Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Phạm Hồng Thái
-
Câu 1:
Biểu thức nào không phải là công suất:
A. \(F.s\)
B. \(\frac{A}{t}\)
C. \(F.\frac{s}{t}\)
D. \(F.v\)
-
Câu 2:
Một gàu nước có khối lượng 20kg được kéo cho chuyển động đều lên cao 5m trong thời gian 1 phút 4 giây. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. \(100W\)
B. \(10W\)
C. \(1W\)
D. \(30W\)
-
Câu 3:
Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc \(v = 72km/h\). Công suất của động cơ là P = 60kW. Lực phát động của động cơ là:
A. 3000N
B. 2800N
C. 3200N
D. 2500N
-
Câu 4:
Một thang máy có khối lượng m = 3 tấn đi lên với gia tốc \(a = 1m/{s^2}\). Trong thời gian 4 giây đầu tiên công suất của thang máy là: (cho \(g = 10m/{s^2}\)).
A. 33kW
B. 66kW
C. 5,5kW
D. 45kW
-
Câu 5:
Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 2 tấn làm cho vật chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng lên cao \(12,5m\) với gia tốc \(1m/{s^.}^2\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hãy tính công mà cần cầu thực hiện và công suất trung bình của cần cẩu ấy.
A. \(275000{\rm{ }}J;{\rm{ }}55kW\)
B. \(35000J;{\rm{ }}50kW\)
C. \(4500J;{\rm{ }}60W\)
D. \(300000J;{\rm{ }}65kW\)
-
Câu 6:
Một ô tô đang leo dốc, nếu công suất của động cơ không đổi thì vận tốc của ô tô sẽ giảm đi vì:
A. Để lực kéo tăng.
B. Để lực kéo giảm.
C. Để lực kéo không đổi.
D. Để động cơ chạy êm.
-
Câu 7:
Véc tơ động lượng là véc tơ:
A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc
B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc \(\alpha \) bất kỳ.
C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.
D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
-
Câu 8:
Một vật khối lượng \(m = 3kg\) được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc \({30^0}\) so với phương ngang bởi một lực không đổi \(F = 50N\) dọc theo đường chính. Hãy xác định công do từng lực thực hiện với độ dời \(s = 1,5m\). Bỏ qua ma sát của chuyển động. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
A. \({A_k} = 75J;{\mkern 1mu} {A_P} = 22,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 10J\)
B. \({A_k} = - 95J;{\mkern 1mu} {A_P} = - 22,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 20J\)
C. \({A_k} = 75J;{\mkern 1mu} {A_P} = - 22,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 0\)
D. \({A_k} = 85J;{\mkern 1mu} {A_P} = - 12,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 0\)
-
Câu 9:
Một lượng khí có thể tích 2 lít ở nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt tới khi áp suất chỉ còn bằng một nửa áp suất lúc đầu. Hỏi thế tích của khí lúc đó là bao nhiêu
A. 6 lít
B. 3 lít
C. 2 lít
D. 4 lít
-
Câu 10:
Một lượng khí có thể tích 2 dm3 ở nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt tới thể tích chỉ còn bằng một nửa thể tích lúc đầu. Hỏi áp suất khí lúc đó là bao nhiêu ?
A. 2 atm
B. 4 atm
C. 1 atm
D. 3 atm
-
Câu 11:
Trong các quá trình sau đây, quá trình nào không áp dụng được phương trình trạng thái? Coi không khí là khí lí tưởng.
A. Bơm không khí vào săm xe đạp.
B. Bóp quả bóng bay đang căng.
C. Đun nóng một lượng khí trong xi lanh.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
-
Câu 12:
Trong quá trình biển đổi đẳng tích của một lượng khí, khi nhiệt độ giảm thì
A. mật độ phân tử của chất khí giảm.
B. mật độ phân tử của chất khí tăng.
C. mật độ phân tử của chất khí giảm tỉ lệ theo nhiệt độ.
D. mật độ phân tử của chất khí không đổi.
-
Câu 13:
Một bình khí kín đựng khí ở nhiệt độ \({27^0}\)C và áp suất \({10^5}\) Pa. Khi áp suất trong bình tăng lên gấp hai lần thì nhiệt độ của lượng khí là bao nhiêu ?
A. \({630^0}\)C.
B. \({600^0}\)C.
C. \({54^0}\)C.
D. \({327^0}\)C.
-
Câu 14:
Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, nếu áp suất giảm một nửa thì
A. mật độ phân tử khí giảm một nửa.
B. mật độ phân tử khí tăng gấp đôi.
C. mật độ phân tử khí không đổi.
D. Không đủ dữ kiện để xác định sự thay đổi.
-
Câu 15:
Một lượng khí kí tưởng biến đổi đẳng tích. Khi nhiệt độ tăng từ \({100^0}\)C lên đến \({200^0}\)C thì áp suất
A. tăng gấp đôi.
B. giảm một nửa.
C. không đổi.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
-
Câu 16:
Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thê tích ban đầu của khối khí đó là
A. 4 lít.
B. 8 lít.
C. 12 lít.
D. 16 lít.
-
Câu 17:
Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang (hình vẽ bên). Một giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệt độ trong các bình tương ứng là \({T_1}\) và \({T_2}\). Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt thủy ngân sẽ
A. nằm yên không chuyển động.
B. chuyển động sang phải.
C. chuyển động sang trái.
D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét.
