Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 7 năm 2020
Trường THCS Lê Văn Tám
-
Câu 1:
Vật không phải nguồn sáng là:
A. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
B. Mặt trời.
C. Ngọn nến đang cháy.
D. Đèn ống đang sáng.
-
Câu 2:
Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Quan sát thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.
B. Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn, ta thu được một vết sáng trên tường.
C. Quan sát thấy ảnh của mình trong gương phẳng.
D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.
-
Câu 3:
Ta nhìn thấy một vật khi:
A. Có ánh sáng chiếu vào vật.
B. Khi vật đặt ngoài trời nắng.
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
D. Khi vật là một nguồn sáng.
-
Câu 4:
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời.
B. Mặt trời ở giữa mặt trăng và trái đất.
C. Mặt trăng ở giữa trái đất và mặt trời.
D. Ngày nào cũng xảy ra.
-
Câu 5:
Đường truyền của ánh sáng truyền đi trong không khí:
A. Là đường cong
B. Là đường thẳng
C. Lúc cong lúc thẳng
D. Cong hay thẳng phụ thuộc vào độ sáng.
-
Câu 6:
Ảnh tạo thành khi đặt vật gần sát một gương cầu lõm là:
A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo lớn bằng vật.
C. Ảnh thật hứng được trên màn chắn.
D. Ảnh ảo lớn hơn vật.
-
Câu 7:
Cùng đặt một vật trước ba gương, gương nào tạo ra ảnh lớn hơn vật?
A. Gương cầu lồi.
B. Gương cầu lõm.
C. Gương phẳng.
D. Gương phẳng và gương cầu lồi.
-
Câu 8:
Một cái cây mọc thẳng đứng ở bờ ao. Cây cao 1,2m và gốc cây cao hơn mặt nước 50cm. Ngọn cây cách ảnh của nó là:
A. 1,2m
B. 1,7m
C. 2,4m
D. 3,4m
-
Câu 9:
Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:
A. Ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
-
Câu 10:
Trong các vật sau đây vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Bếp lửa đang cháy
D. Ngọn nến đang cháy
-
Câu 11:
Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật;
B. Hứng được trên màn, bằng vật;
C. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật;
D. Không hứng được trên màn, bằng vật.
-
Câu 12:
Có mấy loại chùm sáng mà em đã được học?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại.
-
Câu 13:
Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, thu được tia phản xạ hợp với mặt gương 1 góc 300. Hãy xác định giá trị của góc tới.
A. 600
B. 450
C. 350
D. 250
-
Câu 14:
Một người cao 1,6m đứng cách gương phẳng treo sát tường một khoảng 1,5m. Ảnh của người đó cao bao nhiêu mét ?
A. 15
B. 1m6
C. 1m7
D. 1m8
-
Câu 15:
một người cao 1.6 m đứng cách gương phẳng treo sát tường một khoảng 1.5m Ảnh cách người đó bao nhiêu mét?
A. 2m
B. 3m
C. 4m
D. 5m
-
Câu 16:
Một người cao 1,6m đứng cách gương phẳng treo sát tường một khoảng 1,5m. Nếu người đó lùi ra xa gương thêm 0,5m thì ảnh cách người đó baonhiêu mét.
A. 3m
B. 4m
C. 5m
D. 6m
-
Câu 17:
Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Cái gương
C. Mặt trời
D. Bóng đèn đang bật
-
Câu 18:
Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường gấp khúc
B. Luôn truyền theo đường thẳng
C. Luôn truyền theo đường cong
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
-
Câu 19:
Góc phản xạ luôn:
A. Lớn hơn góc tới
B. Nhỏ hơn góc tới
C. Bằng góc tới.
D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới
-
Câu 20:
Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương:
A. 14 cm
B. 8 cm
C. 16 cm
D. 20 cm
-
Câu 21:
Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
-
Câu 22:
Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:
A. Dây đàn
B. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn
C. Hộp đàn
D. Ngón tay gảy đàn
-
Câu 23:
Chọn phát biểu đúng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào ?
A. Theo nhiều đường khác nhau.
B. Theo đường cong.
C. Theo đường gấp khúc
D. Theo đường thẳng.
-
Câu 24:
Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào ?
A. Góc phản xạ bằng với góc tới.
B. Góc tới gấp đôi góc phản xạ.
C. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới
-
Câu 25:
Vật nào sau đây không phải là vật sáng?
A. Bông hoa dưới ánh nắng mặt trời.
B. Con người dưới ánh nắng mặt trời.
C. Con mèo dưới ánh nắng mặt trời.
D. Bảng đen dưới ánh nắng mặt trời
-
Câu 26:
Cho góc tới bằng 300. Góc phản xạ có giá trị
A. 300
B. 400
C. 500
D. 600
-
Câu 27:
Trong những vật sau đây, vật nào không thể cho ánh sáng truyền qua?
A. Tấm thủy tinh.
B. Tấm gỗ.
C. Tấm nhựa trong suốt
D. Nước nguyên chất.
-
Câu 28:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Chiếu đèn pin lên mảnh vải ta thấy sau mảnh vải có ánh sáng.
B. Chiếu đèn pin lên tấm kính, ta thấy bên kia tấm kính cũng có ánh sáng.
C. Chiếu đèn pin lên mặt gương phẳng ta thấy có ánh sáng trên tường trước gương
D. Chiếu đèn pin lên bàn ta thấy có quyển sách.
-
Câu 29:
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm sáng phân kì thành một chùm sáng?
A. Hội tụ
B. Song song
C. Phân kì
D. Vừa song song vừa hội tụ
-
Câu 30:
Chọn lý do đúng. Người ta dùng gương cầu lõm khám răng để:
A. Dễ dàng quan sát răng.
B. Để cho tiện.
C. Có tầm nhìn rộng hơn.
D. Để cho đẹp.