Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2023-2024
Trường THCS Bùi Thị Xuân
-
Câu 1:
Để giúp mẹ trả nợ, chị M buộc phải cưới anh K theo yêu cầu của mẹ, mặc dù không chị không hề có tình cảm với anh. Cuộc hôn nhân của anh K và chị M đã vi phạm quy định nào sau đây của pháp luật về hôn nhân và gia đình?
A. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
D. Luôn tôn trọng nhân phẩm, danh dự của nhau.
-
Câu 2:
Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt gia đình, anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối với lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?
A. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới.
B. Gây sức ép cho hai bên gia đình để được đồng ý.
C. Dựa vào pháp luật để giải thích cho hai bên gia đình hiểu.
D. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của gia đình.
-
Câu 3:
Anh D yêu chị T say đắm và anh T ngỏ lời cầu hôn. Chị T đồng ý kết hôn với anh D nhưng với điều kiện anh D phải mua một ngôi nhà mới để hai vợ chồng ra ở riêng và chị đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà đó. Hành động của chị T là đúng hay sai, vì sao?
A. Đúng, vì anh D rất yêu chị T.
B. Sai, vì chị T đã yêu sách của cải trong hôn nhân.
C. Đúng, vì chj T có quyền ra điều kiện.
D. Sai, vì chị đã cưỡng ép kết hôn.
-
Câu 4:
Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm thu lợi nhuận được gọi là gì?
A. đầu cơ.
B. kinh doanh.
C. nhập khẩu.
D. xuất khẩu.
-
Câu 5:
Nhà nước ta quy định mức thu thuế cao với các mặt hàng nào sau đây?
A. Xăng các loại.
B. Rượu nồng độ nhẹ.
C. Thuốc lá điếu.
D. Nước sạch.
-
Câu 6:
Theo Điều 7, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Nhà nước ta quy định mức thu thuế đối với thuốc lá điếu là baio nhiêu?
A. 70%.
B. 65%.
C. 25%.
D. 10%.
-
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật, những mặt hàng nào dưới đây là không được phép kinh doanh?
A. Thuốc bảo vệ thực vật.
B. Thuốc chữa bệnh.
C. Thuốc lá.
D. Thuốc nổ.
-
Câu 8:
Thuế là khoản đóng góp có tính chất như thế nào khi tiến hành hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh?
A. ủng hộ nhân đạo.
B. tự nguyện.
C. bắt buộc.
D. quyên góp.
-
Câu 9:
Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức hoạt động kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?
A. tiền.
B. sản vật.
C. sản phẩm.
D. thuế.
-
Câu 10:
Theo quy định pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện các nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Nộp thuế kinh doanh.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. Công khai và báo cáo thu nhập.
-
Câu 11:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999; sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. 2 năm đến 4 năm.
B. 2 năm đến 5 năm.
C. 2 năm đến 6 năm.
D. 2 năm đến 7 năm.
-
Câu 12:
Anh A đi mua xăng nhưng bị bơm thiếu. Vậy người bán xăng vi phạm điều nào dưới đây?
A. Kê khai không đúng số vốn.
B. Trốn thuế.
C. Gian lận.
D. Kinh doanh hàng lậu.
-
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây là đúng về quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
-
Câu 14:
Việc làm nào dưới đây là không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?
A. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
C. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
D. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.
-
Câu 15:
Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
-
Câu 16:
Công ty B kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là mặt hàng sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
-
Câu 17:
Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng, nhưng ông K còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về:
A. đạo đức trong kinh doanh.
B. mặt hàng kinh doanh.
C. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
D. quyền công dân trong kinh doanh.
-
Câu 18:
Thấy cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
A. góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
B. không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
D. nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?
A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.
C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.
-
Câu 20:
Người lao động có những nghĩa vụ gì trong quá trình lao động?
A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.
-
Câu 21:
Trường hợp nào dưới đây là vi phạm pháp luật về lao động?
A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.
B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động.
C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.
D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
-
Câu 22:
Trong các quyền dưới đây, quyền nào là thuộc quyền lao động?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền sở hữu tài sản.
