Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 9 năm 2023-2024
Trường THCS Trần Cao Vân
-
Câu 1:
Cây xoài thuộc loại thân gì?
A. gỗ
B. leo
C. bụi
D. quấn
-
Câu 2:
Ở miền Bắc thường trồng xoài vào thời gian nào trong năm?
A. Tháng 3 - tháng 4
B. Tháng 5 - tháng 6
C. Tháng 2 - tháng 4
D. Tháng 4 - tháng 5
-
Câu 3:
Đào hố bón phân lót cho cây xoài theo tiêu chuẩn nào?
A. Đào hố to, đường kính từ 80 – 90cm, sâu từ 50 – 60cm
B. Đào hố vừa, đường kính từ 40 – 50cm, sâu từ 30 – 50cm
C. Đào hố nhỏ, đường kính từ 15 – 30cm, sâu từ 20 – 30cm
D. Tất cả đều sai
-
Câu 4:
Lượng mưa trung bình để cây xoài phát triển tốt là bao nhiêu?
A. 1000 - 1200 mm/năm
B. 1200 - 1400 mm/năm
C. 1500 - 1800 mm/năm
D. 1800 - 2000 mm/năm
-
Câu 5:
Lớp vỏ ngoài thân cây xoài có chứa ... dùng để chế biến thuốc.
A. silica
B. tananh
C. collagen
D. chất xơ
-
Câu 6:
Khi chọn địa điểm trồng vải thì độ pH của đất là bao nhiêu?
A. Từ 5 – 5,5
B. Từ 7,5 – 8,5
C. Từ 5,5 – 6,5
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Cây xoài thường được trồng bằng phương pháp phổ biến nhất là:
A. Ghép
B. Chiết cành
C. Gieo hạt
D. Cả A, B và C
-
Câu 8:
Cây xoài thường được trồng nhiều ở vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam bộ
C. Trung du và Miền núi phía Bắc
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 9:
Độ ẩm không khí để cây xoài phát triển cần đạt ở mức:
A. 90 - 95%
B. 80 - 90%
C. 75 - 85%
D. 70 - 80%
-
Câu 10:
Mỗi năm bón phân thúc vào thời điểm nào?
A. Trước khi cây ra hoa
B. Sau khi thu hoạch quả
C. Cả A và B
D. Cả A hoặc B
-
Câu 11:
Nhiệt độ thích hợp để cây xoài sinh trưởng và phát triển là?
A. 20 – 24 độ C
B. 24 – 26 độ C
C. 15 – 25 độ C
D. 20 - 30 độ C
-
Câu 12:
Cây xoài trồng bằng hạt thường cho lứa quả đầu tiên vào thời điểm nào?
A. 2 – 3 năm
B. 4 - 6 năm
C. 5 – 7 năm
D. 8 – 10 năm
-
Câu 13:
Khi ghép cây xoài, lấy mắt ghép ở vị trí ghép cách mặt đất từ:
A. 15 – 20 cm
B. 22 – 25 cm
C. 25 – 30 cm
D. 30 – 60 cm
-
Câu 14:
Khi bón phân lót, thì khối lượng phân bón hữu cơ để bón cho cây là:
A. 5 – 10 kg/hố
B. 10 – 20 kg/hố
C. 20 – 30k g/hố
D. 30 – 40 kg/hố
-
Câu 15:
Giá trị cây chôm chôm mang lại là gì?
A. Chứa nhiều đường, chất khoáng và các loại vitamin, nhất là vitamin
B. Dùng để ăn tươi
C. Chế biến thành xiro hoặc đóng hộp
D. Cả A, B và C
-
Câu 16:
Lượng mưa hàng năm theo yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm là bao nhiêu?
A. 1200 mm/năm
B. 1800 mm/năm
C. 1500 mm/năm
D. 2000 mm/năm
-
Câu 17:
Cây chôm chôm thích hợp với điều kiện như thế nào?
A. nóng, ẩm
B. lạnh, khô
C. mát mẻ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Tại sao những quả chôm chôm mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc ở trong tán cây?
A. Vì cây chôm chôm rất cần ánh sáng, dễ hấp thụ được ánh sáng
B. Vì ở ngoài dễ nhận được lượng nước tưới hơn
C. Vì cây chôm chôm phát triển từ bên ngoài mạnh hơn
D. Đáp án khác
-
Câu 19:
Nên dùng loại phân nào để bón thúc cho chôm chôm trước khi hoa nở?
A. Phân hữu cơ và phân kali
B. Phân hữu cơ và phân đạm
C. Phân đạm và kali
D. Phân đạm và phân hóa học
-
Câu 20:
Cây chôm chôm trồng ở loại đất nào sẽ phát triển tốt nhất?
