Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021
Trường THCS Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là?
A. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt
B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ
C. Xuất hiện quái thái, dị tật ở con
D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ
-
Câu 2:
Biểu hiện của thoái hoá giống là?
A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng
B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên
D. Con lai có sức sống kém dần
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo
B. Ưu thế lai luôn được biểu hiện ở con lai giữa hai dòng thuần chủng
C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau
D. Trong cùng 1 tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai
-
Câu 4:
Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
B. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thể lai nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
C. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
-
Câu 5:
Một trong những đặc điểm của ưu thế lai là?
A. Ưu thế lai được tạo ra từ việc lai các dòng bố và mẹ có kiểu gen dị hợp.
B. Các đặc tính tốt của ưu thế lai được tăng cường và củng cố qua các thế hệ con cháu.
C. Ưu thế lai thể hiện ở sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu tốt, năng suất cao.
D. Các cơ thể có ưu thế lai cao là những cơ thể có kiểu gen ở trạng thái đồng hợp.
-
Câu 6:
Chọn câu sai. Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là?
A. Lai khác dòng đơn
B. Lai xa
C. Lai khác dòng kép
D. Lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn
-
Câu 7:
Tính trạng của cây trồng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tác động cộng gộp thì chịu ảnh hưởng nhiều?
A. bởi kiểu gen được gọi là tính trạng chất lượng.
B. bởi kiểu gen được gọi là tính trạng số lượng.
C. bởi môi trường được gọi là tính trạng số lượng.
D. bởi môi trường được gọi là tính trạng chất lượng.
-
Câu 8:
Giống vịt Bạch tuyết (vịt Anh Đào x vịt cỏ) có đặc điểm?
A. lớn hơn vịt cỏ
B. biết mò kiếm mồi
C. lông được dùng để chế biến len
D. tất cả các đặc điểm trên
-
Câu 9:
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Vì sao trong chọn giống, người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai mà không tạo giống mới?
A. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian dài
B. Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí lớn
C. Do quá trình tạo giống mới cần kinh phí cao
D. Do quá trình tạo giống mới không hiệu quả
-
Câu 10:
Các phương pháp chủ yếu được dùng trong chọn giống vật nuôi là?
A. Cải tạo giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai
B. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương
C. Sử dụng công nghệ gen, công nghệ cấy chuyển phôi
D. Tạo giống mới, tạo giống ưu thế lai
-
Câu 11:
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là?
A. hoàn thiện các phương pháp chọn lọc nhằm củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn
B. cải tiến những giống hiện có và tạo ra giống mới
C. chủ động tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống
D. chọn lọc cá thể có những biến dị tốt đã nảy sinh ngẫu nhiên, tự phát
-
Câu 12:
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì?
A. đơn giản, dễ thực hiện
B. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai
C. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới
D. chi phí rẻ, hiệu quả cao
-
Câu 13:
Phương pháp nào sau đây không được sử dụng trong chọn giống vật nuôi?
A. Nhân bản vô tính
B. Thụ tinh nhân tạo
C. Tạo giống ưu thế lai
D. Công nghệ gen
-
Câu 14:
Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội được tao ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội có đặc điểm?
A. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ kém
B. bản lá dày, màu xanh đậm, sức ra rễ kém
C. bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao
D. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao
-
Câu 15:
Một tiến bộ kĩ thuật nỏi bật của thế kỉ XX về tạo giống ưu thế lai là?
A. ngô lai
B. Lúa lai
C. Đậu lai
D. bắp cải lai
-
Câu 16:
Dựa vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm nào?
A. Cây ưa sáng, cây ưa tối
B. Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng
C. Cây ưa hạn, cây ưa ẩm
D. Cây trung sinh, cây ẩm sinh, cây hạn sinh
-
Câu 17:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng?
A. Có phiến lá mỏng
B. Mô giậu kém phát triển
C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất
D. Mọc dưới tán của cây khác
-
Câu 18:
Động vật nào sau đây hoạt động vào ban đêm?
A. Trâu
B. Nai
C. Sóc
D. Cứu
-
Câu 19:
Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa sáng?
A. Dơi
B. Cú mèo
C. Chim chích chòe
D. Diệc
-
Câu 20:
Cho các phát biểu sau
1. Cây bạch đàn có thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, mọc ở nơi quang đãng thuộc nhóm cây ưa bóng.
2. Tùy theo sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng, người ta chia động vật thành hai nhóm là nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa bóng.
3. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới hoạt động quang hợp ở thực vật.
4. Cây lá lốt thuộc nhóm cây ưa bóng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Cho các loài động vật sau: cáo, dê, dơi, chồn, cú mèo, trâu, chó, nai. Những loài động vật thuộc nhóm động vật ưa tối là?
A. cáo, chồn, cú mèo
B. cáo, dơi, chồn, cú mèo
C. cáo, dơi, chồn
D. cáo, dơi, cú mèo
-
Câu 22:
Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống: …. bao gồm những cây sống nơi quang đãng. … bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt trong nhà
A. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây ưa sáng
B. Nhóm cây kỵ bóng, nhóm cây ưa sáng
C. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng
D. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây kỵ sáng
-
Câu 23:
Cây nào trong các cây sau thuộc nhóm cây ưa sáng?
A. Cây xoài
B. Cây dong riềng
C. Cây lá lốt
D. Cây lưỡi hổ
-
Câu 24:
Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng?
A. Lá lốt, dong riềng
B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng
C. Bạch đàn, cây xoài, cây phương, bằng lăng
D. Lá lốt
-
Câu 25:
Hiện tượng tỉa cành tự nhiên ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố?
A. Nhiệt độ
B. Ánh sáng
C. Độ ẩm
D. Lượng mưa
-
Câu 26:
Đặc điểm sau không phải của cây ưa bóng?
A. Phiến lá mỏng.
B. Ít hoặc không có mô giậu.
C. Lá nằm ngang.
D. Mô giậu phát triển
-
Câu 27:
Lá của cây ưa bóng có đặc điểm gì?
A. Lá dày, nằm ngang, có nhiều tế bào mô giậu
B. Lá to, nằm nghiêng, ít hoặc không có mô giậu
C. Lá dày, nằm nghiêng, có nhiều tế bào mô giậu
D. Lá mỏng, nằm ngang, ít hoặc không có tế bào mô giậu
-
Câu 28:
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?
A. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
B. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
C. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.
-
Câu 29:
Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam thuộc đối tượng nào?
A. Lúa
B. Đậu tương
C. Ngô
D. Cả 3 cây trên
-
Câu 30:
Trong chọn giống cây trồng, các phương pháp chính được sử dụng là?
A. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai
B. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể
C. gây đột biến nhân tạo, tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể
D. gây đột biến nhân tạo, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể