Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021
Trường THCS Trịnh Hoài Đức
-
Câu 1:
Sinh vật nào dưới đây có thể đứng liền sau bọ ngựa trong một chuỗi thức ăn?
A. Rắn
B. Thỏ
C. Sâu ăn lá
D. Hà mã
-
Câu 2:
Trong một hệ sinh thái, sinh vật nào dưới đây là sinh vật phân giải?
A. Nấm rơm
B. Vi khuẩn hoại sinh
C. Giun đất
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 3:
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào dưới đây có khả năng tự dưỡng?
A. Động vật
B. Nấm
C. Thực vật
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 4:
Loài động vật nào dưới đây thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm?
A. Thằn lằn
B. Ong mật
C. Chim sáo
D. Ếch đồng
-
Câu 5:
Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong quần xã sinh vật, … phản ánh tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
A. độ thường gặp
B. độ đa dạng
C. loài ưu thế
D. độ nhiều
-
Câu 6:
Cây nào dưới đây là loài đặc trưng ở vùng đồi Phú Thọ?
A. Cây thông
B. Cây cọ
C. Cây hồi
D. Cây quế
-
Câu 7:
Những nước có tháp dân số dạng đáy lớn, đỉnh nhọn và bé có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều
B. Có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao
C. Có tỉ lệ người già thấp
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 8:
Đặc điểm nào dưới đây có ở cả quần thể sinh vật và quần thể người?
A. Văn hoá
B. Hôn nhân
C. Mật độ
D. Giáo dục
-
Câu 9:
Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc là?
A. từ 65 tuổi trở lên.
B. từ 85 tuổi trở lên.
C. từ 50 tuổi trở lên.
D. từ 80 tuổi trở lên.
-
Câu 10:
Trong số các động vật dưới đây, động vật nào có số lượng cá thể trong mỗi quần thể bé nhất?
A. Chuột đồng
B. Linh cẩu
C. Cầy hương
D. Gấu trắng
-
Câu 11:
Tỉ lệ giới tính là?
A. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái hoặc cá thể cái/cá thể đực.
B. tỉ lệ số lượng cá thể đực/cá thể cái trong mỗi lứa tuổi của quần thể.
C. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
D. tỉ lệ giữa số lượng cá thể cái/cá thể đực.
-
Câu 12:
Tập hợp nào dưới đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp những con gà được nuôi nhốt trong lồng.
B. Tập hợp những con cá chép sống trong một ao
C. Tập hợp những con chuột sống trên một cánh đồng
D. Tập hợp những con chim sống trên một ngọn đồi
-
Câu 13:
Hiện tượng liền rễ có ở loài thực vật nào dưới đây?
A. Thông nhựa
B. Bạch đàn
C. Vàng tâm
D. Trâm bầu
-
Câu 14:
Hiện tượng vi khuẩn lam sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu phản ánh mối quan hệ?
A. hội sinh.
B. kí sinh.
C. hợp tác.
D. cộng sinh.
-
Câu 15:
Ví dụ nào dưới đây phản ánh mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác ?
A. Địa y sống bám trên thân cây gỗ
B. Giun đũa sống trong ruột người
C. Cá hề sống cùng với san hô
D. Thỏ ăn cỏ
-
Câu 16:
Động vật nào dưới đây không có lối sống bầy đàn?
A. Báo gấm
B. Linh dương
C. Voi
D. Tinh tinh
-
Câu 17:
Trường hợp nào dưới đây phản ánh mối quan hệ nửa kí sinh?
A. Cây tơ hồng sống trên thân cây gỗ
B. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
C. Cây phong lan sống trên thân cây gỗ
D. Cây dương xỉ sống trên thân cây gỗ
-
Câu 18:
Trong các mối quan hệ dưới đây, mối quan hệ nào có ở hầu hết mọi loài sinh vật?
A. Kí sinh
B. Hội sinh
C. Cạnh tranh
D. Cộng sinh
-
Câu 19:
Loài thực vật nào dưới đây có lối sống quần tụ?
A. Ổi
B. Tre
C. Bàng
D. Cau
-
Câu 20:
Trong mối quan hệ nào dưới đây, cả hai bên có thể cùng bị hại?
A. Hội sinh
B. Hợp tác
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác
D. Cạnh tranh
-
Câu 21:
Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?
A. Ráy
B. Rau bợ
C. Thài lài
D. Thuốc bỏng
-
Câu 22:
Động vật nào dưới đây thường sống ở nơi khô nóng?
A. thằn lằn bóng đuôi dài
B. Ốc sên
C. Ễnh ương
D. Giun đất
-
Câu 23:
Cây nào dưới đây có khả năng chịu hạn?
A. Dứa gai
B. Thuốc bỏng
C. Xương rồng
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 24:
Cây nào dưới đây vừa ưa ẩm, vừa ưa sáng?
A. Ráy
B. Thài lài
C. Lúa nước
D. Tất cả các phương án.
-
Câu 25:
Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt?
A. Kì nhông
B. Cà chua
C. Ếch cây
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 26:
Xà cừ được xếp vào nhóm nào sau đây?
A. Cây ưa sáng
B. Cây ưa ẩm
C. Cây chịu hạn
D. Cây ưa bóng
-
Câu 27:
Hiện tượng tỉa cành tự nhiên cho thấy rõ nhất vai trò của nhân tố nào đối với đời sống của sinh vật?
A. Độ pH
B. Độ ẩm
C. Nhiệt độ
D. Ánh sáng
-
Câu 28:
Sinh vật nào dưới đây không sống trong môi trường đất – không khí ?
A. Giun đất
B. Cây bưởi
C. Chim én
D. Chó
-
Câu 29:
Trong các nhân tố sinh thái dưới đây, nhân tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự tồn vong của sinh vật ?
A. Độ ẩm
B. Tốc độ gió
C. Con người
D. Các sinh vật khác
-
Câu 30:
Cây nào dưới đây thường mọc ở nơi quang đãng?
A. Vạn niên thanh
B. Khoai môn
C. Hoàng tinh
D. Phi lao