Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2022-2023
Trường THPT Lương Thế Vinh
-
Câu 1:
Việc cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ của công dân nhằm mục đích gì?
A. buộc mọi công dân luôn tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông.
B. buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái luật.
C. buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt.
D. buộc họ phải khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
-
Câu 2:
Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?
A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
B. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. tịch thu tang vật, phương tiện.
D. phạt tiền, cảnh cáo.
-
Câu 3:
H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nichname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật gì?
A. hình sự.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
-
Câu 4:
Đâu là hành vi vi phạm pháp luật hình sự?
A. Ông H buộc phải tháo dỡ công trình vì xây dựng trái phép.
B. Lê Văn L bị phạt 18 năm tù vì tội giết người, cướp của.
C. Ông N bị phạt tiền vì tội vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
D. Công ty X thải chất thải chưa được xử lý ra môi trường biển.
-
Câu 5:
Hành vi buôn bán hàng giả với số lượng hàng hóa tương đương với giá trị của hàng thật lên đến 10 triệu đồng là loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm pháp luật hành chính.
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 6:
Cảnh sát giao thông phạt hai anh em A và B lái xe đạp điện đi ngược đường một chiều. Bạn A 16 tuổi, B 10 tuổi, theo em 2 bạn vi phạm vào pháp luật nào?
A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự
D. Kỉ luật.
-
Câu 7:
Ông A bán thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc cho nhiều người. Việc làm của ông đã vi phạm luật gì?
A. an toàn thực phẩm.
B. bảo vệ người tiêu dùng.
C. chống hành giả.
D. hành chính.
-
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây thuộc vi phạm hành chính?
A. Công ty A nộp thuế muộn so với thời gian quy định.
B. Bà C không thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà.
C. Anh H tuyên truyền chống phá Nhà nước.
D. Anh B không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong cơ quan.
-
Câu 9:
Nếu tình cờ phát hiện kẻ trộm vào nhà hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất?
A. Lờ đi, coi như không biết để tránh rắc rối cho mình.
B. Bí mật theo dõi và khi thấy quả tang thì sẽ hô to lên.
C. Báo ngay cho bố mẹ, người lớn hoặc những người có trách nhiệm.
D. Tìm cách vào nhà để ngăn cản tên trộm.
-
Câu 10:
Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường.
B. Nghỉ việc không xin phép.
C. Vay tiền dây dưa không trả.
D. Xây nhà trái phép.
-
Câu 11:
Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí ____.
A. nặng hơn nhân viên.
B. như nhân viên.
C. nhẹ hơn nhân viên.
D. có thể khác nhau.
-
Câu 12:
Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Anh A bị phạt tiền vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
B. Anh B đua xe trái phép nhưng không bị phạt vì có bố là Chủ tịch tỉnh.
C. Ông C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô.
D. Học sinh A 17 tuổi bị đi tù vì tội cướp giật tài sản.
-
Câu 13:
Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về quyền?
A. Bạn A có bố làm trong ngành Công an nên đã được cộng điểm ưu tiên khi thi và ngành.
B. Bạn G là người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng điểm khi thi vào đại học.
C. Bạn T là dân tộc kinh nên không được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, trọ khi đi học.
D. Bạn S là con của chủ tịch tỉnh nên không phải thi tuyển vào 10.
-
Câu 14:
Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí các bạn khác thì không.
B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không.
C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty.
D. A trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên.
-
Câu 15:
Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện.
B. Mức phạt của M cao hơn bạn N.
C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.
D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.
-
Câu 16:
Cho tình huống sau: Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều 19 tuổi đã bị công an xã A bắt tại chỗ vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và Lâm. Huy là cháu của ông chủ tịch xã A nên không bị xử phạt, chỉ bị công an xã A nhắc nhở rồi cho về. Em có nhận xét gì về các trường hợp của Hùng, Huy, Tuấn và Lâm?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. Không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.
D. Bình đẳng về quyền của công dân.
-
Câu 17:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là gì?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ ,chồng và giữa các thành viên trong gia đình.
