Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Trân
-
Câu 1:
Động vật nào dưới đây sống trong môi trường sinh vật?
A. Giun đũa
B. Giun đỏ
C. Rươi
D. Giun đất
-
Câu 2:
Nhân tố nào dưới đây là nhân tố địa hình?
A. Độ ẩm không khí
B. Ánh sáng
C. Tốc độ gió
D. Độ trũng
-
Câu 3:
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là?
A. 5 – 30oC.
B. 25 – 45oC
C. 5 – 42oC.
D. 15 – 22oC.
-
Câu 4:
Cây hoa cúc sống trong môi trường nào dưới đây?
A. Trong đất
B. Nước
C. Sinh vật
D. Đất – không khí
-
Câu 5:
Những cây ưa sáng và mọc quần tụ thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Thân cao, cành tập trung ở phần ngọn
B. Thân thấp, phân cành mạnh
C. Thân cao, cành tập trung ở gần gốc
D. Thân thấp, không phân cành
-
Câu 6:
Cây nào dưới đây ưa sống nơi râm mát?
A. Vạn niên thanh
B. Bán hạ
C. Dọc mùng
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 7:
Loài chim nào dưới đây có thời gian đi kiếm ăn trong ngày khác với những loài chim còn lại?
A. Cú mèo
B. Cắt
C. Vạc
D. Diệc
-
Câu 8:
Lá của cây ưa bóng thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Lá nhỏ, xếp ngang, lớp sáp dày và có màu xanh thẫm
B. Lá to, xếp ngang, lớp sáp mỏng và có màu xanh thẫm
C. Lá to, xếp xiên, lớp sáp mỏng và có màu xanh nhạt
D. Lá nhỏ, xếp xiên, lớp sáp dày và có màu xanh nhạt
-
Câu 9:
Hiện tượng lớp bần dày ở thân cây gỗ vùng ôn đới cho thấy rõ nhất ảnh hưởng của nhân tố nào lên đời sống sinh vật?
A. Nhiệt độ
B. Độ pH
C. Độ ẩm
D. Ánh sáng
-
Câu 10:
Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt ?
A. Cá mập
B. Rùa biển
C. Trầu không
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 11:
Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống, thực vật được phân chia làm mấy nhóm chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 12:
Những cây có thân mọng nước thường sống ở?
A. hoang mạc.
B. thảo nguyên.
C. ven bờ sông, suối.
D. rừng mưa nhiệt đới.
-
Câu 13:
Động vật nào dưới đây có lối sống bầy đàn?
A. chó sói
B. voi
C. Ngựa vằn
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 14:
Mối quan hệ khác loài nào dưới đây tồn tại ở mọi loài động vật?
A. Hợp tác
B. Hội sinh
C. Cạnh tranh
D. Kí sinh
-
Câu 15:
Hiện tượng động vật nguyên sinh sống trong ruột mối phản ánh mối quan hệ?
A. Hợp tác
B. Kí sinh
C. Hội sinh
D. Cộng sinh
-
Câu 16:
Tập hợp nào dưới đây không phải là một quần thể?
A. Tập hợp những con giun kim sống trong một cơ thể động vật
B. Tập hợp những cây xanh sống trên một cánh đồng
C. Tập hợp những cây sen trắng sống trong một đầm lầy
D. Tập hợp những cây cọ sống trên một ngọn đồi
-
Câu 17:
Đâu không phải là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?
A. Độ đa dạng
B. Tỉ lệ giới tính
C. Thành phần nhóm tuổi
D. Mật độ
-
Câu 18:
Ở quần thể nào dưới đây, mật độ có thể tính theo cả đơn vị thể tích và đơn vị diện tích ?
A. Chuột chũi trên một cánh đồng
B. Thông lá đỏ trên một ngọn đồi
C. Lúa nếp trong một thửa ruộng
D. Cá chép trong một ao nuôi
-
Câu 19:
Các cá thể trong quần thể được xếp vào mấy nhóm tuổi chính?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 20:
Các quần thể ngỗng có tỉ lệ đực/cái là?
A. 40/60.
B. 60/40.
C. 30/70.
D. 50/50.
-
Câu 21:
Tháp tuổi ở các nước phát triển thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Đáy hẹp, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều
B. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều
C. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng
D. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng
-
Câu 22:
Trong quần xã, độ nhiều thể hiện điều gì?
A. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
C. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 23:
Những dấu hiệu điển hình của một quần xã không bao gồm?
A. độ nhiều.
B. tỉ lệ giới tính.
C. độ thường gặp.
D. độ đa dạng.
-
Câu 24:
Hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần chính, đó là?
A. quần xã sinh vật và ổ sinh thái.
B. quần xã sinh vật và sinh cảnh
C. quần thể sinh vật và sinh cảnh..
D. quần thể sinh vật và ổ sinh thái.
-
Câu 25:
Sinh vật nào dưới đây không thể đứng liền trước chuột đồng trong một chuỗi thức ăn?
A. Cầy
B. Sâu ăn lá
C. Cỏ
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 26:
Trong một hệ sinh thái, sinh vật tiêu thụ không bao gồm đối tượng nào sau đây?
A. Cây xanh
B. Động vật ăn thực vật
C. Động vật ăn thịt
D. Động vật ăn mùn bã hữu cơ
-
Câu 27:
Trong một chuỗi thức ăn, các động vật ăn thực vật thường là?
A. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
B. bậc dinh dưỡng cấp 1.
C. bậc dinh dưỡng cấp 3.
D. sinh vật tiêu thụ bậc 1.
-
Câu 28:
Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào có số lượng cá thể lớn nhất?
A. Chó sói lửa
B. Trăn gấm
C. Kiến ba khoang
D. Gấu trắng Bắc Cực
-
Câu 29:
Có mấy dạng tháp tuổi cơ bản?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 30:
Cây nào dưới đây là cây ưa sáng?
A. Lá lốt
B. Diếp cá
C. Tếch
D. Vạn niên thanh