Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021
Trường THCS Võ Minh Đức
-
Câu 1:
“Nguyên nhân của hiện tượng tỉa cành tự nhiên là do các cành ở phía dưới tiếp nhận …………nên …………, tổng hợp được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ ………… bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên các cành phía dưới bị khô héo dần và rụng sớm. ”
Từ còn thiếu trong dấu” …………” lần lượt là?A. ít ánh sáng, quang hợp tốt, không đủ.
B. ít ánh sáng, quang hợp kém, không đủ.
C. nhiều ánh sáng, quang hợp kém, không đủ.
D. ít ánh sáng, quang hợp kém, đủ.
-
Câu 2:
Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là?
A. Cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
B. Hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
C. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
D. Hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.
-
Câu 3:
Điều nhận xét nào sau đây về giới hạn sinh thái là không đúng?
A. Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau
B. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì thường có phạm vi phân bố rộng
C. Sinh vật đẳng nhiệt không có giới hạn sinh thái
D. Ruồi nhà là loài có giới hạn rộng về nhiều nhân tố sinh thái
-
Câu 4:
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là gì?
A. Giới hạn sinh học.
B. Giới hạn sinh thái
C. Giới hạn sinh giới.
D. Giới hạn sinh vật.
-
Câu 5:
Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 6:
Môi trường là gì?
A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
-
Câu 7:
Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20oC đến 44oC. điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C. điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D. Cá chép có vùng phàn bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
-
Câu 8:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC
Khoảng nhiệt độ 20 – 35oC được gọi là?
A. Khoảng thuận lợi
B. Khoảng gây chết trên
C. Khoảng gây chết dưới
D. Giới hạn chịu đựng
-
Câu 9:
Giới hạn dưới của giới hạn sinh thái là?
A. Giới hạn chịu đựng của sinh vật về loại nhân tố sinh nào đó, ngoài giới hạn sinh thái này sinh vật không thể tồn tại
B. Cận trên của giới hạn sinh thái chịu đựng về một loại nhân tố sinh thái nào đó
C. Điều kiện sinh thái tại đó con vật còn tồn tại được, vượt qua mức giới hạn dưới sinh vật sẽ chết
D. Điều kiện sinh thái tại đó sinh vật phát triển thuận lợi nhất, vượt quá mức giới hạng dưới sinh vật sẽ ngừng phát triển
-
Câu 10:
Khoảng thuận lợi là?
A. Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được
B. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật
C. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật
D. Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho các loài sinh vật nào đó thực hiện các chức năng sống tốt nhất
-
Câu 11:
Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái?
A. Vô sinh
B. Hữu sinh
C. Hữu sinh và vô sinh
D. Hữu cơ
-
Câu 12:
Các nhân tố sinh thái gồm?
A. nhân tố vô sinh.
B. nhóm nhân tố vô sinh và hữu sinh
C. nhóm nhân tố vô sinh và con người.
D. nhân tố hữu sinh.
-
Câu 13:
Hoàn thành câu có nghĩa: Nhân tố sinh thái là .... tác động đến sinh vật.
A. Ánh sáng
B. Độ ẩm
C. nhiệt độ
D. các nhân tố của môi trường
-
Câu 14:
Da người có thể là môi trường sống của?
A. Giun đũa kí sinh
B. Chấy, rận, nấm
C. Sâu
D. Thực vật bậc thấp
-
Câu 15:
Sán lá sống trong môi trường nào sau đây?
A. Môi trường đất
B. Môi trường nước
C. Môi trường không khí
D. Môi trường sinh vật
-
Câu 16:
Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là?
A. Đất, nước, trên mặt đất- không khí
B. Đất, trên mặt đất- không khí
C. Đất, nước và sinh vật
D. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
-
Câu 17:
Môi trường sống của sinh vật là?
A. Tất cả những gì có trong tự nhiên
B. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật
C. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
D. Tất cả yếu tố bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật
-
Câu 18:
Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.
B. Là nơi ở của sinh vật.
C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.
-
Câu 19:
Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là?
A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn
B. Nơi sinh vật cư trú
C. Nới sinh vật làm tổ
D. Nơi sinh vật sinh sống
-
Câu 20:
Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định
B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời
C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
-
Câu 21:
Động vật nào sau đây là động vật ưa sáng?
A. Thằn lằn
B. Muỗi
C. Dơi
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 22:
Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là?
A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối
B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối
C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối
D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối
-
Câu 23:
Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là?
A. Kiếm mồi.
B. Nhận biết các vật
C. Định hướng di chuyển trong không gian.
D. Sinh sản
-
Câu 24:
Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là?
A. Kiếm mồi.
B. Nhận biết các vật
C. Định hướng di chuyển trong không gian.
D. Sinh sản
-
Câu 25:
Khi chuyển những cây đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng mạnh thì khả năng sống của chúng như thế nào?
A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường
B. Khả năng sống tăng mạnh
C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết
D. Không thể sống được.
-
Câu 26:
Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?
A. Cây vẫn mọc thẳng.
B. Cây luôn quay về phía mặt trời.
C. Ngọn cây rũ xuống.
D. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
-
Câu 27:
Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông
A. Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên
B. Cây có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây
D. Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng.
-
Câu 28:
Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?
A. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.
B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.
C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.
D. Phiến lá hẹp. mòng, màu xanh sẫm
-
Câu 29:
Loài thực vật dưới đây thuộc nhóm ưa sáng là?
A. Cây lúa
B. Cây ngô
C. Cây phi lao
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 30:
Cây ưa sáng thường sống nơi nào?
A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình
C. Nơi quang đãng
D. Nơi khô hạn.