Đề thi HK1 môn Sinh học 6 năm 2020
Trường THCS Phú Hòa
-
Câu 1:
Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào bao gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau và có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa?
A. Ruột
B. Bó mạch
C. Thịt vỏ
D. Biểu bì
-
Câu 2:
Thành phần nào dưới đây của miền hút ở rễ bao gồm những tế bào có vách mỏng?
1. Mạch gỗ
2. Mạch rây
3. RuộtA. 1, 2
B. 2, 3
C. 3, 1
D. 1, 2, 3
-
Câu 3:
Nếu cắt bỏ lông hút thì ngay lập tức, rễ cây sẽ mất đi khả năng nào dưới đây?
A. Vận chuyển các chất lên thân
B. Hút nước và muối khoáng
C. Tăng trưởng về chiều dài
D. Hô hấp
-
Câu 4:
Nếu cắt bỏ lông hút thì ngay lập tức, rễ cây sẽ mất đi khả năng nào dưới đây?
A. Vận chuyển các chất lên thân
B. Hút nước và muối khoáng
C. Tăng trưởng về chiều dài
D. Hô hấp
-
Câu 5:
Vì sao khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Vì khi đó rễ ở trạng thái trương nước, khiến cho quá trình hút nước ở rễ bị cản trở.
B. Vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng.
C. Vì khi đó lượng nước và muối khoáng dồi dào nên chúng tự thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt rễ, đồng thời lông hút sẽ bị tiêu biến do không còn giữ chức năng hút nước và muối khoáng.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
-
Câu 6:
Khả năng hút nước của rễ cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng
B. Giá thể sinh trưởng (các loại đất trồng, dung dịch dinh dưỡng khác nhau)
C. Điều kiện khí hậu, thời tiết
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 7:
Trong các thực vật sau đây, thực vật nào có rễ dài nhất?
A. Rau má
B. Xương rồng
C. Cỏ lạc đà.
D. Dừa nước
-
Câu 8:
Nhóm nào dưới đây gồm những tác nhân khiến cho nhu cầu nước của cây gia tăng?
A. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm cao
B. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm cao
C. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm thấp
D. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm thấp
-
Câu 9:
Giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
A. Giai đoạn cây sinh trưởng
B. Giai đoạn cây non
C. Giai đoạn cây già cỗi
D. Giai đoạn cây nảy mầm
-
Câu 10:
Miền hút là quan trọng nhất vì?
A. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
B. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất
C. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
D. Có ruột chứa chất dự trữ.
-
Câu 11:
Rễ có rễ cái đâm sâu vào trong đất từ đó mọc ra các rễ con, từ rễ con lại mọc ra các rễ bé hơn là rễ gì?
A. Rễ chùm
B. Rễ cọc
C. Rễ móc
D. Rễ thở
-
Câu 12:
Loại củ nào dưới đây không phải là biến dạng của rễ?
A. Củ đậu
B. Củ khoai lang
C. Củ lạc
D. Củ cà rốt
-
Câu 13:
Trong các loại rễ biến dạng, loại nào có ý nghĩa đối với đời sống con người nhất?
A. Rễ củ
B. Rễ móc
C. Giác mút
D. Rễ thở
-
Câu 14:
Trong các loại rễ biến dạng, loại nào có ý nghĩa đối với đời sống con người nhất?
A. Rễ củ
B. Rễ móc
C. Giác mút
D. Rễ thở
-
Câu 15:
Rễ thở có đặc điểm gì?
A. Rễ phình to
B. Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám
C. Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất
D. Rễ biến đổi thành giác mút đâm xâu vào thân và cành của cây khác
-
Câu 16:
Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
A. Chất dự trữ của củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa
B. Chất dinh dưỡng của củ bị giảm nhiều
C. Chất lượng và khối lượng củ đều giảm
D. Cả A, B, C
-
Câu 17:
Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
A. Chất dự trữ của củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa
B. Chất dinh dưỡng của củ bị giảm nhiều
C. Chất lượng và khối lượng củ đều giảm
D. Cả A, B, C
-
Câu 18:
Nhóm nào dưới đây gồm những cây thân gỗ?
A. Nhài, dâu tây, đậu đen, vừng.
B. Tre, mía, mao lương, xương rồng.
C. Chò, giáng hương, phi lao, xà cừ.
D. Ngô, chuối, dưa chuột, bằng lăng.
-
Câu 19:
Cây nào dưới đây không leo bằng thân quấn, cũng không leo bằng tua cuốn?
A. Đậu ván
B. Trầu không
C. Đậu Hà Lan
D. Mướp hương
-
Câu 20:
Thân cây bao gồm các bộ phận nào sau đây?
A. Thân chính, cành, chồi ngọn
B. Cành, chồi ngọn và chồi nách
C. Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách
D. Thân chính, cành, lá
-
Câu 21:
Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân thành những nhóm nào?
A. Thân quấn, tua cuốn, thân bò
B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
C. Thân đứng, thân leo, thân bò
D. Thân cứng, thân mềm, thân bò
-
Câu 22:
Cây nào dưới đây leo bằng thân quấn?
A. Cà chua
B. Mướp đắng
C. Gấc
D. Mồng tơi.
-
Câu 23:
Cây ngô thuộc loại thân gì?
A. Thân đứng
B. Thân gỗ
C. Thân cột
D. Thân cỏ
-
Câu 24:
Cây nào dưới đây vẫn có thể dài ra nếu bị cắt bỏ ngọn?
A. Cây chuối
B. Cây mít
C. Cây trúc
D. Cây khế
-
Câu 25:
Cây nào dưới đây có mô phân sinh gióng?
A. Vừng
B. Lạc
C. Lúa
D. Khoai lang
-
Câu 26:
Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào?
A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả.
B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả
C. Khi cây non được 1 tháng tuổi
D. Sau khi đã thu hoạch quả chín
-
Câu 27:
Thân dài ra do đâu?
A. Sự lớn lên và phân chia tế bào
B. Chồi ngọn
C. Mô phân sinh ngọn
D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
-
Câu 28:
Tại sao bấm ngọn, tỉa cành là một biện pháp chủ động để nâng cao năng suất cây trồng?
A. Để tập trug chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách
B. Tỉa cành xấu, cành sâu, tập trung chất dinh dưỡng vào các cành còn lại để các cành này phát triển
C. Đối với cây lấy gỗ, giúp cho cây mọc thẳng và cho gỗ tốt hơn
D. Cả ba phương án trên
-
Câu 29:
Những nhóm cây nào sau đây thân dài ra rất nhanh?
A. Mướp, đậu ván, ổi
B. Mướp, mồng tơi, bí.
C. Bạch đàn, nhãn, ổi
D. Chôm chôm, đu đủ, xoài
-
Câu 30:
Khi bấm ngọn cây sẽ như thế nào?
A. Phát triển chồi hoa
B. Phát triển nhiều chồi lá, tạo nhiều quả
C. Phát triển chiều cao
D. Cả A và B