Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 9 năm 2021-2022
Trường THCS Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Em hãy cho biết: Để gây đột biến lên đỉnh sinh trưởng của thân, cành, người ta thường sử dụng tác nhân đột biến?
A. chiếu tia tử ngoại
B. sốc nhiệt
C. chiếu tia phóng xạ
D. ngâm hoá chất
-
Câu 2:
Em hãy cho biết để tạo giống bằng phương pháp gây đột biến thường không áp dụng đối với:
A. thực vật
B. vi khuẩn
C. vi khuẩn và thực vật
D. động vật
-
Câu 3:
Xác định đâu là trình tự đúng trong quy trình tạo giống bằng gây đột biến?
A. xử lí bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc cá thể mong muốn → tạo dòng thuần.
B. tạo dòng thuần → chọn lọc cá thể mong muốn → xử lí bằng tác nhân gây đột biến.
C. tạo dòng thuần → xử lí bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc cá thể mong muốn.
D. xử lí bằng tác nhân gây đột biến → tạo dòng thuần → chọn lọc cá thể mong muốn.
-
Câu 4:
Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm:
I. Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
IV. Tạo dòng thuần chủngA. I IV II
B. III II IV
C. IV III II
D. II III IV
-
Câu 5:
Xác định: Các ứng dụng có thể có của nhân bản vô tính bao gồm có?
A. tái tạo các quần thể động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
B. sản xuất các động vật giống hệt nhau về mặt di truyền để thử nghiệm.
C. sản xuất các cơ quan ở lợn để cấy ghép vào người.
D. tất cả những điều trên.
-
Câu 6:
Em hãy cho biết: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do đâu?
A. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp
C. Đột biến gen xảy ra.
D. Tập chung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
-
Câu 7:
Chọn phương án đúng: Sự lai tạo liên tục của các cá thể có đặc điểm giống nhau là?
A. giao phối cận huyết.
B. sự lai tạo.
C. nhân bản vô tính.
D. giao phối quá mức.
-
Câu 8:
Hãy cho biết khi lai các cá thể có đặc điểm giống nhau để các đặc điểm đó xuất hiện ở đời con là?
A. giao phối cận huyết.
B. điện di.
C. sự lai tạo.
D. kỹ thuật di truyền.
-
Câu 9:
Cho biết đâu là nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn?
A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật
B. Do lai khác thứ
C. Do tự thụ phấn bắt buộc
D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
-
Câu 10:
Em hãy xác định đâu là nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật?
A. do giao phối gần.
B. do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật.
C. do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
D. do lai phân tích.
-
Câu 11:
Em hãy xác định chim bồ câu, chim cu gáy khi giao phối cận huyết không có hiện tượng thoái hóa do chúng mang cặp gen?
A. Dị hợp không gây hại.
B. Đồng hợp lặn gây hại.
C. Đồng hợp không gây hại.
D. Cả A và B
-
Câu 12:
Cho biết: Khi tiến hành nghiên cứu trên chim bồ câu, người ta thấy đây là loài có hiện tượng giao phối cận huyết phổ biến, tuy nhiên chúng không bị thoái hóa giống. Điều nào dưới đây giải thích rõ cơ chế của hiện tượng này?
A. Quá trình chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các gen chống lại sự thoái hóa giống.
B. Các con bồ câu mái có tập tính giao phối với nhiều bồ câu đực để tạo ra sự đa dạng di truyền, chống lại hiện tượng thoái hóa giống.
C. Tần số đột biến giữa các thế hệ đủ lớn để tạo ra sự khác biệt về mặt di truyền qua các thế hệ, tránh hiện tượng thoái hóa giống.
D. Sự giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ đã tạo nên những dòng thuần chủng, giao phối cận huyết không gây thoái hóa giống.
-
Câu 13:
Chọn đáp án đúng: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá giống vì?
A. Thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện
B. Thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện
C. Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện
D. Các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện
-
Câu 14:
Cho biết ở các giống giao phấn, quá trình tự thụ phấn và giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ sẽ đẫn tới thoái hóa giống. Nguyên nhân là vì sự tự thụ phấn và giao phối cận huyết đã làm cho:
A. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dẫn, tỉ lệ kiều gen dị hợp giảm dần và xuất hiện các gen lặn có hại
B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các gen lặn có hại
C. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại
D. Quần thể giống xuất hiện các đột biến gen lặn có hại
-
Câu 15:
Hãy cho biết kết quả nào là không phải là do hiện tượng giao phối gần ?
