Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Lê Lợi
-
Câu 1:
Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?
A. Hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạng giá, ít mưa.
C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nhiều thiên tai.
D. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn cối, kém màu mỡ.
-
Câu 2:
Cư dân Phù Nam tiếp nhận những tôn giáo nào của Ấn Độ?
A. Hồi giáo và Đạo giáo.
B. Phật giáo và Hin-đu giáo.
C. Công giáo và Nho giáo.
D. Nho giáo và Đạo giáo.
-
Câu 3:
Trong số các nước Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ văn hóa Trung Hoa?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan.
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.
-
Câu 4:
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á _________.
A. Hình thành và bước đầu phát triển.
B. Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực.
C. Bộc lộ dấu hiệu suy sụp, khủng hoảng.
D. Có sự tiếp xúc với văn minh phương Tây.
-
Câu 5:
Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Lào thời trung đại là gì?
A. Đền Ăng-co Vát.
B. Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Đền Bô-rô-bua-đua.
D. Chùa Thạt Luổng.
-
Câu 6:
Hình thức tổ chức xã hội nào tồn tại phổ biến ở Đông Nam Á?
A. Làng/ bản.
B. Điền trang.
C. Lãnh địa.
D. Trang viên.
-
Câu 7:
Trên cơ sở tiếp thu bộ Sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Cam-pu-chia đã sáng tạo nên tác phẩm văn học nào?
A. Phạ Lắc Phạ Lam.
B. Riêm Kê.
C. Ra-ma-kiên.
D. Dạ thoa vương.
-
Câu 8:
Tín ngưỡng bản địa của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là gì?
A. Thờ Đức phật.
B. Thờ cúng tổ tiên.
C. Thờ Thiên Chúa.
D. Thờ thần Shiva.
-
Câu 9:
Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là gì?
A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
B. Văn miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
D. Lai Viễn Kiều (Quảng Nam).
-
Câu 10:
Thời Văn Lang – Âu Lạc, cai quản các chiềng, chạ là gì?
A. Vua.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Bồ chính.
-
Câu 11:
Cư dân Chăm-pa là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?
A. Lễ hội Ka-tê.
B. Chữ Nôm.
C. Chùa Cầu.
D. Bia Tiến sĩ.
-
Câu 12:
Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thế kỷ nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ I TCN.
D. Thế kỉ I.
-
Câu 13:
Biển không có vai trò nào sau đây đối với các quốc gia Đông Nam Á?
A. Là đường giao thương với bên ngoài.
B. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
-
Câu 14:
Văn minh Chăm-pa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ.
B. Văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Đại Việt.
D. Văn minh Phù Nam.
-
Câu 15:
Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã có tác động như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á?
A. Đưa đến sự ra đời một nhà nước thống nhất, hùng mạnh trên toàn khu vực.
B. Tạo nên sự tương đồng tuyệt đối trong văn hóa bản địa của các quốc gia.
C. Tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.
D. Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, thái độ kì thị giữa các cộng đồng dân cư.
-
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh phương Tây.
B. Là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi.
D. Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại.
-
Câu 17:
Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã có thái độ như thế nào?
A. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các thành tựu văn minh.
B. Sao chép nguyên bản các thành tựu văn minh bên ngoài.
C. Đóng cửa, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.
D. Bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh bên ngoài.
-
Câu 18:
Sự phát triển kinh tế của Vương quốc Phù Nam được biểu hiện thông qua việc nào?
A. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
B. Phù Nam được mệnh danh là “xứ sở của trầm hương”.
C. Thương cảng Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều nước.
D. Phù Nam là điểm khởi đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Là nền văn minh mang tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Hình thành trên cơ sở của nền nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh Ấn Độ, Trung Hoa.
D. Khép kín, không có sự giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.
-
Câu 20:
Yếu tố nào sau đây thể hiện sự phát triển kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
C. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
D. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại, ...
-
Câu 21:
Nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
B. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
C. Tôn giáo không có ảnh hưởng gì tới đời sống của cư dân.
D. Đông Nam Á là quê hương của: Phật giáo, Hin-đu giáo.
-
Câu 22:
Điểm tương đồng trong đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa và Việt cổ là gì?
