Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021-2022
Trường THCS Lê Lợi
-
Câu 1:
Em hãy cho biết trong các điều sau: Điều nào sau đây là đúng khi sửa chữa hoặc thay thế cầu chì?
A. Thay dây chì bằng dây đồng để tăng độ dẫn điện.
B. Thay dây chì lớn hơn để lâu bị đứt.
C. Thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa.
D. Thay cầu chì có cường độ ngắt mạch phù hợp với cường độ dòng điện của mạch điện.
-
Câu 2:
Hãy cho biết: Phải nối thêm một đoạn dây vào hai điểm nào trong sơ đồ sau để đèn chỉ sáng khi đóng khóa K.
A. P và R.
B. Q và R.
C. P và S
D. Q và S.
-
Câu 3:
Hãy cho biết sơ đồ mạch điện được mắc đúng, đèn sáng. Nhưng tên dụng cụ đo đã bị mờ. Em hãy cho biết đó là dụng cụ đo gì?
A. Ampe kế.
B. Vôn kế.
C. Ampe kế hay vôn kế đều được.
D. Không thể xác định được là ampe kế hay vôn kế.
-
Câu 4:
Hãy cho biết: Hai bóng đèn trong các mạch điện có sơ đồ nào không mắc song song với nhau?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 5:
Cho biết hai bóng đèn ở sơ đồ nào trong hình vẽ, không mắc nối tiếp với nhau?
A. Sơ đồ A
B. Sơ đồ B
C. Sơ đồ C
D. Sơ đồ D
-
Câu 6:
Qua sơ đồ mạch điện khi K đóng, Ampe kế có số chỉ 0,2A ; Vôn kế V có số chỉ 6V (không đổi), vôn kế V1 chỉ 2,5V. Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng chạy qua đèn Đ1, Đ2
A. 0,1A
B. 0,2A
C. 0,25A
D. 0,15A
-
Câu 7:
Em hãy cho biết: Trong một mạch điện mà các bộ phận được mắc nối tiếp với nhau, nếu một bộ phận bị hỏng không cho dòng điện chạy qua thì các bộ phận còn lại sẽ:
A. Vẫn có dòng điện chạy qua và hoạt động bình thường
B. Không có dòng điện chạy qua nên ngừng hoạt động
C. Vẫn có dòng điện chạy qua và hoạt động mạnh thêm
D. Vẫn có dòng điện chạy qua nhưng hoạt động yếu đi
-
Câu 8:
Qua các sơ đồ mạch điện sau cho biết: Vôn kế trong sơ đồ nào trong hình vẽ có số chỉ khác không ?
A. Sơ đồ A
B. Sơ đồ B
C. Sơ đồ C
D. Sơ đồ D
-
Câu 9:
Đâu là phát biểu không đúng: Khi các dụng cụ mắc nối tiếp thì?
A. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện bằng nhau
B. Hiệu điện thế ở hai đầu các dụng cụ điện là như nhau nếu các dụng cụ điện hoàn toàn như nhau.
C. Nếu dòng điện không đi qua dụng cụ điện này thì cũng không đi qua dụng cụ điện kia
D. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện không bằng nhau.
-
Câu 10:
Cho bài toán có một mạch điện gồm: Nguồn điện là một Acqui xe máy còn mới, 1 khoá đóng, 2 đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, 1 Ampe kế đo cường độ dòng điện mạch chính, Vôn kế V1 đo hiệu điện thế ở hai đầu đèn 1; Vôn kế V2 đo hiệu điện thế ở hai đầu đèn 2.Số chỉ của ampe kế là 0,6A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn.
A. 0,5A
B. 0,6A
C. 0,7A
D. 0,8A
-
Câu 11:
Hãy cho biết trong các cụm vật dụng liệt kê sau, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Nồi cơm điện, quạt điện, rađiô, tivi
B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện
C. Am điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện
D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện
-
Câu 12:
Hãy cho biết hoạt động của dụng cụ nào dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Điện thoại di động
B. Rađiô (máy thu thanh)
C. Tivi (máy thu hình)
D. Nồi cơm điện
-
Câu 13:
Hãy cho biết: Dòng điện cung cấp bởi pin hoặc ắc qui là?
A. Dòng điện một chiều.
B. Dòng điện một chiều hay xoay chiều là tùy vào từng loại pin, ắc quy.
C. Dòng điện xoay chiều.
D. Dòng điện luôn có cường độ rất lớn.
-
Câu 14:
Hãy cho biết: Trong các dụng cụ sau. Dụng cụ điện nào hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Quạt điện
B. Đèn LED.
C. Bóng đèn dây tóc.
D. Bóng đèn bút thử điện.
-
Câu 15:
Em hãy cho biết: Quan niệm nào sau đây là phù hợp khi nói về sự tương quan giữa dòng điện và tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt càng lớn
B. Tác dụng nhiệt không phụ thuộc vào chiều của dòng điện
C. Khi có điện chạy qua vật dẫn thì ít nhiều vật dẫn cũng nóng lên
D. Các phương án A, B, C đều đúng
-
Câu 16:
Hãy cho biết: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo thiết bị gì?