A. hiện tượng thoái hoá.
B. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
D. tạo ra dòng thuần.
-
Câu 16:
Cho biết các sinh vật tương tự, chẳng hạn như những con chó đã được thuần hóa, có thể giao phối với nhau và tạo ra con cái có khả năng sinh sản là.....
A. sự thích nghi.
B. tổ chức.
C. giống loài.
D. hệ thống sống.
-
Câu 17:
Xác định đâu KHÔNG phải là lợi ích của việc biến đổi gen cây trồng?
A. nâng cao hương vị và chất lượng
B. cải thiện khả năng chống lại bệnh tật và sâu bệnh
C. sản phẩm mới và kỹ thuật phát triển
D. cây tự thu hoạch
-
Câu 18:
Đâu là thành tựu của đột biến trong tạo giống mới?
A. Củ cải đường tam bội, nho tam bội, dâu tằm tam bội
B. Chuối tam bội, nho tam bội, rau cải tam bội
C. Củ cải đường tam bội, lúa tam bội, rau muống tứ bội
D. Nho tam bội, dưa chuột tam bội, dương liễu lưỡng bội
-
Câu 19:
Trong chọn và tạo giống thực vật, để tạo thể đa bội cùng nguồn người ta thường sử dụng phương pháp
A. gây đột biến số lượng NST ở giao tử hoặc hợp tử bằng các tác nhân hoá học.
B. lai xa kết hợp với đa bội hoá cơ thể lai khác loài bằng các tác nhân hoá học.
C. nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn đơn bội kết hợp với lưỡng bội hoá bằng các tác nhân hoá học.
D. gây đột biến cấu trúc NST bằng các tác nhân vật lí và hoá học.
-
Câu 20:
Em hãy cho biết trong sự hình thành các cây song nhị bội trong tự nhiên có thể do:
A. lai xa kèm đa bội hóa
B. lai tế bào xoma, sử dụng hoocmon thích hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai dạng song nhị bội.
C. sử dụng consixin để đa bội hóa
D. sử dụng phương pháp ghép cành
-
Câu 21:
Chọn phương án đúng: Trong kỹ thuật di truyền, chimera là?
A. một loại enzyme liên kết các phân tử DNA
B. một plasmid có chứa DNA ngoại lai
C. một loại vi rút lây nhiễm vi khuẩn
D. một loại nấm
-
Câu 22:
Các vấn đề trong việc thu được một lượng lớn protein được mã hóa bởi các gen tái tổ hợp thường có thể được khắc phục bằng cách sử dụng?
A. BACS
B. Vectơ
C. YACS
D. Tất cả những thứ ở đây
-
Câu 23:
em hãy cho biết: Kỹ thuật Southern blot phụ thuộc vào?
A. sự tương đồng giữa trình tự của DNA mẫu dò và DNA thí nghiệm
B. điểm tương đồng giữa trình tự của RNA thăm dò và RNA thí nghiệm
C. sự giống nhau giữa trình tự của protein thăm dò và protein thí nghiệm
D. khối lượng phân tử của protein
-
Câu 24:
Chọn phương án đúng: Một kỹ thuật phân tử trong đó trình tự DNA giữa hai đoạn mồi oligonucleotide có thể được khuếch đại được gọi là?
A. western blot
B. PCR
C. Northern blot
D. Sao chép DNA
-
Câu 25:
Chọn đáp án đúng: Các nhà chọn giống cây trồng ở nước ta đã tạo được một số giống lúa lai (F1) có đặc điểm gì?
A. Năng suất cao, chất lượng đảm bảo, góp phần tăng sản lượng gạo và tiết kiệm ngoại tệ nhập giống.
B. Chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh tốt, có thể đạt năng suất 8-12 tấn/ha.
C. Có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ còn sống cao. Năng suất bình quân 29,7 tấn/ha/năm. Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 40 tấn/ha/năm.