C. Quyền được tuyển dụng lao động.
D. Quyền bóc lột sức lao động.
-
Câu 23:
Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội được gọi là hoạt động:
A. lao động.
B. dịch vụ.
C. trải nghiệm.
D. hướng nghiệp.
-
Câu 24:
Mọi công dân đều có quyền được tự do sử dụng sức lao động của mình để làm gì?
A. học nghề.
B. học gạo.
C. học vẹt.
D. học hỏi.
-
Câu 25:
Tình huống nào dưới đây vi phạm nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên?
A. Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
B. Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 08 giờ/ 01 ngày và 40 giờ/ 01 tuần.
C. Không sử dụng người chưa thành niên sản xuất, kinh doanh côn, rượu, bia, thuốc lá.
D. Tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
-
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.
B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước.
C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.
-
Câu 27:
Những việc làm nào dưới đây là không đúng với luật lao động?
A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
-
Câu 28:
Tình huống nào dưới đây vi phạm luật lao động?
A. Trừ tiền thưởng vì lí do muộn giờ làm.
B. Sử dụng người lao động 20 tuổi.
C. Trách móc người lao động.
D. Ngược đãi người lao động.
-
Câu 29:
Bộ luật Lao động không cấm những hành vi nào dưới đây?
A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
B. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
C. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi.
D. Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm.
-
Câu 30:
Công ty may mặc đã Y kí kết hợp đồng lao động thời hạn với chị H là 5 năm. Sau 2 năm làm việc, chị kết hôn và có thai. Sau khi nghỉ chế độ thai sản theo đúng quy định, chị quay lại công ty làm việc thì công ty Y đã hủy bỏ hợp đồng làm việc với chị H. Trong trường hợp này, công ty đã vi phạm thỏa thuận nào dưới đây trong hợp đồng lao động?
A. Tiền lương.
B. Điều kiện làm việc.
C. Tiền thưởng.
D. Thời gian làm việc.
-
Câu 31:
Ngoài giờ học chị A - sinh viên đại học còn tham gia làm công việc nhân viên thu ngân tại siêu thị X. Chị A đã thực hiện quyền lao động của công dân ở nội dung nào sau đây?
A. Nâng cao trình độ dân trí.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp hợp pháp.
C. San bằng mọi nguồn thu nhập.
D. Đấu tranh chống tội phạm kinh tế.
-
Câu 32:
Bạn H, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn nên H muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, H có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước.
B. Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
C. Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.
D. Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.
-
Câu 33:
Trước những cám dỗ, học sinh trung học cơ sở cần lựa chọn thái độ nào dưới đây?
A. Luôn vững vàng ý chí, lập trường.
B. Bị dao động trước những lời rủ rê.
C. Làm theo sự điều khiển.
D. Học đòi, bắt chước.
-
Câu 34:
Một số học sinh lớp 9 nghĩ rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Em tán thành với quan điểm đó vì
A. biết lo cho gia đình.
B. có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
C. không cố gắng để học tập.
D. không có định hướng cho tương lai.
-
Câu 35:
Học sinh A cho rằng: Học sinh trung học cơ sở đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn, chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. Em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây?
A. Em đồng ý vì học không chơi là sống hoài, sống phí.
B. Em không đồng ý vì học sinh cần thể hiện lí tưởng sống từ khi còn nhỏ, phấn đấu học tập, rèn luyện các phẩm chất cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi.
C. Em đồng ý vì tuổi xuân sẽ chẳng bao giờ thắm lại nếu chỉ học mà không chơi sẽ làm cho tuổi trẻ trôi qua một cách vô ích.
D. Em không đồng ý vì học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.
-
Câu 36:
Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Nộp thuế kinh doanh.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. Công khai và báo cáo thu nhập.
-
Câu 37:
Theo Bộ luật Hình sự năm 1999; sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực - thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. 2 năm đến 4 năm.
B. 2 năm đến 5 năm.
C. 2 năm đến 6 năm.
D. 2 năm đến 7 năm.
-
Câu 38:
Anh A đi đổ xăng bị bơm xăng thiếu. Vậy người bán xăng vi phạm điều nào dưới đây?
A. Kê khai không đúng số vốn.
B. Trốn thuế.
C. Gian lận.
D. Kinh doanh hàng lậu.
-
Câu 39:
Nội dung nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
-
Câu 40:
Hành động nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?
A. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
C. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
D. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.