Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
-
Câu 1:
Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành?
A. Hạt chứa noãn.
B. Noãn chứa phôi.
C. Quả chứa hạt.
D. Phôi chứa hợp tử.
-
Câu 2:
Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là?
A. Hợp tử
B. phôi
C. noãn
D. Hạt
-
Câu 3:
Khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành?
A. Chỉ nhị
B. Bao phấn
C. Ống phấn
D. Túi phôi.
-
Câu 4:
Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt?
A. Hồng xiêm
B. Ớt chỉ thiên
C. Thanh long
D. Chuối
-
Câu 5:
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với?
A. Vòi nhụy
B. Đầu nhụy
C. noãn
D. Bầu
-
Câu 6:
Hoa tự thụ phấn là?
A. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
B. Hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhụy của một hoa khác cùng cây.
C. Hoa có các hạt phấn tự thụ phấn cho nhau.
D. Hoa có hạt phấn từ nhụy rơi vào đầu nhị của chính nó.
-
Câu 7:
Hoa tự thụ phấn là hoa đơn tính hay lưỡng tính?
A. Luôn là hoa đơn tính.
B. Phần lớn là hoa lưỡng tính, một số ít là hoa đơn tính.
C. Có thể là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính.
D. Luôn là hoa lưỡng tính.
-
Câu 8:
Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng hoa như thế nào?
A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc
B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc
C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhụy chín cùng lúc
D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhụy chín không cùng lúc.
-
Câu 9:
Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào dưới đây?
A. Rau bợ
B. Thông
C. Mía
D. Dương xỉ
-
Câu 10:
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ?
A. Cà chua
B. Chanh
C. Nho
D. Xoài
-
Câu 11:
Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ?
A. Lạc
B. Chò
C. Bồ kết
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 12:
Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra?
A. Quả bông
B. Quả me
C. Quả đậu đen
D. Quả cải
-
Câu 13:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.
B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.
C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.
D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.
-
Câu 14:
Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây?
A. Quả khô không nẻ
B. Quả khô nẻ
C. Quả mọng
D. Quả hạch
-
Câu 15:
Quả nào dưới đây không phải là quả mọng?
A. Quả cam
B. Quả chuối
C. Quả đu đủ
D. Quả đào
-
Câu 16:
Dựa vào đặc điểm của thịt vỏ và hạt, quả dừa được xếp cùng nhóm với?
A. Quả đậu Hà Lan.
B. Quả hồng xiêm.
C. Quả xà cừ.
D. Quả mận.
-
Câu 17:
Loại “hạt” nào dưới đây thực chất là quả?
A. Hạt lúa
B. Hạt ngô
C. Hạt sen
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 18:
Củ nào dưới đây thực chất là quả?
A. Củ lạc
B. Củ gừng
C. Củ đậu
D. Củ su hào
-
Câu 19:
Nhóm nào dưới đây gồm những quả hạch?
A. Táo ta, xoài, bơ
B. Chanh, hồng, cà chua
C. Cải, cà, khoai tây
D. Cau, dừa, thìa là
-
Câu 20:
Trong các quả sau, nhóm quả khô nẻ gồm?
A. Quả chò, quả thìa là, quả ké đầu ngựa.
B. Quả cải, quả bông, quả đậu đen.
C. Quả táo, quả chi chi, quả đậu xanh
D. Quả mơ, quả chanh, quả ổi.
-
Câu 21:
Trong các quả sau, nhóm quả khô không nẻ gồm?
A. Quả cải, quả bông, quả đậu Hà Lan.
B. Quả táo, quả chi chi, quả cây xấu hổ.
C. Quả mơ, quả chanh, quả thóc (hạt thóc).
D. Quả chò, quả thìa là, quả ké đầu ngựa.
-
Câu 22:
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là?
A. Quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
B. Quả khô nẻ và quả hạch.
C. Quả khô không nẻ và quả hạch.
D. Quả khô và quả thịt.
-
Câu 23:
Đặc điểm chính phân biệt quả khô và quả thịt?
A. Vỏ quả
B. Hạt nằm trong quả.
C. Thịt quả.
D. Cả A và C.
-
Câu 24:
Đặc điểm nào không có ở quả thịt?
A. Vỏ quả mềm, dày chứa thịt.
B. Quả gồm toàn thịt quả hoặc mọng nước.
C. Trong phần vỏ quả có hạch cứng bọc lấy hạt.
D. Vỏ quả khô, mỏng, cứng, tự nứt khi chín.
-
Câu 25:
Người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô vì?
A. Khi chín khô hạt sẽ bị hỏng không thu hoạch được.
B. Khi chín quả dễ bị thối không thu hoạch được.
C. Khi chín khô vỏ quả nẻ làm hạt rơi xuống đất khó thu hoạch.
D. Khi chín khô vỏ quả dính chặt vào hạt nên khó thu hoạch.
-
Câu 26:
Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó?
A. Đậu nhụy có chất dính
B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
C. Bao hoa thường tiêu giảm
D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ
-
Câu 27:
Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
A. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết
B. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ
C. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 28:
Mỗi hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhụy?
A. 5
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 29:
Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ?
A. Lúa
B. Ngô
C. Nhài.
D. Phi lao
-
Câu 30:
Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
A. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
B. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
C. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
D. Tất cả các phương án đưa ra.