A. Điện thoại
B. Băng kép dùng trong bàn là điện
C. Mô tơ điện
D. Máy hút bụi
-
Câu 17:
Xác định: Trong các dung cụ dùng điệm sau: Máy bơm nước, nồi cơm điện, bàn là điện, máy vi tính, tivi, bóng đèn điện, mỏ hàn điện. Thông tin nào đưa ra sau đây là phù hợp?
A. Tất cả các thiết bị và dụng cụ trên đều hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Tất cả các thiết bị và dụng cụ trên đều hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện
C. Nồi cơm điện; bàn là điện; mỏ hàn điện là những thiết bị hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
D. Chỉ có nồi cơm điện là hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
-
Câu 18:
Xác định đâu là ý kiến đúng khi nói về sự phát sáng của đèn điốt phát quang và những lợi ích của nó?
A. Bóng đèn điốt phát quang rất bền, rẻ tiền và tiết kiệm điện
B. Bóng đèn điốt phát quang chỉ phát sáng khi dòng điện qua đèn theo 1 chiều nhất định
C. Bóng đèn điốt phát quang thường dùng làm đèn báo trong các thiết bị như ti vi, máy tính, điện thoại di động …
D. Các phát biểu A, B, C, đều đúng
-
Câu 19:
Đâu là giải thích đúng cho câu hỏi: Tại sao người ta chọn vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép?
A. Vì vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao
B. Vì vônfram rẻ tiền
C. Vì vônfram là vật liệu dễ tìm
D. Các lí do A, B, C đều đúng
-
Câu 20:
Cho biết khi nói về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện, đâu là ý kiến đúng?
A. Sự phát sáng của bóng đèn điện khi có dòng điện chạy qua chính là tác dụng phát sáng của dòng điện
B. Dòng điện khi chạy qua quạt điện, không những làm cho quạt quay mà còn làm cho chiếc quạt nóng lên
C. Sử dụng cầu chì là 1 trong những ứng dụng về tác dụng nhiệt của dòng điện
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 21:
Chọn đáp án đúng: Hãy nêu phương pháp mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại. Phải chọn dung dịch nào? Điện cực dương là chất gì? Điện cực âm là vật gì?
A. Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối vàng, điện cực âm bằng vàng và điện cực dương là chiếc vỏ đồng hồ.
B. Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ.
C. Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối đồng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ.
D. Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ.
-
Câu 22:
Cho biết để mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì làm theo cách nào?
A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập ti dung dịch muôi bạc
B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong di dịch muối bạc
C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với dương của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong di dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này
D. Nốì một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và ncíi hộp với âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong di dịch muôi bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này
-
Câu 23:
Chọn đáp án đúng: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường ?
A. Bóng điện bút thử điện
B. Đèn điôt phát quang
C. Quạt điện
D. Không có trường hợp nào.
-
Câu 24:
Hãy cho biết: Nếu sơ ý chạm vào vật dẫn điện đang hoạt động thì sẽ có dòng điện chạy qua cơ thể người gây co giật, đó là do tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng hoá học
D. Tác dụng sinh lí
-
Câu 25:
Hãy cho biết để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải làm như thế nào?
A. Nối một thanh kẽm với cực âm và nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện
B. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương của nguồn điện.
C. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian
D. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm
-
Câu 26:
Chọn đáp án đúng: Một bạn nói: Có thể dùng la bàn để kiểm tra xem trong một dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không? Theo em thì bạn đó dựa vào tác dụng
A. Tác dụng sinh lí.
B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng nhiệt.
-
Câu 27:
Hãy cho biết: Để chế tạo máy sấy tóc, người ta ứng dụng tác dụng của dòng điện nào?
A. Tác dụng sinh lí
B. Tác dụng phát sáng.
C. Tác dụng hóa học
D. Tác dụng nhiệt.
-
Câu 28:
Xác định: Tác dụng của dòng điện là cơ sở cho việc mạ điện như mạ vàng,bạc,đồng là gì?
A. Hoá học
B. Từ
C. Sinh lí
D. Nhiệt
-
Câu 29:
Em hãy cho biết: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải?
A. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm một thời gian.
B. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian
C. Nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương và nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện
D. Nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực âm và nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện.
