Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021
Trường THCS Đồng Hiệp
-
Câu 1:
Trong các kết luận sau đây về sự nhiễm điện, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
-
Câu 2:
Thanh thủy tinh tích điện dương cọ xát vào lụa, mảnh êtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
A. Không hút, không đẩy nhau
B. Hút lẫn nhau
C. Vừa hút vừa đẩy nhau
D. Đẩy nhau
-
Câu 3:
Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện loại khác nhau. Giữa chúng có tác dụng gì?
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Có lúc đẩy có lúc hút nhau
D. Không có lực tác dụng
-
Câu 4:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Các electron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin………, cực âm của pin ……
A. Đẩy, hút
B. Đẩy, đẩy
C. Hút, đẩy
D. Hút, hút
-
Câu 5:
Chọn câu phát biểu đúng. Chiều dòng điện là chiều……………
A. Chuyển dời có hướng của các điện tích
B. Dịch chuyển của các electron
C. Từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
D. Từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện
-
Câu 6:
Sơ đồ mạch điện nào sau đây tương ứng với mạch điện thực tế:
A. 1 và 2
B. 3 và 4
C. 1 và 3
D. 2 và 4
-
Câu 7:
Tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ điện nào sau đây khi nó hoạt động bình thường
A. Quạt điện
B. Máy thu hình (tivi)
C. Nồi cơm điện
D. Dây dẫn điện
-
Câu 8:
Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành:
A. Vật trung hòa
B. Vật nhiễm điện dương (+)
C. Vật nhiễm điện âm (-)
D. Không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)
-
Câu 9:
Chọn câu phát biểu sai. Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa:
A. Đơn giản hóa các bộ phận của mạch điện
B. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện
C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với mạch điện thực tế
D. Giúp các điện tích nhận ra đúng đường di chuyển
-
Câu 10:
Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng họat động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện
B. Quạt điện
C. Công tắc
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non
-
Câu 11:
Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống đường?
A. để các điện tích đi xuống đường
B. để tỏa nhiệt xuống đường
C. để lại dấu vết xuống đường
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Giải thích nào hợp lý nhất?
A. Sau khi quả cầu chạm vào thanh , mộ số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên hút nhau
B. Sau khi quả cầu chạm vào thanh , mộ số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện trái dấu nên hút nhau
C. Sau khi quả cầu chạm vào thanh , một số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện trái dấu nên đẩy nhau
D. Sau khi quả cầu chạm vào thanh , một số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau
-
Câu 13:
Trong 1mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do. Hãy tìm số electron tự do trong 0,1m3 vật dẫn điện
A. 5.1018 (hạt)
B. 2.1018 (hạt)
C. 3.1018 (hạt)
D. 4.1018 (hạt)
-
Câu 14:
Hãy tìm số electron tự do trong một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0.2mm và chiều dài 10m.
A. 6,42.1012 (hạt)
B. 7,42.1012 (hạt)
C. 8,42.1012 (hạt)
D. 9,42.1012 (hạt)
-
Câu 15:
Những ngày hanh khô khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra
B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra
C. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra
D. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên khó hút và kéo làm cho sợ tóc thẳng ra
-
Câu 16:
Vào những ngày như thế nào thì ta các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí
C. Gió mạnh
D. Không mưa, không nắng
-
Câu 17:
Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện và đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?
A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau
C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau
D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau
-
Câu 18:
Chọn câu đúng về sự tương tác điện của vật A và B.
A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau
B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau
C. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau
D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau
-
Câu 19:
Dùng mảnh vải khô cọ xát vào vật thì có thể làm cho vật nào mang điện tích?
A. Một ống bằng nhôm
B. Một ống bằng gỗ
C. Một ống bằng giấy
D. Một ống bằng nhựa
-
Câu 20:
Thiết bị nào cho dưới đây là một nguồn điện phổ biến?
A. Quạt máy
B. Acquy
C. Bếp lửa
D. Đèn pin
-
Câu 21:
Chọn câu đúng. Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:
A. Đồng, nhôm, sắt
B. Chì, vônfram, kẽm
C. Thiếc, vàng, nhôm
D. Đồng, vônfram, thép
-
Câu 22:
M là một vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây?
A. Nhiễm điện tích (+)
B. Nhiễm điện tích (-)
C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)
D. Không nhiễm điện
-
Câu 23:
Phát biểu về mạch điện kín nào dưới đây là sai?
A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau
B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị với hai cực của nguồn điện
C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện có dây nối
D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện
-
Câu 24:
Phát biểu về electron tự do nào dưới đây là sai?
A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh các electron mang điện tích âm
B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
C. Trong kim loại không có êlectron tự do
D. Trong kim loại có êlectron tự do
-
Câu 25:
Biết một thanh thủy tinh có tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đẩy hay hút nhau, vì sao?
A. Đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
B. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
C. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm
D. Hút nhau vì chúng tích điện trái dấu
-
Câu 26:
Khi chải tóc khô bằng lược, lược nhựa nhiếm điện âm thì tóc nhiễm điện dương vì:
A. Chúng hút lẫn nhau
B. Electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc
C. Một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa electron nên tích điện âm, còn tóc thiếu electron nên tích điện dương
D. Lược nhựa thiếu electron, còn tóc thừa electron
-
Câu 27:
Vật bị nhiễm điện thì sẽ không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
A. ống nhôm treo bằng sợi chỉ
B. ống giấy treo bằng sợi chỉ
C. vật nhiễm điện trái dấu với nó
D. vật nhiễm điện cùng dấu với nó.
-
Câu 28:
Năm dụng cụ/thiết bị điện sử dụng nguồn điện là:
A. Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động
B. Tivi, radio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước
C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin
D. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio
-
Câu 29:
Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó
A. Tạo thành dòng điện
B. Phát sáng
C. Trở thành vật liệu dẫn điện
D. Nóng lên
-
Câu 30:
Khi nào một vật mang điện tích âm, mang điện tích dương?
A. Một vật mang điện tích dương nếu thiếu electron, mang điện tích âm nếu thừa electron
B. Một vật mang điện tích âm nếu thiếu electron, mang điện tích dương nếu thừa electron
C. Một vật mang điện tích dương nếu thừa electron, mang điện tích âm nếu thiếu electron
D. Một vật mang điện tích âm nếu thừa electron, mang điện tích dương nếu thiếu electron