Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 9 năm 2023-2024
Trường THCS Lương Tấn Thịnh
-
Câu 1:
Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có có lợi và cũng không có hại gì, mối quan hệ đó được gọi là gì?
A. Ký sinh
B. Ức chế cảm nhiễm
C. Hội sinh
D. Cộng sinh
-
Câu 2:
Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái nào?
A. Vô sinh
B. Hữu sinh
C. Vô cơ
D. Hữu cơ
-
Câu 3:
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào trong quần xã?
A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo
B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ
C. Quần thể chim sẻ và quần thể chào mào
D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè
-
Câu 4:
Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai , tại sao?
A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt
C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống
D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
-
Câu 5:
Đặc điểm của tháp dân số trẻ như thế nào?
A. Đáy tháp rộng
B. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao
C. Tuổi thọ trung bình thấp
D. Cả A, B và C
-
Câu 6:
Có bao nhiêu câu sai trong các câu sau:
1. Ếch nhái là những sinh vật ưa khô còn thằn lằn là những sinh vật ưa ẩm.
2. Nhiệt độ và độ ẩm là những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phân bố của nhiều loài sinh vật.
3. ở các sinh vật cùng loài và khác loài có quan hệ hỗ trợ và quan hộ cạnh tranh .
4. Cây tầm gửi là loài thực vật cộng sinh.
5. Quan hệ giữa hổ và nai trong cùng một đồng cỏ là quan hệ cạnh tranh.
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 7:
Đặc trưng nào không có ở quần thể?
A. Thành phần nhóm tuổi
B. Độ đa dạng
C. Tỉ lệ giới tính
D. Mật độ cá thể
-
Câu 8:
Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
A. Bầy khi mặt đỏ sống trong rừng
B. Đàn cá sống ở sông
C. Đàn chim sống trong rừng
D. Đàn chó nuôi trong nhà
-
Câu 9:
Ở một quần thể ngô, thế hệ xuất phát (P) cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 100%. Nếu cho P tự thụ phấn bắt buộc thì sau một thế hệ, cây có kiểu gen đồng hợp ở đời F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 18,75%
B. 50%
C. 25%
D. 87,5%
-
Câu 10:
Đâu là dấu hiệu đặc trưng của quần xã?
A. Thành phần nhóm tuổi
B. Tỉ lệ giới tính
C. Kinh tế- xã hội
D. Số lượng các loài trong quần xã
-
Câu 11:
Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật
B. Là nơi ở của sinh vật
C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật
-
Câu 12:
Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi
B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói
C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu
D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi
-
Câu 13:
Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất
B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ
-
Câu 14:
Đâu là khái niệm của giới hạn sinh thái?
A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt
B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau
C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật
-
Câu 15:
Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, phải trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì ở F2 tỉ lệ thể dị hợp là bao nhiêu?
A. 12,5%
B. 25%
C. 50%
D. 75%
-
Câu 16:
Vi khuẩn cố định đạm sống ở nốt sần của cây họ đậu là ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Kí sinh
B. Cộng sinh
C. Hội sinh
D. Cạnh tranh
-
Câu 17:
Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào quan trọng nhất?
A. Tỉ lệ đực cái
B. Sức sinh sản
C. Thành phần nhóm tuổi
D. Mật độ
-
Câu 18:
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào?
A. P: AaBBDD x Aabbdd
B. P: AAbbDD x aaBBdd
C. P: AABbDD x AABbDD
D. P: aabbdd x aabbdd
-
Câu 19:
Cây ưa sáng thường sống nơi nào sau đây?
A. Nơi quang đãng
B. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ
C. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình
D. Nơi khô hạn
-
Câu 20:
Đâu là biểu hiện của thoái hoá giống?
A. Con lai có sức sống kém dần
B. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng
C. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
D. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên
-
Câu 21:
Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2°C đến 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5°Cđến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn
B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn
-
Câu 22:
Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn
B. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng
C. Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn
D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn
-
Câu 23:
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống?
A. Các gen dị hợp dần đi vào trạng thái đồng hợp
B. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
C. Các cặp gen đồng hợp trội tăng, các cặp gen dị hợp giảm
D. Các gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ
-
Câu 24:
Dựa vào đặc trưng cơ bản của quần thể người, cấu trúc tuổi ở quần thể người được chia thành các nhóm nào?