D. Chống đổ tốt, thích hợp với vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt, có thê đạt 6 – 8 tấn/ha.
-
Câu 26:
Chọn đáp án đúng: Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng rầy, kháng sâu, kháng bệnh bạc lá, kháng một số loại nấm, …. Vào một số cây trồng như?
A. Lúa và ngô.
B. Khoai tây, cà chua.
C. Cải bắp, thuốc lá, đu đủ.
D. Cả A, B và C
-
Câu 27:
Cho biết ở Việt Nam, nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng được các loại cây nào sau?
A. Lát hoa
B. Sến
C. Bạch đàn
D. Cả A, B và C
-
Câu 28:
Cho biết: Ở Việt Nam, nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng như lát hoa, sến, bạch đàn và một số cây thuốc quý như
A. Sâm
B. Linh địa.
C. Râu mèo.
D. Cả A, B và C
-
Câu 29:
Cho biết: Trong phép lai ….người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
A. Lai khác dòng
B. Lai khác thứ
C. Lai kinh tế
D. Ưu thế lai.
-
Câu 30:
Chọn phương án trả lời đúng: Phương pháp nào không tạo ra được giống mới?
A. Dung hợp tế bào trần tạo ra tế bào lai, nuôi cấy phát triển thành cơ thể mới
B. Lai xa kết hợp với đa bội hóa
C. Lai khác dòng thu được con lai F1, Sử dụng con lai F1 để nuôi lấy thịt
D. Chọn dòng tế bào xôma biến dị
-
Câu 31:
Xác định phát biểu không đúng khi nói về hiện tượng ưu thế lai?
A. hiện tượng ưu thế lai biểu hiện ở nhiều phép lai trong đó phép lai giữa các các thể thuộc cùng một dòng thuần là biểu hiện rõ nhất.
B. sử dụng phép lai thuận nghịch trong tạo ưu thế lai nhằm mục đích đánh giá vai trò của tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai.
C. ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
D. để tạo ra con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, khởi đầu cần tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
-
Câu 32:
Chọn phương án đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ
B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau
-
Câu 33:
Khi nói về ưu thế lai thì đâu là nhận xét không đúng với ưu thế lai?
A. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chịu cao hơn các dạng bố mẹ
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ
C. Ưu thế lai được tạo ra chủ yếu bằng cách lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D. Cơ thể có ưu thế lai được sử dụng làm giống vì cho năng suất cao
-
Câu 34:
Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học môt tả như sau: Loài lúa mì (T. monococum) lai với loài cỏ dại (T. speltaldes) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. lanichi) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm:
A. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
D. Hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.
-
Câu 35:
Cho biết trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong môi trường dinh dưỡng, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của 2 loài bố mẹ. Từ đây phát triển thành cây lai thể
A. sinh dưỡng
B. đa bội
C. song nhị bội.
D. tứ bội.
-
Câu 36:
Em hãy cho biết ở Ấn Độ, vắc xin biến đổi gen đầu tiên chống lại HBV được phát triển bởi?
A. Ranbaxy Pvt Ltd
B. Shantha Biotechnics Pvt Ltd
C. Dabur Pvt Ltd
D. Glaxo Pvt Ltd
-
Câu 37:
Em hãy cho biết: Bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở động vật do nguyên nhân nào?
A. Vi rút RNA
B. Vi rút DNA
C. Vi khuẩn
D. Động vật nguyên sinh
-
Câu 38:
Em hãy cho biết: Một loài động vật, đã thu được thông tin di truyền mới từ việc thu nhận DNA ngoại lai, được coi là?
A. một chimera
B. một động vật chuyển gen
C. một vectơ
D. một loại enzyme liên kết các phân tử DNA
-
Câu 39:
Chọn phương án đúng: Agrobacterium tumefaciens là?
A. một căn bệnh ở người gây mất thị lực
B. một loại vi khuẩn có thể được sử dụng để đưa DNA vào thực vật
C. một loại nấm được sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh với số lượng lớn
D. một căn bệnh ở người gây giảm cân
-
Câu 40:
Em hãy cho biết cần làm thế nào để vượt giới hạn năng suất của giống cũ?
A. Cải tiến giống cũ.
B. Tạo giống mới.
C. Đổi giống mới tốt hơn.
D. Tất cả đều đúng.