Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ
-
Câu 1:
Một xilanh nằm ngang trong có pit-tông. Đáy xilanh ở bên trái chứa một khối khí và pit-tông ở cách đáy một đoạn là 20 cm. Coi nhiệt độ không đổi. Để áp suất khí trong xilanh tăng gấp 4 lần thì phải đẩy pit-tông sang
A. phải 5 cm
B. trái 5 cm
C. phải 10 cm
D. trái 15 cm.
-
Câu 2:
Một bình kín chứa N = 3,01.1023 phân tử khí heli. Biết nhiệt độ khí là 00C và áp suất khí trong bình là 1atm (1,013.105Pa). Hỏi thể tích của bình là bao nhiêu?
A. 11,2 lít
B. 22,1 lít
C. 21,2 lít
D. 11,9 lít
-
Câu 3:
Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 40 kPa. Áp suất ban đầu của khí là:
A. 50kPa
B. 80 kPa
C. 60 kPa
D. 90 kPa
-
Câu 4:
Trên hệ trục tọa độ OpT, một khối lượng khí chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như hình vẽ. Hãy so sánh các thông số của hai trạng thái của khối khí đó. Chọn đáp án đúng
A. p2 > p1; T2 > T1 và V2 > V1
B. p2 > p1; T1 > T2 và V1 > V2
C. p2 > p1; T2 > T1 và V2 = V1
D. p1 > p2; T2 = T1 và V1 > V2
-
Câu 5:
Một ống nhỏ dài, tiết diện đều (S), một đầu kín, một đầu hở lúc đầu ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên. Trong ống về phía đáy có cột không khí dài ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 15cm. Áp suất khí quyển là 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí chứa trong ống trong trường hợp ống đặt thẳng đứng, miệng ở dưới
A. 44,75cm
B. 54,15cm
C. 49,75cm
D. 41,15cm
-
Câu 6:
Một ống nhỏ dài, tiết diện đều (S), một đầu kín, một đầu hở lúc đầu ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên. Trong ống về phía đáy có cột không khí dài ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 15cm. Áp suất khí quyển là pa = 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí chứa trong ống trong trường hợp ống đặt nằm ngang
A. 39,9 cm
B. 36,9 cm
C. 45,9 cm
D. 35,9 cm
-
Câu 7:
Đồ thị hình vẽ bên cho biết một chu trình biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng, được biểu diễn trong hệ tọa độ (V, T).
Đồ thị nào dưới đây biểu diễn đúng chu trình biến đổi này trong các hệ tọa độ (p, V) và (p, T)
A.
B.
C.
D.
-
Câu 8:
Một bình hình trụ đặt thẳng đứng có dung tích 8 lít và đường kính trong 20 cm, được đậy kín bằng một nắp có khối lượng 2 kg. Trong bình chứa khí ở nhiệt độ 1000C dưới áp suất bằng áp suất khí quyển (105N/m2). Lấy g = 10m/s2. Khi nhiệt độ trong bình giảm xuống còn 200C thì muốn mở nắp bình cần một lực bằng:
A. 593,9N
B. 693,8N
C. 895,8N
D. 650,5N
-
Câu 9:
Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí
A. xích lại gần nhau hơn.
B. có tốc độ trung bình lớn hơn.
C. nở ra lớn hơn.
D. liên kết lại với nhau.
-
Câu 10:
Chất nào dễ nén?
A. Chất rắn, chất lỏng.
B. Chất khí, chất lỏng.
C. Chất khí.
D. Chỉ có chất rắn.
-
Câu 11:
Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của khí lí tưởng?
A. Thể tích.
B. Khối lượng.
C. Nhiệt độ.
D. Áp suất.
-
Câu 12:
Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm
D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.
-
Câu 13:
Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình.
-
Câu 14:
Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì
A. số lượng phân tử tăng.
B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn.
C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn.
D. khoảng cách giữa các phân tử tăng.
-
Câu 15:
Trong quá trình đẳng tích thì:
A. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
B. thể tích của một lượng khí không thay đổi theo nhiệt độ.
C. thể tích tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
-
Câu 16:
Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?
