
C. có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng.
D. có ruột chứa chất dự trữ.
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cây chuối và cây dừa đều là cây sống lâu năm.
B. Vòng đời của thực vật bắt đầu từ lúc nảy mầm đến khi chúng chết.
C. Thực vật gồm có 2 loại cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
D. Cây chỉ cần nước, các loại muối khoáng hòa tan và chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển
-
Câu 21:
Cấu trúc nào làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định?
A. Vách tế bào.
B. Màng sinh chất.
C. Lục lạp
D. Nhân
-
Câu 22:
Để nhận biết thực vật có hoa dựa vào đặc điểm?
A. Cơ quan sinh sản là hoa.
B. Vòng gỗ hàng năm.
C. Cơ quan sinh sản là noãn và hạt
D. Cơ quan sinh sản là rễ, thân, lá.
-
Câu 23:
Nhóm nào sau đây toàn là cây có hoa?
A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu
B. Cây bưởi, cây dương xỉ, cây cải.
C. Cây táo, cây mít, cây rêu
D. Cây dừa, cây rau bợ, cây bèo tây
-
Câu 24:
Cấu tạo trong của phiến lá gồm?
A. Thịt lá, ruột, vỏ
B. Biểu bì, thịt lá, gân lá, lỗ khí.
C. Bó mạch, gân chính, gân phụ
D. Biểu bì, thịt lá, gân lá.
-
Câu 25:
Thân to ra do đâu?
A. Do tầng phát sinh.
B. Cả vỏ và trụ giữa.
C. Do trụ giữa.
D. Do phần vỏ.
-
Câu 26:
Trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày vì?
A. Độ ẩm không khí tăng, quang hợp tăng.
B. Cây thiếu nước, dẫn đến quang hợp giảm.
C. Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến quang hợp.
D. Cây thiếu ánh sáng, dẫn đến quang hợp giảm.
-
Câu 27:
Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành:
A. Thân
B. Lá
C. Rễ
D. Hoa
-
Câu 28:
Cây hô hấp hút khí gì và nhả ra khí gì?
A. Hút khí cacbonic, nhả ra khí oxi
B. Hút khí cacbonic, khí oxi, nhả ra hơi nước.
C. Hút khí oxi, nhả ra khí cacbonic.
D. Hút hơi nước, nhả ra khí cacbonic, khí oxi.
-
Câu 29:
Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia?
A. Chỉ phần ngọn của cây
B. Tất cả các phần non có màu xanh.
C. Ở mô phân sinh
D. Tất cả các bộ phận của cây.
-
Câu 30:
Phần lớn nước do rễ hút vào cây đi đâu?
A. Chế tạo chất dinh dưỡng cho cây
B. Thoát ra môi trường ngoài qua lỗ khí ở lá
C. Được mạch gỗ vận chuyển đi nuôi cây
D. Được mạch rây vận chuyển đi nuôi cây.