Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 8 năm 2022-2023
Trường THCS Hà Huy Tập
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Trong hệ bài tiết nước tiểu ở người, thận nối liền trực tiếp với bộ phận nào?
A. Bàng quang
B. Ống dẫn nước tiểu
C. Ống đái
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 2:
Xác định: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,. . . )
B. Hoạt động hấp thụ
C. Hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, cholesteron. . . . )
D. Câu A và C
-
Câu 3:
Xác định ý đúng: Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm mấy quả thận?
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 4:
Ý nào đúng: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
A. Thận, ống dẫn nước tiểu.
B. Ống dẫn nước tiểu.
C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
D. Bóng đái và ống đái.
-
Câu 5:
Ý đúng là: Cơ quan nào sau đây giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là?
A. Bóng đái.
B. Thận.
C. Ống dẫn nước tiểu.
D. Ống đái.
-
Câu 6:
Chọn ý đúng: Cấu tạo của thận gồm các thành phần nào?
A. Phần vỏ
B. Phần tuỷ
C. Phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
D. Cả A và C
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm có gì?
A. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
B. Cầu thận, ống thận.
C. Nang cầu thận, cầu thận.
D. Nang cầu thận, ống thận.
-
Câu 8:
Xác định ý đúng: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?
A. Khi vừa mới bị bệnh
B. 5 tháng sau khi mắc bệnh
C. 2 năm sau khi mắc bệnh
D. Suy thận giai đoạn cuối
-
Câu 9:
Chọn ý đúng: Loại mô chính nào bao phủ tất cả các bề mặt tự do của cơ thể và là mô chính của các tuyến?
A. liên kết
B. lo lắng
C. bắp thịt
D. biểu mô
-
Câu 10:
Ý nào đúng: Điều gì làm cho các màu da khác nhau có thể có?
A. vitamin B
B. vitamin D
C. tế bào xương
D. hắc tố
-
Câu 11:
Xác định: Chức năng chính của mô biểu mô là gì?
A. chuyển động bằng cách co lại
B. kiểm soát các hoạt động của cơ thể
C. che và bảo vệ cơ thể
D. giữ các bộ phận cơ thể lại với nhau
-
Câu 12:
Xác định ý đúng: Lớp mỡ dưới da có đặc điểm gì?
A. Gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.
B. Có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra
C. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu
D. Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt
-
Câu 13:
Đâu là ý đúng: Ở lòng bàn tay có nhiều chỉ tay và vân tay là do?
A. Bề mặt của lớp biểu bì của da bị phân thành nhiều nếp hẹp.
B. Bề mặt của lớp bì của da bị phân thành nhiều nếp hẹp.
C. Bề mặt của lớp mỡ của da bị phân thành nhiều nếp hẹp.
D. Cả A và C
-
Câu 14:
Đâu là ý đúng: Vì sao mà ta có thể nhận biết được độ nóng, lạnh, cứng, mềm của vật khi sờ vật?
A. Vì da có lớp mỡ dưới da dày.
B. Vì da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau.
C. Vì da có nhiều thụ quan là những đầu mút tế bào thần kinh.
D. Vì ở da có lớp bì dày gồm các sợi mô liên kết bện chặt vào nhau.
-
Câu 15:
Chọn ý đúng: Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau?
A. Cơ co chân lông
B. Lớp mỡ
C. Thụ quan
D. Tầng sừng
-
Câu 16:
Xác định ý đúng: Các hạt sắc tố tồn tại ở lớp nào trong cấu tạo da?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Lớp biểu bì
C. Lớp bì
D. Lớp mỡ dưới da
-
Câu 17:
Xác định ý đúng: Bằng cách nào da có thể điều hoà thân nhiệt?
A. co hoặc dãn mao mạch ở lớp bì
B. tiết mồ hôi nhờ có tuyến mồ hôi
C. cơ co chân lông giúp giảm thoát nhiệt
D. tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Xác định: Phản ứng của da thay đổi như thế nào khi trời nóng, trời lạnh?
A. Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi
B. Khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co.
C. Khi trời nóng hay trời lạnh cũng không ảnh hưởng đến sự co dãn mạch máu dưới da. Trời nóng, mồ hôi tiết ra là do tế bào mất nước.
D. A và B đúng
-
Câu 19:
Đâu là ý đúng: Phân hệ đối giao cảm cấu tạo gồm các bộ phận chính là?
A. Trung ương
B. Ngoại biên
C. Dây thần kinh tủy
D. Cả A và B
-
Câu 20:
Xác định ý đúng: Điểm khác nhau về cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?
A. Phân hệ giao cảm có các nhân xám ở sừng bên tủy sống còn phân hệ đối giao cảm có các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống
B. Phân hệ giao cảm có chuỗi hạch nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách còn phân hệ đối giao cảm có hạch nằm gần cơ quan phụ trách.
C. Phân hệ giao cảm có sợi trục ngắn còn phân hệ đối giao cảm có sợi trục dài.
D. Cả A, B và C
-
Câu 21:
Xác định ý đúng: Phân hệ đối giao cảm có đặc điểm cấu tạo là?
A. Nơron sau hạch sợi trục ngắn.
B. Hạch thần kinh có chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách.
C. Nơron trước hạch sợi trục dài.
D. Cả A và C
-
Câu 22:
Xác định ý đúng: Dây thần kinh tủy là dây pha vì?
