Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 9 năm 2023-2024
Trường THCS Tôn Đức Thắng
-
Câu 1:
Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng thoái hoá giống?
A. Giao phấn xảy ra ở thực vật
B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật
C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau
-
Câu 2:
Thế nào là giao phối cận huyết?
A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau
D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng
-
Câu 3:
Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa các cá thể nào?
A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau
B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau
D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
-
Câu 4:
Biểu hiện nào không phải của thoái hoá giống?
A. Các cá thể có sức sống kém dần
B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm
C. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường
D. Nhiều bệnh tật xuất hiện
-
Câu 5:
Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực có nhiều tính trạng tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?
A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt
C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống
D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
-
Câu 6:
Phép lai đã cho nào dưới đây gọi là lai kinh tế?
A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô
B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc
C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng
D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan
-
Câu 7:
Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào?
A. Giao phối cận huyết
B. Lai kinh tế
C. Lai phân tích
D. Giao phối ngẫu nhiên
-
Câu 8:
Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?
A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau
B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép, ...
C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau
D. Cho F1 lai với P
-
Câu 9:
Đâu là nhiệm vụ của khoa học chọn giống?
A. Cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi hiện có
B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có
C. Cải tiến các giống hiện có, tạo ra các giống mới có năng suất cao
D. Tạo ra các giống mới có năng suất, sản lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của con người
-
Câu 10:
Trong chọn giống vật nuôi, quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường dùng các phương pháp nào?
A. Nuôi thích nghi và chọn lọc cá thể
B. Tạo giống ưu thế lai và chọn lọc cá thể
C. Cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai
D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống
-
Câu 11:
Đâu là đặc điểm của lợn Ỉ nước ta?
A. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh
B. Thịt có nhiều mỡ, chân ngắn, lưng võng, bụng sệ
C. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp
D. Trọng lượng tối đa cao
-
Câu 12:
Đâu là các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi?
A. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương
B. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội
C. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương, tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống
D. Tạo giống mới, tạo ưu thế lai, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống
-
Câu 13:
Môi trường là nơi như thế nào?
A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
-
Câu 14:
Kể tên các loại môi trường chủ yếu của sinh vật?
A. Đất, nước, trên mặt đất - không khí
B. Đất, trên mặt đất - không khí
C. Đất, nước và sinh vật
D. Đất, nước, trên mặt đất - không khí và sinh vật
-
Câu 15:
Đâu là môi trường sống của cây xanh?
A. Đất và không khí
B. Đất và nước
C. Không khí và nước
D. Đất
-
Câu 16:
Tại sao nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên?
A. Vì con người có tư duy, có lao động
B. Vì con người tiến hóa nhất so với các loài động vật khác
C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên
D. Vì con người có khả năng điều khiển thiên nhiên
-
Câu 17:
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật ra sao?
A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật
B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp
C. Làm thay đổi những đặc điềm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ
-
Câu 18:
Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là do đâu?
A. Các cành chết do bị tổn thương
B. Các cành quá dài nên bị gãy
C. Các cành không tiếp xúc được với ánh sáng, không quang hợp được
D. Cây mọc dày quá, làm một số cây bị yếu và chết đi
-
Câu 19:
Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm nào?
A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
-
Câu 20:
Vì sao cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc xen nhau trong rừng?
A. Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên
B. Cây có nhiều chất dinh dưỡng
C. Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây
D. Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng
-
Câu 21:
Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?
A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão
B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại
C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc
D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng
-
Câu 22:
Các loại cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng ra sao?
A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng
B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên
C. Cây rụng nhiều lá
D. Tăng cường ôxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh
-
Câu 23:
Muốn tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn
B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày
C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá
D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường
-
Câu 24:
Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây
C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá
D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh
-
Câu 25:
Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch giữa hai loài?
A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
C. Cáo đuổi bắt gà
D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ
-
Câu 26:
Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu gì?
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Kí sinh
D. Nửa kí sinh
-
Câu 27:
Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào?
A. Hội sinh
B. Kí sinh
C. Sinh vật ăn sinh vật khác
D. Cạnh tranh
-
Câu 28:
Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào?
A. Cộng sinh
B. Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Cạnh tranh
D. Kí sinh
-
Câu 29:
Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
A. Tiềm năng sinh sản của loài
B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn
D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn
-
Câu 30:
Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố gì?
A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái
B. Nguồn thức ăn của quần thể
C. Khu vực sinh sống
D. Cường độ chiếu sáng
-
Câu 31:
Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi nào?
A. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
B. Trẻ, trưởng thành và già
C. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
D. Trước giao phối và sau giao phối
-
Câu 32:
Đâu là những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác?
A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá
B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử
C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử
D. Hôn nhân, giới tính, mật độ
-
Câu 33:
Những đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác?
A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá
B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế
C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân
D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản
-
Câu 34:
Quần thể người có những nhóm tuổi gì?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản
C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động
-
Câu 35:
Thế nào là quần xã sinh vật?
A. Tập hợp các sinh vật cùng loài
B. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài
C. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài
D. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên
-
Câu 36:
Tập hợp nào không phải là quần xã sinh vật?
A. Một khu rừng
B. Một hồ tự nhiên
C. Một đàn chuột đồng
D. Một ao cá
-
Câu 37:
Đâu là điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?
A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật
B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
D. Gồm các sinh vật khác loài
-
Câu 38:
Hệ sinh thái bao gồm các thành phần gì?
A. Thành phần vô sinh và hữu sinh
B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
C. Thành phần vô cơ và hữu cơ
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
-
Câu 39:
Trong một hệ sinh thái, cây xanh là sinh vật gì?
A. Sinh vật phân giải
B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
-
Câu 40:
Hoạt động nào dưới đây là của sinh vật sản xuất?
A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp
B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
C. Phân giải xác động vật và thực vật
D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