A. Nhiệt độ khí giảm.
B. Áp suất khí tăng.
C. Áp suất khí giảm.
D. Khối lượng khí tăng.
-
Câu 17:
Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất?
A. Các nguyên tử, phân tử luôn hút nhau.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
C. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại.
D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
-
Câu 18:
Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất của chất khí là:
A. chất khí thường được đựng trong bình kín.
B. chất khí thường có thể tích lớn.
C. các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
D. chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
-
Câu 19:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lượng chất và mol?
A. Lượng chất chứa trong một vật được xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy.
B. Lượng chất đó bằng mol
C. Mol là lượng chất trong đó số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon C12.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 20:
Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí
A. không đổi.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. tăng 4 lần.
-
Câu 21:
Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:
A. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
B. Định luật Sác-lơ.
C. Định luật Gay Luy-xác
D. Cả ba định luật trên.
-
Câu 22:
Biết áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T là các thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định. Phương trình trạng thái cho biết mối quan hệ nào sau đây?
A. p và V
B. p và T
C. V và T
D. p, V và T
-
Câu 23:
Các định luật chất khí chỉ đúng khi chất khí khảo sát là:
A. Khí có khối lượng riêng nhỏ.
B. Khí đơn nguyên tử.
C. Khí lý tưởng.
D. Khí trơ.
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu.
B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và dễ nén.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 25:
Thông tin nào sau đây là sai khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một chất khí?
A. Các chất khí đều có khối lượng mol giống nhau.
B. Thể tích mol đo bằng thể tích của 1 mol chất ấy.
C. Ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít.
D. Khối lượng mol đo bằng khối lượng của 1 mol chất ấy.
-
Câu 26:
Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với tôc độ 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là
A. 6 kg.m/s
B. – 3 kg.m/s
C. – 6 kg.m/s
D. 3 kg.m/s
-
Câu 27:
Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t có độ lớn là
A. p = mg.sinα.t.
B. p = mgt
C. p = mg.cosα.t
D. p = g.sinα.t
-
Câu 28:
Lực nào sau đây không phải lực thế?
A. Lực ma sát
B. Trọng lực
C. Lực đàn hồi
D. Lực hấp dẫn
-
Câu 29:
Hai vật có cùng khối lượng, chuyển động cùng một tốc độ nhưng theo hai phương khác nhau. Tìm câu sai
A. Hai vật có cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau.
B. Động lượng của hệ hai vật gấp đôi động lượng của mỗi vật.
C. Độ lớn động lượng hai vật bằng nhau vì chúng có cùng khối lượng và vận tốc
D. Động năng của hệ hai vật gấp đôi động năng của mỗi vật
-
Câu 30:
Véctơ động lượng là véctơ:
A. Cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc.
B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
C. Có phương vuông góc với véctơ vận tốc.
D. Cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc
-
Câu 31:
Đơn vị của động lượng là:
A. kg.m.s
B. kg.m/s2
C. kg.m/s
D. kg.m2/s
-
Câu 32:
Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.
D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.
-
Câu 33:
Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?
A. Vận động viên bơi lội đang bơi.
B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh.
C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy.
D. Chuyển động của con Sứa khi đang bơi.
-
Câu 34:
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?
A. kW.h
B. N.m
C. kg.m2/s2
D. kg.m2/s.
-
Câu 35:
Một vật sinh công dương khi :
A. Vật chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật chuyển động chậm dần đều.
C. Vật chuyển động tròn đều.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
-
Câu 36:
Một vật sinh công âm khi:
A. Vật chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật chuyển động chậm dần đều.
C. Vật chuyển động tròn đều.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
-
Câu 37:
Biểu thức của công suất trong trường hợp lực sinh công cùng chiều quãng đường là:
A. P =F.s /t
B. P = Fst
C. P =F.s /v
D. F.s.v
-
Câu 38:
Động năng được tính bằng biểu thức:
A. Wd = ½ m2v2
B. Wd = ½ m2v
C. Wd = ½ mv2
D. Wd = ½ mv
-
Câu 39:
Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương.
B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, luôn dương.
D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không
-
Câu 40:
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J.
B. Kg.m2/s2
C. N.m.
D. N.s.