Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 9 năm 2022-2023
Trường THCS Lê Văn Tám
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ và không có khả năng sinh sản hữu tính mà chỉ có khả năng sinh sản sinh dưỡng?
A. Vì cơ thể lai xa chứa hai bộ NST lưỡng bộ của hai loài bố mẹ khác nhau và do hai bộ NST này không tương ứng với nhau.
B. Vì cơ thể lai xa có cấu tạo cơ quan sinh sản bị đột biến và sai khác rất nhiều so với hai loài bố mẹ ban đầu.
C. Vì tế bào của cơ thể lai xa chứa hai bộ NST đơn bội hai loài bố mẹ khác nhau và do hai bộ NST không tương ứng với nhau.
D. Vì tế bào bào của cơ thể lai xa có hình thái và bộ NST khác hoàn toàn so với hai loài bố mẹ ban đầu.
-
Câu 2:
Xác định ý đúng: Các giống chó thuần chủng được duy trì bởi?
A. chọn giống.
B. sự lai tạo.
C. giao phối cận huyết.
D. kỹ thuật di truyền.
-
Câu 3:
Xác định ý đúng: Chỉ những động vật có đặc điểm mong muốn mới được tham gia tạo thế hệ sau gọi là gì?
A. sự lai tạo
B. giao phối cận huyết
C. chọn giống
D. nhân bản
-
Câu 4:
Hãy xác định: Phương pháp tạo giống nào có thể áp dụng đối với cả thực vật, động vật và vi sinh vật?
A. Gây đột biến
B. Sử dụng công nghệ gen
C. Dung hợp tế bào trần
D. Nhân bản vô tính
-
Câu 5:
Chọn ý đúng: Các tính trạng năng suất thường được di truyền theo quy luật?
A. Tương tác bổ sung.
B. Trội không hoàn toàn.
C. Trội hoàn toàn.
D. Tương tác cộng gộp.
-
Câu 6:
Xác định ý đúng: Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn lọc giống là?
A. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
B. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt
C. Chọn lọc chủ định và chọn lọc không có chủ định
D. Chọn lọc qui mô lớn và chọn lọc qui mô nhỏ
-
Câu 7:
Xác định ý đúng: Cây lai xa giữa cải củ (2nR = 18) với cải bắp (2nB = 18) hữu thụ được gọi là gì?
A. Thể đa bội chẵn với 36 NST.
B. Thể lưỡng bội với 18 NST.
C. Thể tứ bội có 4n = 36 NST.
D. Thể song nhị bội.
-
Câu 8:
Chọn ý đúng: Lai xa làm xuất hiện những tính trạng mới mà lai cùng loài không thể thực hiện do đâu?
A. Sử dụng được nguồn gen ngoài nhân.
B. Giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với điều kiện sống.
C. Do kết hợp được hệ gen của các sinh vật cách xa nhau trong hệ thống phân loại.
D. Hạn chế được hiện tượng thoái hoá giống.
-
Câu 9:
Đâu là ý đúng: Một tiến bộ kĩ thuật nỏi bật của thế kỉ XX về tạo giống ưu thế lai là?
A. ngô lai
B. lúa lai
C. đậu lai
D. bắp cải lai
-
Câu 10:
Ý nào đynsg: Trong chọn giống cây trồng, các phương pháp chính được sử dụng là gì?
A. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai
B. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể
C. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể
D. gây đột biến nhân tạo, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể
-
Câu 11:
Xác định ý đúng: Các nhân tố sinh thái?
A. chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
B. thay đổi theo từng môi trường và thời gian
C. chỉ gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người
D. gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
-
Câu 12:
Hãy xác định: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật là gì/
A. không phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng
B. tỉ lệ thuận vào mức độ tác động của chúng
C. tỉ lệ nghịch vào mức độ tác động của chúng
D. tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng
-
Câu 13:
Xác định: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi nào?
A. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác
B. chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác
C. chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác
D. chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác
-
Câu 14:
Hãy xác định: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là?
A. Cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
B. Hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
C. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
D. Hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.
-
Câu 15:
Xác định: Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 16:
Xác định: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.
B. Là nơi ở của sinh vật.
C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.
-
Câu 17:
Xác định ý đúng: Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có?
A. Lá to và màu sẫm
B. Lá nhỏ và màu nhạt
C. Lá nhỏ và màu sẫm
D. Lá to và màu nhạt
-
Câu 18:
Chọn ý đúng: Phát biểu nào sai khi nói về vai trò của động vật?