A. Xây dựng các đền, tháp bằng gạch để thờ thần Shiva.
B. Phát triển rất mạnh hoạt động buôn bán đường biển.
C. Trồng lúa nước trên các vùng đồng bằng châu thổ.
D. Ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung.
-
Câu 23:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng?
A. Chữ viết là phương tiện để ghi chép, lưu trữ nhiều thành tựu văn minh khác.
B. Là minh chứng cho sự tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh bên ngoài.
C. Phản ánh tính khép kín trong quan hệ với các nền văn minh bên ngoài.
D. Cho thấy tinh thần dân tộc và sự phát triển cao về tư duy của cư dân.
-
Câu 24:
Cư dân Việt cổ và Phù Nam đều ______.
A. Sùng mộ Thiên Chúa giáo.
B. Dựng nhà sàn từ gỗ, tre, nứa.
C. Làm nhà trệt bằng gạch nung.
D. Dựng các Thánh đường Hồi giáo.
-
Câu 25:
Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?
A. Buôn bán đường bộ.
B. Buôn bán đường biển.
C. Truyền bá tôn giáo.
D. Chiến tranh xâm lược.
-
Câu 26:
Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?
A. Bà-la-môn giáo.
B. Nho giáo.
C. Hồi giáo.
D. Ki-tô giáo.
-
Câu 27:
Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Chao Phray-a.
C. Sông I-ra-oa-đi.
D. Sông Hoàng Hà.
-
Câu 28:
Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
-
Câu 29:
Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Thuyết tương đối.
B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
C. Thuyết di truyền.
D. Thuyết tế bào.
-
Câu 30:
Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?
A. Giá thành cạnh tranh
B. Sản phẩm đẹp và bền hơn
C. Chịu nhiệt độ cao hơn.
D. Tiết kiệm nhân lực và chi phí.
-
Câu 31:
Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
A. Phù Nam.
B. Chăm-pa.
C. Âu Lạc.
D. Văn Lang.
-
Câu 32:
Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-líp-pin
C. Ma-lai-xi-a
D. Xin-ga-po
-
Câu 33:
Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là gì?
A. Giải phóng sức lao động của con người.
B. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
C. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
D. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
-
Câu 34:
Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
A. Thờ Chúa.
B. Ăn trầu.
C. Xăm mình.
D. Nhuộm răng.
-
Câu 35:
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là gì?
A. Cách mạng công nghiệp nhẹ.
B. Cách mạng kĩ thuật số.
C. Cách mạng kĩ thuật.
D. Cách mạng 4.0.
-
Câu 36:
Cư dân Đông Nam Á có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú với nhiều thể loại nào?
A. truyện cổ tích và văn học dân gian.
B. sử thi, ca dao, tục ngữ, văn học viết.
C. truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ.
D. văn học dân gian kết hợp với văn học chữ viết.
-
Câu 37:
Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào?
A. Mi-an-ma.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Cam-pu-chia.
-
Câu 38:
Thành Cổ Loa dưới thời An Dương Vương thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là _______.
A. biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
B. hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của nước Âu Lạc.
C. biểu tượng của đất nước Âu Lạc.
D. công trình kiến trúc độc đáo nhất ở Đông Nam Á.
-
Câu 39:
Việc tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa đã dẫn đến hậu quả gì?
A. sự hình thành giai cấp thống trị và bị trị.
B. sự phân hoá xã hội thành giai cấp.
C. sự phân hoá xã hội thành các đẳng cấp.
D. sự phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau.
-
Câu 40:
Nguyên nhân nào dẫn đến cuối thời nguyên thuỷ ở Việt Nam xuất hiện sự phân hoá các tầng lớp xã hội?
A. Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày.
B. Nền kinh tế nông nghiệp sản xuất được nhiều lúa gạo.
C. Nền kinh tế làm ra nhiều của cải cho xã hội.
D. Nền kinh tế nông nghiệp sớm ra đời và phát triển.