Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Du
-
Câu 1:
Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?
A. Bài tiết nước tiểu
B. Lọc máu
C. Hấp thụ và bài tiết tiếp
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 2:
Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ?
A. Thủy ngân
B. Nước
C. Glucôzơ
D. Vitamin
-
Câu 3:
Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí
B. Vi sinh vật gây bệnh
C. Các chất độc có trong thức ăn
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 4:
Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết?
A. Uống nhiều nước
B. Nhịn tiểu
C. Đi chân đất
D. Không mắc màn khi ngủ
-
Câu 5:
Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.
B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 6:
Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?
A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại
B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò
C. Ống thận bị chết và rụng ra
D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết
-
Câu 7:
Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?
A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.
B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.
C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.
D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.
-
Câu 8:
Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?
A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác
B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại
C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa
D. Tất cả đáp án trên đều sai
-
Câu 9:
Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện
A. 50 ml
B. 100 ml
C. 200 ml
D. 600 ml
-
Câu 10:
Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ?
A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.
-
Câu 11:
Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu?
A. Cơ vòng ống đái
B. Cơ bóng đái
C. Cơ lưng xô
D. Cơ bụng
-
Câu 12:
Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?
A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào
B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa
C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể
D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu
-
Câu 13:
Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện?
A. 50 ml
B. 1000 ml
C. 200 ml
D. 600 ml
-
Câu 14:
Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức?
A. Nang cầu thận
B. Bể thận
C. Ống thận
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 15:
Khi trời quá nóng da có phản ứng?
A. Mao mạch dưới da dãn, tiết nhiều mồ hôi.
B. Mao mạch dưới da dãn.
C. Mao mạch dưới da co
D. Mao mạch dưới da co, cơ chân lông co
-
Câu 16:
Trên mỗi ngón tay của con người có các vân tay, các vân tay này đặc trưng cho mỗi người. Ứng dụng điều này để?
A. Điều tra các vụ án
B. Bảo mật
C. Sinh trắc vân tay
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 17:
Da của mỗi người có màu khác nhau, màu sắc này do sắc tố melanin. Melamin được hình thành ở lớp nào?
A. Lớp bì
B. Lớp biểu bì
C. Lớp mỡ dưới da
D. Tuyến nhờn
-
Câu 18:
Tại sao khi đi dưới trời nắng, da không được che chắn sẽ bị đen hơn?
A. Do các tế bào bên ngoài bị chết làm da sẫm màu hơn
B. Do các tế bào ở lớp biểu bì tạo ra sắc tố melanin
C. Do bao lông tiết ra sắc tố
D. Do tế bào mỡ dưới da bị chết đi.
-
Câu 19:
Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau?
A. Cơ co chân lông
B. Lớp mỡ
C. Thụ quan
D. Tầng sừng
-
Câu 20:
Gồm những tế bào chết, xếp sít nhau, dễ bong ra là đặc điểm của?
A. Tuyến mồ hôi
B. Lớp mỡ
C. Lớp sừng
D. Tuyến nhờn
-
Câu 21:
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm?
A. Thận và ống đái
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái
C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da
-
Câu 22:
Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?
A. Sỏi thận
B. Bia
C. Vi khuẩn gây viêm
D. Huyết áp
-
Câu 23:
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?
A. Ăn uống không lành mạnh
B. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh
C. Lười vận động
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 24:
Tăng tiết mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng là phản xạ giúp cơ thể?
A. Tăng nhiệt lượng lên
B. Thoát bớt nước ra ngoài
C. Giảm lượng nhiệt xuống
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 25:
Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?
A. Khi vừa mới bị bệnh
B. 5 tháng sau khi mắc bệnh
C. 2 năm sau khi mắc bênh
D. Suy thận giai đoạn cuối
-
Câu 26:
Cơ quan nào dưới đây không phải là một thành phần của hệ bài tiết nước tiểu?
A. Thận
B. Ống đái
C. Bóng đái
D. Dạ con
-
Câu 27:
Một đơn vị chức năng thận không bao gồm thành phần nào sau đây?
A. Ống góp
B. Ống thận
C. Nang cầu thận
D. Cầu thận
-
Câu 28:
Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là?
A. bóng đái.
B. Thận
C. ống đái.
D. ống dẫn nước tiểu.
-
Câu 29:
Các sản phẩm thải được lấy từ?
A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào
B. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể
C. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 30:
Vai trò chính của quá trình bài tiết?
A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định
B. Thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa
C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới
D. Giúp giảm cân.