Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021
Trường THCS Trần Xuân Soạn
-
Câu 1:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát … các vật khác
A. Có khả năng đẩy
B. Có khả năng hút
C. Vừa đẩy vừa hút
D. Không đẩy và không hút
-
Câu 2:
Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:
A. Có khả năng đẩy các vật khác
B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
C. Còn được gọi là vật mang điện tích
D. Không có khả năng đẩy các vật khác
-
Câu 3:
Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
A. Mà không cần cọ xát
B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông
-
Câu 4:
Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt
B. Thanh thép
C. Thanh nhựa
D. Thanh gỗ
-
Câu 5:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện
A. Làm đứt
B. Làm sáng
C. Làm tắt
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 6:
Chọn câu trả lời đúng. Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
D. Cả ba câu trên dều sai
-
Câu 7:
Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
A. Cây thước hút sợi tóc
B. Cây thước đẩy sợi tóc
C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
-
Câu 8:
Chọn câu trả lời đúng. Điều này do đâu?
Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra.
A. Lược nhựa bị nhiễm điện
B. Tóc bị nhiễm điện
C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện
D. Không câu nào đúng
-
Câu 9:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện là các……………dịch chuyển có hướng
A. Electron
B. Ion âm
C. Điện tích
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 10:
Chọn câu trả lời đúng. Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
A. Pin
B. Ắc – qui
C. Đi – na – mô xe đạp
D. Quạt điện
-
Câu 11:
Chọn câu trả lời đúng. Các dụng cụ điện hoạt động được là do:
A. Có dòng điện chạy qua nó
B. Được mắc với nguồn điện
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
-
Câu 12:
Hãy chỉ ra cực dương của các nguồn điện trên hình 8.1:
A. Cực có đánh dấu (+)
B. Cực không đánh dấu
C. Cả hai cực
D. Cả ba câu đều sai
-
Câu 13:
Khi dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin thì:
A. Các ion dương trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
B. Các ion âm trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
C. Các điện tử tự do trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
D. Các điện tử tự do trong sợi dây đòng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
-
Câu 14:
Để đèn xe máy phát sáng thì đèn phải được nối với nguồn điện. Vật trong xe máy, nguồn điện là thiết bị nào sau đây?
A. Pin
B. Đi- na- mô
C. Ắc – qui
D. Cả ba đều sai
-
Câu 15:
Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là ắc – qui:
A. Đồng hồ treo tường
B. Ôtô
C. Nồi cơm điện
D. Quạt trần
-
Câu 16:
Chất dẫn điện là chất……..dòng điện đi qua, chất cách điện là chất………….dòng điện đi qua
A. Không cho, không cho
B. Cho, không cho
C. Cho, cho
D. Không cho, cho
-
Câu 17:
Chọn câu trả lời đúng. Vật liệu nào sau đây là chất dẫn điện?
A. Gỗ
B. Thủy tinh
C. Nhựa
D. Kim loại
-
Câu 18:
Chọn câu trả lời đúng. Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
A. Gỗ
B. Đồng
C. Sắt
D. Nhôm
-
Câu 19:
Trong kim loại, các electron được gọi là electron tự do là:
A. Các electron hoát ra khỏi kim loại và chuyển động tự do
B. Các electron thoát ra khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong toàn khối kim loại
C. Các electron chuyển động tự do trong nguyên tử kim loại
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 20:
Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:
A. Phần vỏ nhựa của dây
B. Phần đầu của đoạn dây
C. Phần cuối của đoạn dây
D. Phần lõi của dây
-
Câu 21:
Hiện nay, trong các thiết bị điện dùng trong gia đình, chất cách điện được dùng nhiều nhất là loại vật liệu nào?
A. Gỗ
B. Sứ
C. Nhựa
D. Cao su
-
Câu 22:
Người ta dùng dây nhựa để bọc lõi đồng trong sợi dây điện là để:
A. Cách điện
B. Dẫn điện
C. Bảo vệ lõi đồng không bị đứt
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 23:
Vật dẫn điện…………khi…………….chạy qua
A. Nóng lên, có dòng điện
B. Nóng lên, không có dòng điện
C. Không nóng lên, có dòng điện
D. Cả ba câu đều sai
-
Câu 24:
Sắp xếp theo thứ tự các chất có nhiệt độ nóng chảy tăng dần:
A. Vonfram, thép, đồng, chì
B. Chì, đồng, thép, vonfram
C. Chì, thép, đồng, vonfram
D. Thép, đồng, chì, vonfram
-
Câu 25:
Bóng đèn tròn trong gia đình phát sáng là do:
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Tác dụng phát sáng của dòng điện
C. Vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng
D. Dựa trên các tác dụng khác
-
Câu 26:
Bóng đèn huỳnh quang trong gia đình phát sáng là do
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Tác dụng hóa học của dòng điện
C. Dựa trên tác dụng từ của dòng điện
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 27:
Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện:
A. Bếp điện
B. Bàn ủi
C. Nồi cơm điện
D. Quạt máy
-
Câu 28:
Khi đèn điôt phát quang phát sáng thì có:
A. Dòng điện chạy từ bản cực âm sang bản cực dương của đèn
B. Dòng điện chạy từ bản cực dương sang bản cực âm của đèn
C. Dòng điện chạy từ bản cực này sang bản cực kia của đèn
D. Không có dòng điện chạy vào các bản cực của đèn
-
Câu 29:
Tác dụng nhiệt của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:
A. Bàn ủi
B. Máy sấy tóc
C. Lò nướng điện
D. Cả A, B,C đều đúng
-
Câu 30:
Tác dụng hóa học của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:
A. Tivi
B. Bể mạ đi
C. Cầu chì
D. Đầu DVD