B. Bình đẳng về quyền.
C. Tất cả các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như nhau.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ.
-
Câu 18:
Theo em đáp án nào đúng nhất về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?
A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng.
B. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
C. Vợ chồng bình đẳng.
D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
-
Câu 19:
Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
-
Câu 20:
Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?
A. Có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ nhau.
B. Không phân biệt đối xử giữa các con.
C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
D. Có quyền ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú.
-
Câu 21:
Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện được điều gì?
A. giúp chị M bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
B. giúp chị M bảo vệ được việc làm của mình.
C. gây ra rắc rối cho công ty N.
D. bảo vệ hoạt động cho công ty N.
-
Câu 22:
"...Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra..." (Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.698) đã thể hiện bản chất gì của pháp luật?
A. Giai cấp.
B. Chính trị.
C. Xã hội.
D. Văn hóa.
-
Câu 23:
K điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
A. Giáo dục chung.
B. Răn đe người khác.
C. Tổ chức xã hội.
D. Quản lí xã hội.
-
Câu 24:
Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.
-
Câu 25:
Anh H bị đình chỉ công tác vì đã kí và đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho B khi biết rõ B chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện điều gì?
A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.
C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
D. tính chính xác của pháp luật.
-
Câu 26:
Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội” nhận định này xuất phát từ đâu?
A. bản chất của pháp luật.
B. đặc trưng của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật.
D. chức năng cuả pháp luật.
-
Câu 27:
Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng qui định. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử dụng vai trò nào của pháp luật?
A. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Quản lí xã hội.
C. Thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Tổ chức xã hội.
-
Câu 28:
Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh Đ (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
B. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
-
Câu 29:
Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính bắt buộc chung.
-
Câu 30:
A lừa B chiếm đoạt một số tiền lớn và đe dọa nếu để người khác biết sẽ thanh toán B. Trong trường hợp này, theo em B phải làm gì để bảo vệ mình?
A. Im lặng là tốt nhất, của đi thay người.
B. Tâm sự với bạn bè nhờ giúp đỡ.
C. Đăng lên mạng xã hội xem ai dám làm gì mình.
D. Cung cấp chứng cứ và nhờ công an can thiệp.
-
Câu 31:
Ông A đã đưa hối lộ cho anh B (cán bộ hải quan) để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi kể lại với vợ của K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức?
A. A và B.
B. K và A.
C. K, A, và B.
D. B và K.
-
Câu 32:
Hoàn thành nội dung sau: Bình đẳng giữa các dân tộc được _________.
A. Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
B. Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.
C. Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển.
D. Duy trì và tạo điều kiện phát triển.
-
Câu 33:
Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Công dân các dân tộc đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng của nhà nước.
D. Công dân các dân tộc đa số mới có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
-
Câu 34:
Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
A. Công dân các dân tộc được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu.
B. Công dân các dân tộc thiểu số và đa số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do kinh doanh ở các tỉnh miền núi.
D. Công dân thuộc các dân tộc khi kinh doanh đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
-
Câu 35:
Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là các dân tộc đều được ________.
A. Nhà nước chú trọng phát triển giáo dục.
B. Nhà nước chú trọng phát triển giáo dục.
C. bình đẳng hưởng một nền giáo dục chung.
D. thực hiện cùng một nền giáo dục.
-
Câu 36:
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước _______.
A. bảo bọc.
B. bảo hộ.
C. bảo đảm.
D. bảo vệ.
-
Câu 37:
Tôn giáo được biểu hiện như thế nào?
A. Qua các đạo khác nhau.
B. Qua các tín ngưỡng.
C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
D. Qua các hình thức lễ nghi.
-
Câu 38:
Em hãy hoàn thành nội dung sau về tôn giáo ở Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia ________.
A. ít tôn giáo.
B. đa tôn giáo.
C. không có tôn giáo.
D. một tôn giáo.
-
Câu 39:
Tìm câu phát biểu sai:
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.
-
Câu 40:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho sự phát triển riêng của từng tôn giáo.
B. Là cơ sở đoàn kết riêng của từng tôn giáo.
C. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Thúc đẩy tình đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau.