Đề thi HK1 môn Địa lí 6 năm 2020
Trường THCS Trần Quốc Tuấn
-
Câu 1:
Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có đặc điểm gì?
A. Đi qua đài Thiên văn Grin - uýt nước Anh
B. Có độ dài lớn nhất
C. Chỉ có 1 điểm là 0°
D. Là vòng tròn lớn nhất trên quả địa cầu
-
Câu 2:
Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 4
B. Thứ 5
C. Thứ 6
D. Thứ 3
-
Câu 3:
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì?
A. Phương hướng của bản đồ.
B. Khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài trên thực địa.
C. Bản đồ có nội dung như thế nào.
D. Có thể sử dụng bản đồ đó vào công việc khác nhau.
-
Câu 4:
Hướng Bắc của bản đồ là
A. đầu phía trên của kinh tuyến.
B. đầu phía dưới của kinh tuyến.
C. đầu bên phải của vĩ tuyến.
D. đầu bên trái của vĩ tuyến.
-
Câu 5:
Theo quy ước phương hướng trên bản đồ gồm mấy hướng chính?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 6:
Ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27’ Nam vào ngày nào?
A. Ngày 21 tháng 3
B. Ngày 23 tháng 9
C. Ngày 22 tháng 12
D. Ngày 22 tháng 6
-
Câu 7:
Núi già là núi có đặc điểm gì?
A. Đỉnh tròn sườn thoai thoải
B. Đỉnh nhọn sườn thoai thoải
C. Đỉnh tròn sườn dốc
D. Đỉnh nhọn sườn dốc
-
Câu 8:
Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến đâu?
A. mực nước biển.
B. chân núi.
C. đáy đại dương.
D. chỗ thấp nhất của chân núi.
-
Câu 9:
Cao nguyên rất thuận lợi cho việc gì?
A. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
B. trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc.
D. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
-
Câu 10:
Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc được gọi là gì?
A. Kinh tuyến Bắc
B. Kinh tuyến Nam
C. Kinh tuyến Đông
D. Kinh tuyến Tây
-
Câu 11:
Sự biến dạng càng rõ rệt khi nào?
A. Càng xa trung tâm chiếu hình bản đồ.
B. Càng gần trung tâm chiếu hình bản đồ.
C. Càng về phía hai cực của Trái Đất.
D. Càng về phía Xích đạo của Trái Đất.
-
Câu 12:
Người ta dựng vào hệ thống kinh, vĩ tuyến để làm gì?
A. Xác định phương hướng trên bản đồ
B. Xây dựng các phép chiếu hình bản đồ
C. Xây dựng tỉ lệ bản đồ
D. Xác định các yếu tố khác của bản đồ
-
Câu 13:
Các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác người ta dùng kí hiệu gì?
A. Kí hiệu đường
B. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu diện tích
D. Kí hiệu hình học
-
Câu 14:
Trái Đất tự quay theo hướng nào?
A. Từ Bắc xuống Nam
B. Từ Tây sang Đông
C. Từ Đông sang Tây
D. Từ Nam lên Bắc
-
Câu 15:
Vào ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được lượng ánh sáng và nhiệt như thế nào?
A. một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.
B. một lượng ánh sáng và nhiệt khác nhau.
C. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Bắc lớn nhất.
D. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Nam lớn nhất.
-
Câu 16:
Nơi luôn có 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày?
A. Chí tuyến Bắc và Nam
B. Vùng ôn đới
C. Vùng cực và cận cực
D. Vùng đường Xích đạo
-
Câu 17:
Trạng thái không có ở các lớp của Trái Đất là gì?
A. Khí
B. Rắn
C. Lỏng
D. Quánh dẻo
-
Câu 18:
Đâu không phải là biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất?
A. Lập trạm dự báo động đất
B. Sơ tán dân đến vùng có động đất
C. Nghiên cứu để dự báo sơ tán dân
D. Xây nhà chịu chấn động lớn
-
Câu 19:
Người ta phân chia núi ra thành 3 loại có độ cao khác nhau là dựa vào đâu?
A. độ cao tương đối của núi
B. độ cao tuyệt đối của núi
C. độ cao tạm thời của núi
D. độ cao của đồng bằng so với của núi
-
Câu 20:
Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở bán cầu Đông và nửa cầu nào?
A. Bắc
B. Nam
C. Đông
D. Tây
-
Câu 21:
Muốn xác định vị trí của một điểm trên bản đồ chúng ta dựa vào:
A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
B. Hệ thống hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
C. Theo phương hướng trên bản đồ.
D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.
-
Câu 22:
Để thể hiện hướng chảy của dòng biển, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Kí hiệu đường
B. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu hình học
D. Kí hiệu diện tích
-
Câu 23:
Trên bề mặt Trái Đất được chia thành bao nhiêu khu vực giờ?
A. 20
B. 21
C. 23
D. 24
-
Câu 24:
Việt Nam nằm trong vùng nào?
A. Ngoại chí tuyến
B. Nội chí tuyến
C. Giữa hai vòng cực
D. Giữa chí tuyến và vòng cực
-
Câu 25:
Vùng nằm giữa hai cực là vùng có đặc điểm gì?
A. Có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng.
B. Có ngày hoặc đêm dài suốt 12 tháng.
C. Không có ngày hoặc đêm mà chỉ mờ mờ.
D. Có ngày hoặc đêm dài nhưng không rõ rang.
-
Câu 26:
Lớp vỏ Trái Đất có độ dày bao nhiêu km?
A. 5 – 60km
B. 6 – 70km
C. 5 – 70km
D. 6 – 60km
-
Câu 27:
Núi lửa không có bộ phận nào?
A. Miệng phụ
B. Miệng
C. Cửa núi
D. Ống phun
-
Câu 28:
Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Sông Thái Bình
B. Sông Cả
C. Sông Cửu Long
D. Sông Hồng
-
Câu 29:
Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam được gọi là gì?
A. Kinh tuyến.
B. Kinh tuyến gốc.
C. Vĩ tuyến.
D. Vĩ tuyến gốc.
-
Câu 30:
Để hiểu nội dung bản đồ, người ta dựa vào đâu?
A. Đọc bản chú giải
B. Xem các đường đồng mức
C. Xem phương hướng
D. Xem tỉ lệ