A. Nhiều loài có thể là tác nhân truyền bệnh cho con người
B. Nhiều loài cung cấp thực phẩm cho con người
C. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái
D. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng
-
Câu 19:
Xác định ý đúng: Enzyme amylase trong nước bọt rất quan trọng để phá vỡ các liên kết hóa học?
A. trong tinh bột để giải phóng đường.
B. trong quá trình hình thành xương và răng.
C. để trộn thức ăn bạn nuốt.
D. trong quá trình phân hủy protein.
-
Câu 20:
Chọn ý đúng: Những thay đổi trong môi trường thách thức sự tồn tại của một loài và có thể dẫn đến sự thích nghi hoặc tuyệt chủng gọi là gì?
A. sự thống trị
B. giới hạn sinh thái
C. đột biến
D. gen
-
Câu 21:
Xác định: Những nhóm sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát
B. Cá, chim, thú, con người
C. Chim, thú, con người
D. Thực vật, cá, chim, thú
-
Câu 22:
Hãy cho biết: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
A. Giun đất
B. Thằn lằn
C. Tắc kè
D. Chồn
-
Câu 23:
Xác định: Động vật nào thuộc nhóm động vật ưa khô?
A. Thằn lằn
B. Ếch, muỗi
C. Cá sấu, cá heo
D. Hà mã
-
Câu 24:
Đâu là ý đúng: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là?
A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy
B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai
C. Cây biến dạng thành thân bò
D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển
-
Câu 25:
Chọn ý đúng: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là?
A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt
-
Câu 26:
Chọn ý đúng: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau?
A. Giun đất
B. Thằn lằn
C. Tắc kè
D. Chồn
-
Câu 27:
Cho biết: Việc các cá thể rời khỏi quần thể và di chuyển ra ngoài nói lên điều gì?
A. Bản tính tự nhiên
B. Tỷ lệ tử vong
C. Nhập cư
D. Di cư
-
Câu 28:
Xác định: Ở điều kiện bình thường, yếu tố nào là nguyên nhân ảnh hưởng đến mật độ quần thể?
A. Tháp dân số
B. Sự ra đời
C. Nhập cư
D. Di cư
-
Câu 29:
Hãy chi biết: Trong trường hợp nào số người già nhiều hơn?
A. Dân số tăng
B. Dân số giảm
C. Dân số ổn định
D. Dân số sinh sản
-
Câu 30:
Xác định: Ví dụ nào là quần thể sinh vật?
A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau
B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao
C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam
D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao
-
Câu 31:
Chọn ý đúng: Phát biểu nào không đúng khi nói về tháp tuổi?
A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ
B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ
C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn
D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp
-
Câu 32:
Chọn ý đúng: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến?
A. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm
B. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết
C. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 33:
Đâu là ý đúng: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa?
A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
B. quyết định mức sinh sản của quần thể
C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
D. làm cho kích thước quần thể giảm sút
-
Câu 34:
Đâu là ý đúng: Các sinh vật là: trăn, cỏ gà, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào?
A. Cỏ → chấu chấu→ trăn → gà → vi khuẩn
B. Cỏ → trăn → châu chấu→ vi khuẩn → gà
C. Cỏ → châu chấu → gà → trăn→ vi khuẩn
D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà → trăn
-
Câu 35:
Xác định ý đúng: Vì sao quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật không có ?
A. Con người có khá năng tư duy trừu tượng và lao dộng có mục đích
B. Con người có dáng đi thẳng
C. Con người có những điểm khác biệt về hình thái
D. Con người có ngôn ngữ
-
Câu 36:
Hãy xác định: Đặc điểm nào sau đây là của tháp dân số trẻ?
A. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn.
B. Tuổi thọ trung bình thấp.
C. Cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp.
D. Tuổi thọ trung bình cao
-
Câu 37:
Ý nào đúng: Những đặc điểm nào sau đây đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác?
A. Giới tính
B. Văn hóa, xã hội
C. Pháp luật
D. Kinh tế xã hội
-
Câu 38:
Xác định: Vì sao quần thể người có những đặc trưng kinh tế-xã hội mà những quần thể sinh vật khác không có?
A. Con người có lao động và tư duy
B. Con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể
C. Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 39:
Xác định ý đúng: Quần thể người có những nhóm tuổi nào?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản
C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động
-
Câu 40:
Hãy cho biết: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là?
A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá?
B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử
C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử
D. Hôn nhân, giới tính, mật độ