A. Đất phù sa
B. Đất thịt pha cát
C. Đất badan
D. Đất phù sa cổ
-
Câu 21:
Phương pháp trồng nào phổ biến nhất đối với cây chôm chôm?
A. Gieo hạt
B. Chiết cành
C. Ghép
D. Giâm cành
-
Câu 22:
Nhiệt độ thích hợp để cây chôm chôm sinh trưởng và phát triển là:
A. 10 – 20 độ C
B. 20 – 30 độ C
C. 20 – 25 độ C
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Bón phân hữu cơ và phân hoá học vào thời gian nào?
A. Trước khi nở hoa
B. Sau khi hái quả và tỉa cành
C. Bón nuôi quả
D. Bón tăng đậu quả
-
Câu 24:
Vào thời tiết nắng, hạn cần tưới nước cho cây chôm chôm theo định kì như thế nào?
A. 1 – 2 ngày/ lần
B. 2 – 3 ngày/ lần
C. 2 lần/ ngày
D. 3 – 5 ngày/ lần
-
Câu 25:
Thời vụ trồng cây chôm chôm ở miền Nam nước ta là?
A. Tháng 1 – tháng 2
B. Tháng 2 – tháng 3
C. Tháng 4 – tháng 5
D. Tháng 5 – tháng 6
-
Câu 26:
Độ pH của đất là bao nhiêu sẽ thích hợp để trồng chôm chôm?
A. Từ 4,5 – 6,5
B. Từ 6 – 7,5
C. Từ 7,5 – 8,5
D. Tất cả đều sai
-
Câu 27:
Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi khi trưởng thành có màu gì?
A. Màu vàng nhạt có ánh bạc
B. Màu xanh nhạt
C. Màu xanh vàng
D. Màu nâu sẫm
-
Câu 28:
Đặc điểm chính của sâu non là gì?
A. Đầu to, nhiều đốt
B. 6 chân, 2 xén ở mồm để ăn cây
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 29:
Thời gian dơi hại vải, nhãn hoạt động là:
A. Ban ngày
B. Từ 10h đêm - 4h sáng
C. Buổi trưa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Sâu trưởng thành thường có màu sắc như thế nào?
A. Trắng ngà
B. Nâu đỏ
C. Đốm đen
D. Vàng
-
Câu 31:
Quy trình nhận biết các loài sâu, bệnh hại gồm bao nhiêu bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 32:
Sâu đục thân phá hoại mạnh nhất vào khoảng thời gian nào?
A. Tháng 3, 4
B. Tháng 6, 7
C. Tháng 5, 6
D. Tháng 4, 5
-
Câu 33:
Rầy xanh hại cây nhỏ hình nêm dài:
A. 3 – 5 mm
B. 5 – 7 mm
C. 7 – 10 mm
D. Tất cả đều sai
-
Câu 34:
Rầy xanh (rầy nhảy) là loại sâu bệnh thường hại cây trồng nào?
A. Vải
B. Nhãn
C. Chôm chôm
D. Xoài
-
Câu 35:
Bọ xít hại nhãn, vải không có đặc điểm nào sau đây?
A. Con trưởng thành có màu nâu
B. Đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá
C. Con trưởng thành nhỏ, màu vàng nhạt có ánh bạc
D. Sâu non hút nhựa ở các mầm non và mầm hoa
-
Câu 36:
“Có đốm bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá” là biểu hiện của loại bệnh nào?
A. Bệnh thán thư
B. Bệnh loét
C. Bệnh vàng lá
D. Bệnh mốc sương
-
Câu 37:
Đặc điểm của bệnh thán thư hại xoài là?
A. Đốm bệnh trên lá màu xám nâu
B. Đốm bệnh trên hoa quả có màu đen, nâu
C. Các đốm liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá
D. Tất cả các đặc điểm trên
-
Câu 38:
Chọn phát biểu SAI về đặc điểm hình thái của sâu đục quả.
A. Trứng hình bầu dục, dài khoảng 2-2,5 mm
B. Trứng mới nở có mầu trắng sữa sau đó trở nên vàng nhạt
C. Hình nêm dài 3 – 5 mm, màu xanh đến xanh nâu, đen
D. Ấu trùng phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu
-
Câu 39:
Bọ xít thường gây hại đối với loại cây trồng nào?
A. Nhãn
B. Vải
C. Chôm chôm
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 40:
Đặc điểm nhận biết khi bọ xít trưởng thành có chiều dài thân là:
A. 10 – 15 mm
B. 15 – 25 mm
C. 25 - 30 mm
D. 30 – 40 mm