Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 Cánh diều năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
-
Câu 1:
Cầu Hiền Lương bắc qua sông bên Hải là tư liệu gì?
A. Tư liệu thành văn
B. Tư liệu truyền miệng
C. Tư liệu hiện vật
D. Tư liệu kĩ thuật đa phương tiện
-
Câu 2:
Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm mấy nguồn sử liệu cơ bản?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
-
Câu 3:
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành mấy loại?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
-
Câu 4:
“Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”. Đây là câu nói của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Võ Nguyên Giáp
C. Lương Văn Can
D. Phan Bội Châu
-
Câu 5:
“Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”. Đây là câu nói của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Võ Nguyên Giáp
C. Giooc-giơ Ô-oen
D. Lê-nin
-
Câu 6:
Một trong những cuộc thi nổi tiếng trong khuôn khổ dự án của Ủy ban Văn hóa thông tin Asean (COCI) là gì?
A. Tìm hiểu về ASEAN.
B. Theo dòng lịch sử.
C. ASEAN trong tôi.
D. Việt Nam và ASEAN.
-
Câu 7:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy cảu cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”?
A. C. Mác
B. Ph. Ăng-ghen
C. I. Lê-nin
D. Xi-xê-rông
-
Câu 8:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng của tâm hồn”?
A. Xi-xê-rông
B. Lo Ác-tơn
C. Ph. Ăng-ghen
D. I. Lê-nin
-
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về vai trò của tri thức lịch sử?
A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
-
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.
B. Giúp con người thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
D. Dự báo chính xác về thời cơ, nguy cơ trong tương lai.
-
Câu 11:
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, thành tựu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc
A. dự đoán, dự báo tương lai.
B. tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
C. xác định đối tượng nghiên cứu.
D. xác định phương pháp nghiên cứu.
-
Câu 12:
Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách
A. tiến bộ, khách quan và trung thực hơn.
B. phiến diện, khách quan và tiến bộ hơn.
C. toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.
D. chủ quan, tiến bộ và chính xác hơn.
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ hai chiều.
B. Tồn tại biệt lập, không có sự giao thoa với nhau.
C. Sử học chi phối các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
D. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn chi phối sử học.
-
Câu 14:
Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO công nhận thành phố Chi-chen I-ít-da (Tây Ban Nha) là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm nào?
A. Năm 1996
B. Năm 1997
C. Năm 1998
D. Năm 1999
-
Câu 15:
Tổ chức UNESCO công nhận Khu du tích Hoàng thành Thăng Long (Việt Nam) là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm nào?
A. 2010
B. 2009
C. 2008
D. 2007
-
Câu 16:
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (2006), ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam có bao nhiêu lĩnh vực chủ chốt?
A. 10 lĩnh vực.
B. 11 lĩnh vực.
C. 12 lĩnh vực.
D. 13 lĩnh vực.
-
Câu 17:
Ngành nào sau đây không thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Truyền hình và phát thanh.
B. Tư vấn tài chính.
C. Thủ công mĩ nghệ.
D. Nghệ thuật biểu diễn.
-
Câu 18:
Ngành nghề nào dưới đây thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Điện ảnh.
B. Y dược.
C. Cơ khí.
D. Cơ điện tử.
-
Câu 19:
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới năm 2019 tỉ lệ đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa đối với tổng doanh thu toàn cầu là?
A. 4,04%
B. 5,05%
C. 6,06%
D. 7,07%
-
Câu 20:
Bộ phim nào dưới đây được lấy cảm hứng từ lịch sử?
A. Hành trình công lý (đạo diễn: Nguyễn Mai Hiền).
B. Hương vị tình thân (đạo diễn: Nguyễn Danh Dũng).
C. Mùa lá rụng (đạo diễn: Quốc Trọng).
D. Phượng khấu (đạo diễn: Huỳnh Tuấn Anh).
-
Câu 21:
So với văn hóa, văn minh có điểm gì khác biệt?
A. Xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.
B. Được nhận diện bởi các tiêu chuẩn: nhà nước, chữ viết, đô thị,…
C. Chỉ bao gồm các giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
D. Ra đời trước, văn minh là nền tảng phát triển của văn hóa.
-
Câu 22:
Thông thường, con người tiến vào thời đại văn minh khi xuất hiện
A. những mầm mống của tôn giáo nguyên thủy.
B. phương thức kinh tế: săn bắt - hái lượm.
C. nhà nước và chữ viết.
D. công cụ lao động bằng đá.
-
Câu 23:
Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ IV TCN.
B. Thiên niên kỉ V TCN.
C. Thiên niên kỉ VI TCN.
D. Thiên niên kỉ VII TCN.
-
Câu 24:
Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành ở đâu?
A. Bắc Á và Đông Nam Á.
B. Đông Bắc châu Phi và Đông Nam Á.
C. Nam Á và Đông Á.
D. Khu vực Tây Âu.
-
Câu 25:
Thời cổ đại, ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là
A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, Ấn Độ.
B. La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà.
C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Trung Quốc.
-
Câu 26:
Nền văn minh Ai Cập cổ hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông nào?
A. Sông Nin.
B. Sông Ti-grơ.
C. Sông Ơ-phrát.
D. sông Hằng.
-
Câu 27:
Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
A. Đông Bắc châu Phi.
B. Nam Á.
C. Tây Á.
D. Đông Bắc châu Á.
-
Câu 28:
Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào thời gian nào?
A. Khoảng năm 3200 TCN.
B. Khoảng năm 2200 TCN.
C. Khoảng năm 1200 TCN.
D. Khoảng năm 200 TCN.
-
Câu 29:
Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, vị thần nào đại diện cho cái chết và sự phục sinh?
A. Thần Ra.
B. Thần Thót.
C. Thần A-nu-bít.
D. Thần Ơ-di-rít.
-
Câu 30:
Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trời có tên là
A. Thần Ra.
B. Thần Thót.
C. Thần A-nu-bít.
D. Thần Ơ-di-rít.
-
Câu 31:
Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Vườn treo Ba-bi-lon.
D. Tượng nữ thần tự do.
-
Câu 32:
“Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”, là câu nói của ai?
A. Ác-si-mét.
B. Ta-lét.
C. Tu-xi-đít.
D. A-ri-xtốt.
-
Câu 33:
Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng các kí tự thuộc hệ thống chữ viết nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ hình nêm.
D. Chữ La-tinh.
-
Câu 34:
Người Hy Lạp và người La Mã sáng tạo ra loại lịch nào?
A. Âm lịch.
B. Dương lịch.
C. Phật lịch.
D. Lịch vạn sự.
-
Câu 35:
Hai bộ sử thi nổi tiếng của cư dân Hy Lạp cổ đại là
A. I-li-át và Ô-đi-xê.
B. Đăm săn và Gin-ga-mét.
C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
D. Ram-ma Khiên và Riêm-kê.
-
Câu 36:
Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
A. Động điện.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Ô tô, máy bay.
D. Máy điện tín.
-
Câu 37:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tăng năng suất lao động, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
B. Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.
C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh hậu công nghiệp.
-
Câu 38:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
B. Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, giao thông vận tải.
C. Tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
D. Đưa con người bước sang nền văn minh thông tin.
-
Câu 39:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?
A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.
C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.
-
Câu 40:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa?
A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.
C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.