Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2022-2023
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là
A. Dung dịch Na2CO3 và Na.
B. quỳ tím và dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng.
C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3.
D. Quỳ tím và Na.
-
Câu 2:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Ở bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
C. Ở bước 3, glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
D. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề nhau.
-
Câu 3:
Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?
A. Tơ visco.
B. Poli(vinyl clorua).
C. Polietilen.
D. Xenlulozơ.
-
Câu 4:
Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. etan, etilen, toluen
B. propilen, stiren, vinyl clorua
C. propan, etilen, stiren
D. stiren, clobenzen, isopren
-
Câu 5:
Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
A. C2H3COONa.
B. HCOONa.
C. C17H33COONa.
D. C17H35COONa.
-
Câu 6:
Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?
A. Phản ứng tráng gương glucozơ.
B. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, to)
C. Cho glucozơ cháy hoàn toàn trong oxi dư.
D. Cho glucozơ tác dụng với nước brôm.
-
Câu 7:
Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là
A. 12
B. 6
C. 5
D. 10
-
Câu 8:
Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.
B. 0,01M.
C. 0,02M.
D. 0,10 M.
-
Câu 9:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polipropilen.
B. Poli(hexametylen- ađipamit).
C. Poli(metyl metacrylat).
D. Polietilen.
-
Câu 10:
Este X chứa vòng benzen có công thức phân từ là C8H8O2. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 11:
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn dược 10,8 gam Ag. Giá trị của m là?
A. 16,2 gam
B. 9 gam
C. 18 gam
D. 10,8 gam
-
Câu 12:
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Saccarozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Fructozơ
D. Glucozơ.
-
Câu 13:
Cho các chất sau: CH3NH2, CH3NHCH3, (CH3)3N, CH3CH2NH2. Số chất thuộc loại amin bậc I?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở thu được 4,48 lít CO2 và 4,95 gam nước. Công thức phân tử của amin X là:
A. C4H11N
B. CH5N.
C. C3H9N.
D. C2H7N.
-
Câu 15:
Thuốc thử để nhận biết tinh bột là
A. I2
B. Cu(OH)2
C. AgNO3/NH3
D. Br2
-
Câu 16:
Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam.
B. 300 gam.
C. 360 gam
D. 270 gam
-
Câu 17:
Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 là
A. Etylmetylamin.
B. Metyletanamin.
C. N-metyletylamin.
D. Metyletylamin.
-
Câu 18:
Cho 7,35 gam axit glutamic phản ứng với 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 250 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 16,64.
B. 19,04
C. 17,74.
D. 18,14.
-
Câu 19:
Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH
B. CH3CHO
C. CH3NH2
D. H2NCH2COOH
-
Câu 20:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 127,5 gam
B. 118,5 gam
C. 237,0 gam
D. 109,5 gam
-
Câu 21:
Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng hợp.
B. thủy phân.
C. xà phòng hoá.
D. trùng ngưng.
-
Câu 22:
Để loại bỏ sắt bám trên một tấm kim loại bằng bạc có thể dùng dung dịch
A. CuSO4 dư
B. FeSO4 dư.
C. FeCl3 dư.
D. ZnSO4 dư.
-
Câu 23:
Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ?
A. Na
B. Zn
C. Sn
D. Cu
-
Câu 24:
Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu
B. Mg, Fe, Cu,
C. MgO, Fe3O4 Cu,
D. Mg, FeO, Cu.
-
Câu 25:
Phương pháp điều chế kim loại kiềm là
A. khử oxit bằng khí CO.
B. điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hiđroxit của chúng.
C. điện phân dung dịch muối halogen.
D. cho Al tác dụng với dung dịch muối.
-
Câu 26:
Điện phân nóng chảy 23,4g muối clorua của 1 kim loại kiềm R thu được 4,48 lít khí (đktc) ở anot. R là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
-
Câu 27:
Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 32,25
B. 55,6
C. 53,775
D. 61
-
Câu 28:
Cho các polime: polyisopren, tinh bột, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Thủy phân đến cùng protein thu được
A. glucozơ.
B. aminoaxit.
C. axit béo.
D. chất béo.
-
Câu 30:
Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazơ mạnh nhất là
A. C6H5NH2.
B. CH3CH2NH2.
C. H2NCH2COOH.
D. NH3.
-
Câu 31:
Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do
A. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.
B. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.
C. Có sự dùng chung các cặp electron.
D. Lực hút Vanđevan giữa các tinh thể kim loại.
-
Câu 32:
Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là
A. 4,90 gam
B. 5,71 gam
C. 5,15 gam
D. 5,13 gam
-
Câu 33:
Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 13,44
B. 8,96
C. 4,48
D. 6,72
-
Câu 34:
Chất có phản ứng màu biure là
A. saccarozơ
B. anbumin (protein)
C. tinh bột
D. chất béo
-
Câu 35:
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nỗi lên là do
A. phản ứng thủy phân của protein.
B. phản ứng màu của protein,
C. sự đông tụ của lipit.
D. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
-
Câu 36:
Nhóm kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Fe, Cr, Al.
B. Cr, Pb, Mn.
C. Al, Ag, Pb.
D. Ag, Pt, Au.
-
Câu 37:
Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A. 16,2 gam.
B. 22,0 gam.
C. 19,8 gam.
D. 23,8 gam.
-
Câu 38:
Đun 180 gam dung dịch glucozơ 10% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc tối đa thu được là bao nhiêu?
A. 21,6 gam.
B. 10,8 gam.
C. 216 gam.
D. 108 gam.
-
Câu 39:
Cho 9,92 gam metylamin tác dụng với dung dịch HCl dư, khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
A. 21,24 gam.
B. 21,60 gam.
C. 20,25 gam.
D. 21,28 gam.
-
Câu 40:
Lòng trắng trứng là chất dịch không màu hoặc màu trắng ngà bên trong một quả trứng (trứng gà, trứng vịt). Lòng trắng trứng là nguồn thực phẩm giàu protein, bị đông tụ khi đun nóng hoặc tác dụng với axit, bazơ và một số muối. Lòng trắng trứng chứa loại protein nào sau đây?
A. abumin
B. fibroin
C. hemoglobin
D. plasma