-
Câu 30:
Em hãy cho biết: Để tránh bị giật điện gây nguy hiểm, những người thợ điện đã dùng những biện pháp gì?
A. Không nên tiếp xúc trực tiếp với điện.
B. Các dụng cụ sửa chữa điện phải được bọc lớp cách điện ở chỗ tay cầm.
C. Phải mang dép nhựa (cách điện) khi sửa chữa.
D. Phải thực hiện tất cả các yêu cầu A, B, C.
-
Câu 31:
Cho thí nghiệm: Khi đưa tay lại gần màn hình ti vi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do?
A. Màn hình đã bị nhiễm điện
B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 32:
Hãy cho biết: Hai quả cầu nhiễm điện âm khi đưa chúng lại gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra?
A. Chúng hút nhau.
B. Chúng đẩy nhau.
C. Chúng vừa hút, vừa đẩy.
D. Chúng không hút và không đẩy.
-
Câu 33:
Cho biết: Lấy 1 mảnh pôliêtilen trải trên 1 tấm kim loại mỏng sau đó dùng 1 mảnh len cọ xát mạnh với mảnh pôliêtilen nhiều lần. Dùng ngón tay chạm vào đầu bút thử điện, đầu kia của bút chạm vào miếng kim loại. sẽ dẫn tới hiện tượng gì?
A. Khi vừa chạm vào miếng kim loại, đèn loé sáng (trong 1 thời gian rất ngắn)
B. Đèn của bút thử điện sáng trong 1 thời gian dài sau đó
C. Đèn của bút thử điện không sáng
D. Đèn bút thử điện sáng quá mức và bị cháy
-
Câu 34:
Cho biết ở trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?
A. Làm cho nhiệt đọ trong phân xưởng luôn ổn định
B. Làm cho ánh sáng trong phòng luôn phản xạ tốt
C. Chúng có tác dụng hút bụi các bụi bông lên bề mặt của chúng làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn
D. Làm cho các công nhân tránh được hiện tượng nhiễm điện
-
Câu 35:
Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật như bàn ghế, tủ chẳng hạn?
A. Do quạt điện thường hoạt động ở những nơi nhiều bụi
B. Do cọ xát nhiều với không khí, cánh quạt trở thành vật bị nhiễm điện, nó rất dễ hút các vạt nhẹ khác, nhất là bụi.
C. Do quạt điện quay, tác dụng lực hút lên bụi nhiều hơn
D. Do khi quay, quạt làm cho không khí cũng quay theo
-
Câu 36:
Hãy cho biết vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra. Nguyên nhân nào sau đây là đúng?
A. Do lược nhựa cọ xát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, chúng hút lẫn nhau.
B. Do chiếc lược luôn có thể hút được tóc.
C. Do tóc quá nhẹ.
D. Do lược và tóc quá khô.
-
Câu 37:
Cho biết: Đưa 1 chiếc thước nhựa đã bị nhiễm điện lại gần 1 dòng nước nhỏ đang chảy ra từ vòi nước, ta thấy dòng nước không chảy xuống theo phương thẳng đứng nữa mà hơi bị cong đi 1 chút. Hiện tượng này có thể giải thích bằng kiến thức vật lí nào?
A. Sự hút nhau của các vật
B. Tác dụng của 1 vật bị nhiễm điện
C. Tác dụng của 1 nam châm
D. Sự tương tác giữa các vật
-
Câu 38:
Tiến hành: Đưa (theo phương nằm ngang) một thủy tinh đã bị nhiễm điện lại gần 1 quả cầu bấc nhẹ treo bằng dây chỉ mảnh. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Quả cầu bị hút về phía thanh thuỷ tinh
B. Quả cầu bị đẩy ra xa
C. Quả cầu vẫn đứng yên, không có hiện tượng gì xẩy ra
D. Quả cầu bị kéo xuống làm đứt đây chỉ
-
Câu 39:
Khi lấy 1 thanh nhựa cọ xát vào 1 miếng len. Kết quả nào trong những kết quả sau đây là đúng?
A. Chỉ có thanh nhựa bị nhiễm điện, còn miếng len thì không bị nhiễm điện
B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện, còn thanh nhựa thì khôn bị nhiễm điện
C. Cả thanh nhựa và miếng len đều bị nhiễm điện
D. Không có vật nào bị nhiễm điện
-
Câu 40:
Chỉ ra phát biểu đúng khi nói về các vật đã bị nhiễm điện?
A. Vật nhiễm điện không tác dụng lực đẩy lên các vật không nhiễm điện
B. Vật nhiễm điện có thể hút được các mẩu giấy nhỏ
C. Vật nhiễm điện có thể làm loé sáng bóng đèn của bút thử điện
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng