Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021
Trường THCS Nguyễn An Ninh
-
Câu 1:
Nhiệt độ không khí ... thì lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Chọn từ thích hợp dưới đây.
A. càng thấp.
B. càng cao.
C. trung bình.
D. Bằng 0°C.
-
Câu 2:
Khí quyển lấy hơi nước từ nguồn nào là chủ yếu?
A. sinh vật.
B. biển và đại dương.
C. sông ngòi.
D. ao, hồ.
-
Câu 3:
Đới nóng (hay nhiệt đới) là vùng nằm giữa:
A. hai vòng cực.
B. 66°33 B và 66°33 N.
C. chí tuyến và vòng cực.
D. hai chí tuyến.
-
Câu 4:
Định nghĩa thời tiết là gì?
A. Là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
B. Là hiện tượng khí tượng xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
C. Là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 5:
Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu đới ôn hòa?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 6:
Tại sao khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
A. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là giống nhau.
B. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau.
C. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
D. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
-
Câu 7:
Các hiện tượng khí tượng thủy văn như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:
A. tầng đối lưu.
B. tầng bình lưu.
C. tầng nhiệt.
D. tầng cao của khí quyển.
-
Câu 8:
Các khối khí dựa vào yếu tố nào để đặt tên?
A. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
B. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
C. Nhiệt độ của khối khí.
D. Độ cao của khối khí.
-
Câu 9:
Loại khoáng sản nào thường dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?
A. Kim loại.
B. Vật liệu xây dựng.
C. Phi kim loại.
D. Năng lượng.
-
Câu 10:
Mỏ nội sinh gồm có các mỏ nào sau đây?
A. Đồng
B. Than đá
C. Đá vôi
D. Apatit
-
Câu 11:
Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ
A. lớn và rất phân tán.
B. nhỏ và rất phân tán.
C. nhỏ và khá tập trung.
D. lớn và khá tập trung.
-
Câu 12:
Loại khoáng sản kim loại màu gồm:
A. đồng, chì, kẽm.
B. crôm, titan, mangan.
C. than đá, sắt, đồng.
D. apatit, đồng, vàng.
-
Câu 13:
Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi:
A. 0,3°C.
B. 0,4°C.
C. 0,5°C.
D. 0,6°C.
-
Câu 14:
Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:
A. tập trung phần lớn ô dôn.
B. không khí rất đặc.
C. nằm trên tầng đối lưu.
D. không khí cực loãng.
-
Câu 15:
Nhiệt độ không khí thay đổi:
A. Theo độ cao.
B. Gần biển hoặc xa biển.
C. Theo vĩ độ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 16:
Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:
A. tập trung phần lớn ô dôn.
B. không khí rất đặc.
C. nằm trên tầng đối lưu.
D. không khí cực loãng.
-
Câu 17:
Giả sử có một ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được 25oC, lúc 13 giờ được 29oC và lúc 21 giờ được 27oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
A. 25oC.
B. 26oC.
C. 27oC.
D. 28oC.
-
Câu 18:
Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là:
A. Tín phong.
B. gió Tây ôn đới.
C. gió phơn tây nam.
D. gió Đông cực.
-
Câu 19:
Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?
A. Hàn đới.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới.
D. Ôn đới.
-
Câu 20:
Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
A. Từ 201 - 500 mm.
B. Từ 501- l.000mm.
C. Từ 1.001 - 2.000 mm.
D. Trên 2.000 mm.
-
Câu 21:
Tại sao không khí có độ ẩm?
A. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.
B. Do không khí chứa nhiều mây.
C. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
D. Do mưa rơi xuyên qua không khí.
-
Câu 22:
Dựa vào đâu mà người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm?
A. tính chất và công dụng
B. công dụng và màu sắc
C. tính chất và màu sắc
D. tính chất và đặc tính
-
Câu 23:
Các tầng khí quyển lần lượt từ trên xuống là:
A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu
B. tầng cao của khí quyển bình lưu, đối lưu
C. tầng cao của khí quyển đối lưu, bình lưu
D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu
-
Câu 24:
Đỉnh núi phan-xi-pang ở Việt Nam cao 3.143m và biết nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 30°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là:
A. 11,1°C
B. 11,5°C
C. 12°C
D. 12,2°C
-
Câu 25:
Phải đặt nhiệt kế cách mặt đất bao nhiêu khi đo nhiệt độ không khí?
A. cách mặt đất 3m
B. cách mặt đất 4m
C. cách mặt đất 5m
D. cách mặt đất 2m.
-
Câu 26:
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu loại khí áp?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 27:
Trên Trái Đất gồm có tất cả bào nhiêu đai khí áp cao, thấp?
A. 3
B. 5
C. 7
D. 2
-
Câu 28:
Dụng cụ để tính lượng mưa rơi ở một địa phương và đo độ ẩm của không khí là:
A. Nhiệt kế và khí áp kế
B. Áp kế và vũ kế
C. Ẩm kế và vũ kế
D. Vũ kế và khí áp kế
-
Câu 29:
Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo ra ... của không khí.
Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu trên.
A. nhiệt độ
B. độ ẩm
C. khí áp
D. lượng mưa
-
Câu 30:
Nếu để nhiệt kế dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được không phải là nhiệt độ không khí, đó là nhiệt độ của tia bức xạ Mặt Trời. Nếu để sát mặt đất đo, thì nhiệt độ đo được là nhiệt độ của ....
A. bề mặt đất
B. không khí
C. bức xạ mặt trời
D. mặt nước