Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2022-2023
Trường THPT Ngô Gia Tự
-
Câu 1:
Anilin có công thức là
A. C6H5-NH2.
B. CH3NH2.
C. NH2-CH2-COOH.
D. NH2-CH(CH3)-COOH.
-
Câu 2:
Chất nào sau đây thuộc loại chất béo?
A. Natri oleat.
B. Tristearin.
C. Etyl axetat.
D. Metyl fomat.
-
Câu 3:
Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + FeSO4 → Fe + CuSO4.
B. Mg + Cl2 → MgCl2.
C. Mg + CuSO4 → Cu + MgSO4.
D. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3.
-
Câu 4:
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+.
B. Zn2+.
C. Ag+.
D. Cu2+.
-
Câu 5:
Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe.
B. Cu.
C. Na.
D. Ag.
-
Câu 6:
Polietilen (PE) được sử dụng làm chất dẻo. PE được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH-CI.
B. CH2=CH-CN.
C. CH2=CH-CH3.
D. CH2=CH2.
-
Câu 7:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Hg.
B. Ag.
C. W.
D. Fe.
-
Câu 8:
Công thức phân tử của etyl fomat là
A. C4H8O2.
B. C3H4O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
-
Câu 9:
Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
A. C2H5NH2.
B. CH3COOC2H5.
C. NH2CH2COOH.
D. HCOONH4.
-
Câu 10:
Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?
A. Al.
B. Cu.
C. Zn.
D. Mg.
-
Câu 11:
Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 12:
Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là
A. (2) và (4).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (2).
-
Câu 14:
Để trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N.
B. CH5N.
C. C2H5N.
D. C2H7N.
-
Câu 15:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 2 mol Ala. Phân tử khối của X là
A. 331.
B. 349.
C. 335.
D. 326.
-
Câu 16:
Thuỷ phân 13,2 gam etyl axetat bằng 300 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 12,30.
B. 12,84.
C. 15,60.
D. 4,92.
-
Câu 17:
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Khi thủy phân CH3COOCH=CH2 bằng dung dịch NaOH thu được muối và ancol tương ứng.
B. Muối natri stearat không thể dùng để sản xuất xà phòng.
C. Vinyl axetat, metyl metacrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
-
Câu 18:
Trong các kim loại sau đây, kim loại nào dẻo nhất?
A. Sn.
B. Au.
C. Cu
D. Al.
-
Câu 19:
Trong các kim loại: Na, Ca, Fe và Cu, số kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 20:
Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 2,24.
-
Câu 21:
Phân tử khối của peptit Ala-Ala-Ala là
A. 249.
B. 189.
C. 267.
D. 231.
-
Câu 22:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin.
B. Axit glutamic.
C. Etylamin.
D. Alanin.
-
Câu 23:
Thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ, thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 5,4.
C. 32,4.
D. 21,6.
-
Câu 24:
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III) sau khi phản ứng kết thúc?
A. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
C. Cho Fe vào dung dịch HCl dư.
D. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.
-
Câu 25:
Lên men m gam tinh bột để sản xuất ancol etylic (hiệu suất cả quá trình là 80%). Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40,50.
B. 25,92.
C. 45,00.
D. 28,80.
-
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, saccarozơ được chuyển hóa thành glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
(b) Phân tử Val-Ala có 8 nguyên tử cacbon.
(c) Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
(d) Dung dịch anbumin phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(e) Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 27:
Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol chất béo X thu được glixerol và hỗn hợp muối gồm 30,6 gam C17H35COONa và 60,8 gam C17H33COONa. Cho 17,72 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch nước brom, số mol brom tối đa phản ứng là
A. 0,02.
B. 0,20.
C. 0,40.
D. 0,04.
-
Câu 28:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu và FeS vào dung dịch chứa 0,32 mol H2SO4 (đặc), đun nóng, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ gồm các muối trung hòa) và 0,24 mol SO2 (là chất khí duy nhất). Cho 0,25 mol NaOH phản ứng hết với dung dịch Y, thu được 7,63 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,61.
B. 4,66.
C. 5,44.
D. 5,34.
-
Câu 29:
Thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X trong dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được 8,2 gam muối và 4,6 gam ancol etylic. Giá trị của m là
A. 12,80.
B. 8,80.
C. 7,40.
D. 7,20.
-
Câu 30:
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl2, Cu(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 31:
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh.
D. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
-
Câu 32:
Cho 3,36 gam bột sắt vào 300 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 0,96.
B. 5,76.
C. 3,48.
D. 2,52.
-
Câu 33:
Cho 39 gam kim loại Kali vào 362 gam nước thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X là
A. 10,00%.
B. 14,00%.
C. 9,75%.
D. 13,96%.
-
Câu 34:
Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,8.
B. 20,8.
C. 18,6.
D. 20,6.
-
Câu 35:
Cho 19,5 gam hỗn hợp X gồm glyxin và etylamin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,0M. Mặt khác, nếu cho 19,5 gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,0M, thu được m gam muối. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 300 và 23,90.
B. 200 và 26,80.
C. 200 và 23,15.
D. 300 và 30,45.
-
Câu 36:
Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 5% và 2 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Tiếp tục nhỏ 2 ml dung dịch chất X nồng độ 1% vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. X không thể là
A. glucozơ.
B. fructozơ.
C. saccarozơ.
D. metanol.
-
Câu 37:
Cho 15,2 gam hỗn hợp bột Mg và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là
A. 6,4 gam
B. 12,8 gam.
C. 9,6 gam.
D. 4,8 gam.
-
Câu 38:
Đốt cháy 5,64 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 25,52 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 12,544 lít.
B. 4,928 lít.
C. 6,272 lít.
D. 3,136 lít.
-
Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) thu được 4,48 lít khí CO2. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 44,30%.
B. 74,50%.
C. 60,40%
D. 50,34%.
-
Câu 40:
Một α-amino axit X (trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Cho 21,36 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 26,64 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-CH(C2H5)-COOH.
B. H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH.
D. H2N-(CH2)2-COOH.