-
Câu 18:
Ba bình kín 1, 2, 3 có cùng dung tích lần lượt chứa các chất khí hidro, heli, oxi với cụng một mol. Biết ba bình có cùng nhiệt độ. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa áp suất của khí ở các bình tương ứng là \({p_1},{p_2},{p_3}\) .
A. \({p_1} < {p_2} < {p_3}\) .
B. \({p_1} > {p_2} > {p_3}\) .
C. \({p_1} = {p_2} = {p_3}\) .
D. \({p_2} < {p_1} < {p_3}\) .
-
Câu 19:
Một lượng khí biến đổi đẳng áp, nhiệt độ tăng gấp đôi, sau đó tiếp tục biến đổi đẳng nhiệt, áp suất giảm một nửa. Trong cả quá trình thể tích
A. không đổi.
B. tăng gấp đôi.
C. tăng gấp bốn.
D. giảm một nửa.
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
B. Động lượng của một vật là một đại lượng vecto
C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng
D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
-
Câu 21:
Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
-
Câu 22:
Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?
A. Vật đang chuyển động tròn đều
B. Vật được ném ngang
C. Vật đang rơi tự do
D. Vật chuyển động thẳng đều
-
Câu 23:
Động năng của vật tăng gấp đôi khi
A. m giảm một nửa, v tăng gấp đôi
B. m không đổi, v tăng gấp đôi
C. m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa
D. m không đổi, v giảm còn một nửa.
-
Câu 24:
Chất m đang chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(\overrightarrow F \). Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:
A. \(\overrightarrow p = \overrightarrow F .m\)
B. \(\overrightarrow p = \overrightarrow F .t\)
C. \(\overrightarrow p = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
D. \(\overrightarrow p = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\)
-
Câu 25:
Một lực \(\overrightarrow F \) không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) theo hướng của lực \(\overrightarrow F \). Công suất của lực \(\overrightarrow F \) là
A. \(F.v\)
B. \(F.{v^2}\)
C. \(F.t\)
D. \(F.v.t\)
-
Câu 26:
Tại thời điểm t0 = 0, một vật m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất với g = 10m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2s có
A. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
B. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
C. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
D. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
-
Câu 27:
Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?
A. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{{p^2}}}{{2m}}\)
B. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2{p^2}}}{m}\)
C. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2m}}{{{p^2}}}\)
D. \({{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}\)
-
Câu 28:
Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
A. Động năng
B. Thế năng
C. Trọng lượng
D. Động lượng
-
Câu 29:
Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là:
A. Bằng hai lần vật thứ hai
B. Bằng một nửa vật thứ hai
C. Bằng vật thứ hai
D. Bằng một phần tư vật thứ hai
-
Câu 30:
Hệ thức nào sau đây không thỏa định luật Boyle – Mariot:
A. pV=const
B. \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
C. \(\frac{{{p_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{{p_2}}}{{{V_1}}}\)
D. \(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\)
-
Câu 31:
Chất khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và
A. đẩy nhau khi gần nhau.
B. hút nhau khi ở xa nhau.
C. không tương tác với nhau.
D. chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
-
Câu 32:
Chọn phương án đúng. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc ban đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì:
A. quỹ đạo rơi như nhau
B. thời gian rơi bằng nhau
C. công của trọng lực khác nhau
D. Gia tốc rơi bằng nhau
-
Câu 33:
Biểu thức nào dưới đây diễn tả phương trình trạng thái khí lý tưởng?
A. \({p_1}{V_1}{T_1} = {p_2}{V_2}{T_2}\)
B. \(\frac{{{T_1}{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{T_2}{p_2}}}{{{V_2}}}\)
C. \(\frac{{pV}}{T} = const\)
D. \(\frac{{{T_1}{V_1}}}{{{p_1}}} = \frac{{{T_2}{V_2}}}{{{p_2}}}\)
-
Câu 34:
Một vật khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \). Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:
A. \(\vec p = - m\vec v\)
B. p = mv
C. \(\vec p = m\vec v\)
D. p = - mv
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động lượng của một vật bằng thương của khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng đại số luôn dương.
C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
-
Câu 36:
Một mol hơi nước có khối lượng 18 g, một mol oxi có khối lượng 32g là vì:
A. Số phân tử oxi nhiều hơn số phân tử nước.
B. Ở điều kiện bình thường, oxi ở thể khí nên có thể tích lớn hơn.
C. Khối lượng một phân tử oxi lớn hơn khối lượng một phân tử nước.
D. Số nguyên tử trong một phân tử nước nhiều hơn số nguyên tử trong một phân tử oxi.
-
Câu 37:
Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?
A. Dao động quanh vị trí cân bằng.
B. Lực tương tác phân tử mạnh.
C. Có hình dạng và thể tích xác định
D. Các tính chất A, B, C.
-
Câu 38:
Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.
B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi.
D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
-
Câu 39:
Trong hệ tọa độ (p,T), đường đẳng tích là:
A. đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
B. đường parabol
C. đường hypebol
D. đường thẳng song song với trục tung
-
Câu 40:
Chọn phương án sai. Một vật đang chuyển động có thể có
A. Động lượng.
B. Động năng.
C. Thế năng.
D. Cơ năng.