A. Tuổi trước sinh sản chưa lao động, tuổi sinh sản, lao động và tuổi thôi lao động
B. Tuổi sơ sinh, tuổi vị thành niên, thuổi thành niên, tuổi già
C. Tuổi trẻ, tuổi già
D. Tuổi lao động, tuổi thôi lao động
-
Câu 25:
Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào?
A. Khả năng sống của sinh vật giảm
B. Nhiều khi sinh vật không thể sống được
C. Sinh vật có thể sống ở nơi mới
D. Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được
-
Câu 26:
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?
A. Ấu trùng trai bám trên da cá
B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu
C. Địa y bám trên cành cây
D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng
-
Câu 27:
Đâu là sinh vật ăn thịt?
A. Con bò
B. Con cừu
C. Con thỏ
D. Cây nắp ấm
-
Câu 28:
Trong chăn nuôi người ta thường đem lợn ỉ Mỏng Cái lai với lợn Đại Bạch để tạo ra thế hệ con tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao. Phép lai trên được gọi là gì?
A. Tạo ưu thế lai ở vật nuôi
B. Lai khác thứ
C. Lai khác dòng
D. Lai kinh tế
-
Câu 29:
Câu nào sai trong các câu sau đây?
A. Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió và cây không bị đổ
B. Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có tác dụng tìm kiếm thức ăn tốt hơn chống lại kẻ thù tốt hơn
C. Gặp điều kiện bất lợi, hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng
D. Trong tự nhiên các sinh vật sống không phụ thuộc vào nhau
-
Câu 30:
Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
B. Con người và các sinh vật khác
C. Khí hậu, nước, đất
D. Các sinh vật khác và ánh sáng
-
Câu 31:
Điều nào sau đây sai khi nói đến quan hệ kí sinh?
A. Sinh vật kí sinh không giết chết ngay sinh vật chủ mà chỉ làm yếu dần
B. Một số trường hợp đặc biệt, vật kí sinh sống tự do mà không sống bám vào cơ thể vật chủ
C. Có hai trường hợp kí sinh gồm kí sinh hoàn toàn và bán kí sinh
D. Loài sống nhờ gọi là vật kí sinh, loài kia là sinh vật chủ
-
Câu 32:
Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh?
A. Động vật ăn thịt
B. Động vật ăn thực vật
C. Vi sinh vật phân giải
D. Thực vật
-
Câu 33:
Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?
A. Vô sinh
B. Hữu sinh
C. Hữu cơ
D. Vô cơ
-
Câu 34:
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là gì?
A. Loài đặc trưng
B. Loài phổ biến
C. Loài ưu thế
D. Loài quý hiếm
-
Câu 35:
Ở thực vật muốn duy trì ưu thế lai, con người đã sử dụng biện pháp nào?
A. Lai ngược giữa F1 với dạng làm bố mẹ
B. Cho F1 lai phân tích
C. Cho F1 sinh sản sinh dưỡng
D. Cả A và C
-
Câu 36:
Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A. Làm tăng thêm sức thổi của gió
B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất
C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây
-
Câu 37:
Đâu là phát biểu đúng về quần thể người?
A. Quần thể người khác so với quần thể sinh vật khác về tỉ lệ giởi tính
B. Quần thể người khác so với quần thể sinh vật khác về đặc trưng kinh tế - xã hội
C. Quần thể người không có các dạng tháp tuổi là dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút
D. Quần thể người chi có nhóm tuổi trưởc sinh sản và nhóm tuổi sinh sản
-
Câu 38:
Cây tầm gửi sống kí sinh trên thân cây chủ, đồng thời có khả năng quang hợp tổng hợp dược chất hữu cơ. Quan hệ sinh thái trên đây được gọi là gì?
A. Hợp tác
B. Kí sinh hoàn toàn
C. Hội sinh
D. Bán kí sinh
-
Câu 39:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC
Khoảng nhiệt độ 20 – 35oC được gọi là gì?
A. Khoảng thuận lợi
B. Khoảng gây chết trên
C. Khoảng gây chết dưới
D. Giới hạn chịu đựng
-
Câu 40:
Vì sao hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa?
A. Tạo ra các cặp gen dị hợp
B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại
D. Cả 3 ý trên