Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ
-
Câu 1:
Hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là
A. phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
B. phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
C. phương pháp điền dã và phương pháp phỏng vấn.
D. phương pháp logic và phương pháp đồng đại.
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử?
A. Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng.
B. Chú trọng đến các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể.
C. Chỉ vạch ra khuynh hướng vận động của lịch sử.
D. Nhằm mục đích vạch ra bản chất của sự kiện, hiện tượng.
-
Câu 3:
Lịch sử là gì?
A. Là khoa học dự đoán về tương lai.
B. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
D. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
-
Câu 4:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.
-
Câu 5:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau: “…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. Sử học.
B. Lịch sử.
C. Tri thức lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử.
-
Câu 6:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?
A. Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.
B. Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.
C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 7:
Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây?
A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.
B. Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử.
C. Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử.
D. Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người.
-
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?
A. Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.
B. Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
C. Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh - diệt của Trái Đất.
D. Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người.
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học - công nghệ.
B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.
C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.
D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
A. Là nơi lưu giữ những tri thức lịch sử của xã hội loài người.
B. Là nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất trong nghiên cứu lịch sử.
C. Giúp nhà sử học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu về quá khứ.
D. Cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành?
A. Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.
B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng của quá khứ.
C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại và tương lai của con người.
D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
-
Câu 12:
Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì
A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.
B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.
C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.
D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.
-
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Cung cấp ý tưởng cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
B. Quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp chất liệu cốt lõi cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
D. Thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Đề xuất chiến lược phát triển cho ngành Sử học.
B. Giúp Sử học khôi phục quá khứ một cách đầy đủ.
C. Cung cấp tư liệu quý giá cho nghiên cứu lịch sử.
D. Góp phần thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.
-
Câu 15:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
-
Câu 16:
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.
D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.
-
Câu 17:
Nền văn minh cổ đại nào sau đây ra đời sớm nhất?
A. Văn minh Lưỡng Hà cổ đại.
B. Văn minh Hy Lạp cổ đại.
C. Văn minh Ai Cập cổ đại.
D. Văn minh Ấn Độ cổ đại.
-
Câu 18:
Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành ở những khu vực nào?
A. Đông Nam Á và châu Âu.
B. Đông Á và Đông Bắc châu Âu.
C. Tây Âu và Đông Bắc châu Á.
D. Đông Bắc châu Phi và Tây Á.
-
Câu 19:
Văn minh Phục hưng là nền văn minh tiêu biểu trong thời kì trung đại của khu vực nào?
A. Tây Âu.
B. Đông Á.
C. Bắc Phi.
D. Nam Âu.
-
Câu 20:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau: “...... là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.”
A. Văn vật.
B. Văn hiến.
C. Văn hóa.
D. Văn minh.
-
Câu 21:
Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai Cập cổ đại là
A. tục ướp xác.
B. tục hỏa táng.
C. tục mộc táng.
D. tục thủy táng.
-
Câu 22:
Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
A. Sông Ấn.
B. Sông Hằng.
C. Sông Ti-grơ.
D. Sông Nin.
-
Câu 23:
Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
A. Tây Âu.
B. Tây Nam Á.
C. Đông Bắc châu Phi.
D. Đông Bắc châu Á.
-
Câu 24:
Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là
A. các bộ lạc Su-mét.
B. các bộ lạc Li-bi.
C. các bộ tộc Ha-mít.
D. các bộ tộc A-rập.
-
Câu 25:
Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?
A. Lăng Ly Sơn.
B. Vạn Lý Trường Thành.
C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
D. Quảng trường Thiên An Môn.
-
Câu 26:
Bộ thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc là
A. Kinh Thi.
B. Sử ký.
C. Kinh Lễ.
D. Kinh Xuân Thu.
-
Câu 27:
Người sáng lập học phái Nho gia là
A. Mạnh Tử.
B. Tuân Tử.
C. Lão Tử.
D. Khổng Tử.
-
Câu 28:
Tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Trung Quốc?
A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Đạo giáo.
D. Hin-đu giáo.
-
Câu 29:
Người sáng lập đạo Phật là
A. Bra-ma.
B. A-sô-ca.
C. Bim-bi-sa-ra.
D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
-
Câu 30:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin-đu giáo?
A. Chỉ thờ thần Si-va và thần Vis-nu.
B. Chỉ thờ ba thần Bra-ma, Si-va và Vis-nu.
C. Chủ yếu thờ ba thần Bra-ma, Vis-nu và Si-va.
D. Chỉ thờ bốn thần Bra-ma, Si-va, Vis-nu và Inđra.
-
Câu 31:
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
A. Sông Ấn và sông Hằng.
B. Sông Nin và sông Ấn.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.
-
Câu 32:
Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là
A. người Ha-ráp-pa.
B. người A-ri-a.
C. người Hung Nô.
D. người Đra-vi-đi-an.
-
Câu 33:
Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là
A. I-li-át và Ô-đi-xê.
B. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.
C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la.
D. Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na.
-
Câu 34:
Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?
A. Đông Bắc châu phi.
B. Địa Trung Hải.
C. Đông Bắc châu Á.
D. Đông Nam Á.
-
Câu 35:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. có nhiều cảng biển.
B. giàu có khoáng sản.
C. nhiều đồng cỏ lớn.
D. đất đai màu mỡ.
-
Câu 36:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?
A. Chủ yếu là người La-tinh.
B. Đa dạng về tộc người.
C. Chủ yếu là người Hê-len.
D. Chỉ có một tộc người duy nhất.
-
Câu 37:
Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A. Phran-xít Bây-cơn.
B. Mi-ken-lăng-giơ.
C. Đan-tê A-li-ghê-ri.
D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
-
Câu 38:
Một trong những nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại là
A. đề cao Cơ Đốc giáo và Giáo hoàng.
B. đề cao con người và quyền tự do cá nhân.
C. ủng hộ sự tồn tại của chế độ phong kiến.
D. ủng hộ triết học kinh việc của Giáo hội.
-
Câu 39:
Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
B. mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển.
C. củng cố quyền lực của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
D. đưa giai cấp tư sản Tây Âu lên nắm chính quyền.
-
Câu 40:
Phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
B. Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được đề cao.
D. Giai cấp tư sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước châu Âu.