Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021
Trường THCS Lê Văn Việt
-
Câu 1:
Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?
A. Chất cặn bã
B. Chất độc
C. Chất dinh dưỡng
D. Nước tiểu
-
Câu 2:
Khoảng 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu được bài tiết qua?
A. Da
B. Thận
C. Phổi
D. Hậu môn
-
Câu 3:
Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic).
A. 80%
B. 70%
C. 90%
D. 60%
-
Câu 4:
Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái?
A. Bàng quang
B. Thận
C. Ống dẫn nước tiểu
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 5:
Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?
A. Ống dẫn nước tiểu
B. Ống thận
C. Ống đái
D. Ống góp
-
Câu 6:
Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ?
A. Ống thận
B. Ống góp
C. Nang cầu thận
D. Cầu thận
-
Câu 7:
Đặc điểm nào của nang cầu thận phù hợp với chức năng bài tiết?
A. Có hình cầu
B. Có mao mạch dày đặc
C. Có 2 lớp tế bào
D. Là bao nang kín
-
Câu 8:
Thành phần nào dưới đây là sản phẩm của da?
A. Tóc
B. Móng
C. lông
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 9:
Ở người, lông không phân bố ở vị trí nào dưới đây?
A. Đùi
B. Mu bàn tay
C. Lòng bàn chân
D. Má
-
Câu 10:
Loại prôtêin nào dưới đây là thành phần chủ yếu trong cấu tạo lớp bì của da?
A. Collagen
B. Keratin
C. Cazein
D. Fibrinôgen
-
Câu 11:
Lông và móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của?
A. lớp mỡ.
B. tầng tế bào sống.
C. tầng sừng.
D. tuyến mồ hôi.
-
Câu 12:
Da không có chức năng nào sau đây?
A. Cảm giác
B. Điều hoà thân nhiệt
C. Tiêu hoá
D. Bài tiết
-
Câu 13:
Lớp bì của da bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Mạch máu
B. Lông và bao lông
C. Tuyến nhờn
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 14:
Lớp biểu bì da không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Tuyến nhờn
B. Tầng sừng
C. Tầng tế bào sống
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 15:
Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Da người thải khoảng ... các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ CO2).
A. 30%
B. 5%
C. 10%
D. 20%
-
Câu 16:
Các hạt sắc tố tồn tại ở lớp nào trong cấu tạo da?
A. Lớp bì
B. Lớp mỡ dưới da
C. Lớp biểu bì
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 17:
Da có vai trò gì đối với đời sống con người ?
A. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài
B. Bảo vệ cơ thể
C. Điều hòa thân nhiệt
D. Tất cả các phương án
-
Câu 18:
Người ta thường dùng da trâu, bò để làm trống, đó thực chất là phần nào của da?
A. Tầng sừng
B. Lớp bì
C. Tầng tế bào sống
D. Lớp mỡ
-
Câu 19:
Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?
A. Thụ quan
B. Mạch máu
C. Tuyến mồ hôi
D. Cơ co chân lông
-
Câu 20:
Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước ?
A. Thụ quan
B. Tuyến mồ hôi
C. Tuyến nhờn
D. Tầng tế bào sống
-
Câu 21:
Cơ quan bài tiết có vai trò?
A. Đảm bảo cho thành phần ở môi trường trong ổn định.
B. Tạo điều kiện cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
C. Thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
D. Cả A, B và C
-
Câu 22:
Ý nghĩa của sự bài tiết là gì?
A. Làm cho các chất cặn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể
B. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong
C. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường
D. Cả A, B và C
-
Câu 23:
Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là?
A. bóng đái.
B. thận
C. ống dẫn nước tiểu.
D. ống đái
-
Câu 24:
Sản phẩm chủ yếu của hệ bài tiết là?
A. Cacbonic, mồ hôi, nước tiểu
B. Cacbonic, ôxi, chất thải.
C. Mồ hôi, nước tiểu, các chất vô cơ
D. Cả A và B
-
Câu 25:
Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận?
A. Axit uric
B. Ôxalat
C. Xistêin
D. Tất cả các phương án
-
Câu 26:
Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?
A. Người đó bị suy thận
B. Lượng nước uống vào quá nhiều
C. Thận làm việc tốt
D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức
-
Câu 27:
Cơ thể người trưởng thành bình thường, một ngày thường tạo ra bao nhiêu nước tiểu?
A. 1-2l
B. 3-4l
C. 180-200l
D. 1,5-3l
-
Câu 28:
Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên?
A. bể thận
B. ống thận
C. ống dẫn nước tiểu
D. thải ra ngoài môi trường
-
Câu 29:
Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu?
A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc
B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng
C. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc
D. Có chứa các tế bào máu và protein
-
Câu 30:
Nước tiểu chính thức được tạo ra ở quá trình nào?
A. Quá trình lọc máu ở cầu thận
B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận
C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
D. Phối hợp tất cả các quá trình trên