Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Trung Thiên
-
Câu 1:
Công thức đã viết đúng Este của glixerol với axit cacboxylic (RCOOH)
(1) (RCOO)3C3H5
(2) (RCOO)2C3H5(OH)
(3) RCOOC3H5(OH)2
(4) (ROOC)2C3H5(OH)
(5) C3H5(COOR)3.
A. (1), (4).
B. (5).
C. (1), (5), (4).
D. (1), (2), (3).
-
Câu 2:
Số công thức cấu tạo của este đơn chức, mạch hở của X biết oxi chiếm 36,36% khối lượng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 3:
Bao nhiêu đồng phân este của công thức C3H6O2 bên dưới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Đâu không là este trong tổng 4 chất bên dưới?
A. HCOOC2H5.
B. C2H5CHO.
C. CH3COOCH = CH2.
D. CH2(CH2-COO-C2H5)-COO-CH3
-
Câu 5:
Phương pháp làm sạch dầu ăn dính quần áo ?
A. Nhỏ vài giọt cồn vào vết dầu ăn
B. Giặt bằng nước
C. Giặt bằng xăng
D. Giặt bằng xà phòng
-
Câu 6:
Mùi ôi của dầu mỡ là do chất nào?
A. Ancol.
B. Hiđrocacbon thơm.
C. Este.
D. Andehit.
-
Câu 7:
Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 8:
Thủy phân trieste X thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm RCOOH và R’COOH. Có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
-
Câu 9:
Thủy phân trieste X thu được glixerol và hỗn hợp ba muối gồm RCOONa, R’COONa và R’’COONa. Có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ?
A. 3
B. 6
C. 9
D. 18
-
Câu 10:
Xà phòng hóa chất béo X, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối là natriolat, natri panmitat có tỉ lệ mol 1:2. Hãy cho biết chất X có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 11:
Tại sao không dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng?
A. Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. Vì gây hại cho da tay.
C. Vì gây ô nhiễm môi trường.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 12:
Khi đốt cháy a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2, thu được 39 gam este no. Đun nóng m1 gam M với 0,7 mol NaOH, cô cạn thu được bao nhiêu gam chất rắn.
A. 57,2.
B. 52,6.
C. 53,2.
D. 42,6.
-
Câu 13:
Tìm số H trong X biết đốt cháy triglixerit X thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Còn nếu thủy phân X thu được hỗn hợp glicerol, axit oleic, axit stearic.
A. 106
B. 102
C. 108
D. 104
-
Câu 14:
Tính m muối thu được khi cho 26,58 g chất béo tác dụng vừa đủ NaOH biết đốt cháy 17,72 g chất béo cần 1,61 mol O2 thu được CO2 và 1,06 mol H2O.
A. 27,42 g
B. 18,56g
C. 27,14g
D. 18,28g
-
Câu 15:
Tính m muối tạo thành khi cho 26,58g triglixerit X tác dụng với NaOH biết đốt cháy m gam X cần dùng 1,61 mol O2 , thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O.
A. 18,28 gam.
B. 27,14 gam.
C. 27,42 gam.
D. 25,02 gam.
-
Câu 16:
Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?
A. Sản xuất rượu etylic.
B. Tráng gương, tráng ruột phích
C. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
D. Thuốc tăng lực trong y tế.
-
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).
Số câu phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 6
D. 2
-
Câu 18:
Đun 10 ml dung dịch glucozơ với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được lượng Ag đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4g Cu tác dụng hết với dung dịch AgNO3.Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là:
A. 1M
B. 2M
C. 5M
D. 10M
-
Câu 19:
Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X có phản ứng tráng gương và hoà tan dược Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. X là chất nào cho dưới đây?
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
-
Câu 20:
Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27g Ag
- Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml).
Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là:
A. 12,375ml
B. 13,375ml
C. 14,375 ml
D. 24,735 ml
-
Câu 21:
Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là gì?
A. tinh bột.
B. mantozơ.
C. xenlulozơ.
D. saccarozơ
-
Câu 22:
Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. anđehit fomic.
B. saccarozơ.
C. glucozơ.
D. axetilen.
-
Câu 23:
Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.
B. 0,10M.
C. 0,01M.
D. 0,02M.
-
Câu 24:
Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ.
A. 2,16 gam
B. 10,80 gam
C. 5,40 gam
D. 21,60 gam
-
Câu 25:
Xác định A biết khi cho 8,55 gam cacbohidrat A tác dụng với dung dịch HCl, rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 hình thành 10,8 gam Ag kết tủa?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ
-
Câu 26:
Tính khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân để thu được 162 gam glucozơ?
A. 307,8 g.
B. 412,2 g.
C. 421,4 g.
D. 370,8 g.
-
Câu 27:
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng nào sau đây?
A. hòa tan Cu(OH)2.
B. trùng ngưng.
C. tráng gương.
D. thủy phân.
-
Câu 28:
Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
A. 51,84
B. 32,40.
C. 58,32.
D. 58,82
-
Câu 29:
Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tráng bạc, phản ứng hoàn toàn sinh ra 32,4 gam bạc. Giá trị của m là
A. 108 gam.
B. 135 gam.
C. 54 gam.
D. 270 gam.
-
Câu 30:
Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là
A. 21,6g.
B. 10,8g.
C. 32,4g.
D. 16,2g.
-
Câu 31:
Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 85%. Khối lượng ancol thu được là?
A. 458,58 kg
B. 485,85 kg
C. 398,8 kg
D. 389,79 kg
-
Câu 32:
Tìm cacbohidrat (Z) thõa mãn chuyển hóa: (Z) -Cu(OH)2/NaOH→ dung dịch xanh lam -to→ kết tủa đỏ gạch?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Fructozơ.
D. Cả A và C đều đúng.
-
Câu 33:
Thực nghiệm nào trong 4 thực nghiệm không phù hợp với cấu trúc của glucozơ?
A. Khử hoàn toàn tạo n-hexan
B. Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
D. Tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraxetat.
-
Câu 34:
Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở đâu?
A. Phản ứng thủy phân.
B. Độ tan trong nước.
C. Thành phần phân tử.
D. Cấu trúc mạch phân tử.
-
Câu 35:
Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là
A. cao su buna-S.
B. cao su buna-N.
C. cao su buna.
D. cao su lưu hóa.
-
Câu 36:
Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thể kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu sản xuất cao su thiên nhiên. Mắt xích của cao su thiên nhiên được viết thu gọn là
A. C4H8.
B. C5H8.
C. C5H10.
D. C4H6.
-
Câu 37:
Cho 4 phát biểu sau, hãy tính tổng bao nhiêu phát biểu đúng?
(a) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit: Gly, Ala.
(d) Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây không đúng về các amin, protein?
A. Ala–Gly và Gly–Ala là hai đipeptit khác nhau.
B. Trong môi trường kiềm, protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
C. Hầu hết các enzim đều có bản chất là protein.
D. Các protein ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch keo.
-
Câu 39:
Có bao nhiêu đp thõa mãn biết ta đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối RNH3Cl.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Cho 6,6 gam Gly-Gly phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,7.
B. 13,7
C. 10,6.
D. 14,6.