A. Gồm các bó sợi cảm giác được liên hệ với tủy sống qua rễ sau. Rễ sau là rễ cảm giác.
B. Gồm các bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước. Rễ trước là rễ vận động.
C. Gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rẽ sau và rễ trước. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động
D. Gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rẽ sau và rễ trước
-
Câu 23:
Hãy cho biết: Khi kích thích chi sau bên trái ở ếch đã hủy não để nguyên tủy bằng dung dịch HCl 1%, chi sau bên phải co nhưng chi sau bên trái không co chứng tỏ?
A. Rễ sau bên trái bị đứt
B. Rễ sau bên phải bị đứt.
C. Rễ trước bên trái bị đứt.
D. Rễ trước bên phải bị đứt
-
Câu 24:
Xác định: Muốn tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy, chúng ta cần làm gì?
A. Nghiên cứu cấu tạo của tủy
B. Nghiên cứu chức năng của các rễ tủy
C. Nghiên cứu cấu tạo của dây thần kinh tủy
D. Nghiên cứu đường đi của xung thần kinh
-
Câu 25:
Xác định ý đúng: Rễ sau của tủy sống có vai trò?
A. dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
B. dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng.
C. dẫn truyền xung thần kinh vận động từ cơ quan đáp ứng về trung ương thần kinh.
D. dẫn truyền xung thần kinh vận động từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
-
Câu 26:
Xác định ý đúng: Vùng cảm giác nằm ở thùy nào của vỏ não?
A. Thùy trán
B. Thùy thái dương
C. Thùy đỉnh
D. Thùy chẩm
-
Câu 27:
Đâu là ý đúng: Ở trụ não, chất trắng có vai trò quan trọng nhất là gì?
A. Dự trữ
B. Xử lý thông tin
C. Bảo vệ
D. Dẫn truyền
-
Câu 28:
Chọn ý đúng: Bộ phận nào là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não?
A. Đồi thị
B. Vùng dưới đồi
C. Cuống não
D. Củ não sinh tư
-
Câu 29:
Đâu là chức năng của tiểu não?
A. Điều hòa thân nhiệt và là trung khu điều khiển hoạt động hô hấp
B. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể
C. Điều khiển các hoạt động có ý thức
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 30:
Đâu là ý đúng: Chim bồ câu sẽ đi lại lảo đảo, mất thăng bằng nếu bộ phận nào của trung ương thần kinh bị phá hủy?
A. Trụ não
B. Tiểu não
C. Đại não
D. Tủy sống
-
Câu 31:
Xác định: Vì sao những người thông minh thường có nhiều nếp nhăn trên bề mặt não?
A. Nếp nhăn được tạo bởi các nơron thần kinh siêu việt.
B. Nếp nhăn tạo thành các hố chứa nhiều các tế bào thần kinh hơn.
C. Vì nhiều nếp nhăn giúp tăng diện tích bề mặt não.
D. Nếp nhăn chứa các thụ thể tiếp nhận thông tin của não nên xử lý thông tin nhanh hơn.
-
Câu 32:
Đâu là ý đúng: Bề mặt của đại não được phủ bởi?
A. 1 lớp chất trắng làm thành vỏ não.
B. 1 lớp chất xám làm thành vỏ não.
C. Tiểu não và não giữa
D. Tiểu não và hành não
-
Câu 33:
Ý nào đúng: Ở não người, phần nào phát triển nhất?
A. Trụ não
B. Tiểu não
C. Đại não
D. Não trung gian
-
Câu 34:
Chọn ý đúng: Ở vỏ não, sự gia tăng diện tích có được chủ yếu là nhờ?
A. sự tạo thành các rãnh, khe, khúc cuộn do sự gấp nếp của vỏ não.
B. sự tăng thể tích của vùng đại não.
C. sự liên kết qua lại giữa vỏ não với các vùng lân cận.
D. sự thoái hoá của các phần não nằm dưới.
-
Câu 35:
Xác định ý đúng: Điều nào là không đúng về điện thế nghỉ?
A. Có hiệu điện thế qua màng sinh chất
B. Hiệu điện thế được duy trì bởi bơm Na-K
C. Mặt ngoài của màng tích điện âm
D. Màng trục phân cực
-
Câu 36:
Đâu là ý đúng: Phát biểu nào không đúng về sợi trục?
A. Chúng mang xung động ra khỏi cơ thể tế bào
B. Chúng truyền xung động đến các khớp thần kinh
C. Chúng là những sợi ngắn
D. Các đầu tận cùng của chúng phân nhánh.
-
Câu 37:
Xác định: Chức năng nào không phải của não?
A. Điều hòa nhiệt độ
B. Nhịp điệu tuần hoàn của cơ thể chúng ta
C. Các chuyển động tự nguyện
D. Tạo ra nhịp tim
-
Câu 38:
Xác định ý đúng: Các dây thần kinh ở bộ phận ngoại biên do các thành phần nào tạo nên?
A. Bó sợi có ý thức và bó sợi không ý thức.
B. Bó sợi thần kinh tủy và bó sợi thần kinh hạch.
C. Bó sợi vận động và bó sợi sinh dưỡng.
D. Bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
-
Câu 39:
Xác định ý đúng: Phần nào của hệ thần kinh điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản?
A. Hệ thần kinh vận động.
B. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
C. Thân nơron.
D. Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
-
Câu 40:
Xác định ý đúng: Tại sao khi ngủ tim vẫn đập, cơ thể vẫn thở được?
A. Do hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động có ý thức ngay cả khi ngủ.
B. Do hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vô ý thức ngay cả khi ngủ
C. Do hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động vô ý thức ngay cả khi ngủ
D. Do hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động có ý thức ngay cả khi ngủ