Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nho Quan
-
Câu 1:
Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
A. 32h21min
B. 33h00min
C. 33h39min
D. 32h39min
-
Câu 2:
Một ô tô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ô tô chuyển động với vận tốc không đổi (20km/h ). Trên nửa quãng đường sau, ô tô chạy với vận tốc không đổi (30km/h ). Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
A. 24km/h
B. 25km/h
C. 28km/h
D. Một kết quả khác
-
Câu 3:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công
A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi
-
Câu 4:
Trên một toa tàu đang chuyển động thẳng đều, người ta thả một hòn đá xuống đường. Bỏ qua sức cản không khí. Một người đứng bên đường thấy quỹ đạo hòn đá có dạng:
A. Đường Parabol.
B. Đường thẳng xiên về phía trước.
C. Đường thẳng xiên về phía sau.
D. Đường thẳng đứng
-
Câu 5:
Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
A. v = 34 km/h.
B. v = 35 km/h.
C. v = 30 km/h.
D. v = 40 km/h
-
Câu 6:
Một ôtô chạy trên đoạn đường thẳng từ A đến B phải mất khoảng thời gian t. Trong nửa đầu của khoảng thời gian này ô tô có tốc độ là 60km/h. Trong nửa khoảng thời gian cuối ô tô có tốc độ là 40km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn AB.
A. 20 km/h.
B. 50 km/h.
C. 25 km/h.
D. 40 km/h.
-
Câu 7:
Một người đi xe máy từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 4,8km. Nửa quãng đường đầu, xe mấy đi với v1, nửa quãng đường sau đi với v2 bằng một phần hai v1. Xác định v1, v2 sao cho sau 15 phút xe máy tới địa điểm B.
A. 8 m/s và 4 m/s.
B. 6 m/s và 2 m/s.
C. 7 m/s và 3 m/s.
D. 9 m/s và 5 m/s.
-
Câu 8:
Một ôtô chuyển động trên đoạn đường MN. Trong một phần hai quãng đường đầu đi với v = 40km/h. Trong một phần hai quãng đường còn lại đi trong một phần hai thời gian đầu với v = 75km/h và trong một phần hai thời gian cuối đi với v = 45km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn MN.
A. 36 km.
B. 48 km.
C. 24 km.
D. 60 km.
-
Câu 9:
Hai ô tô cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu hai ô tô đi ngược chiều thì cứ 20 phút khoảng cách của chúng giảm 30km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm 10 km. Tính vận tốc mỗi xe.
A. v1 = 75km/h ; v2 = 15km/h
B. v1 = 15km/h ; v2 = 75km/h
C. v1 = 55km/h ; v2 = 15km/h
D. v1 = 15km/h ; v2 = 55km/h
-
Câu 10:
Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng trong thời gian 10 phút với v = 60 km/h, sau đó lên dốc 3 phút với v = 40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong cả giai đoạn.
A. 6 km.
B. 10 km.
C. 5 km.
D. 12 km.
-
Câu 11:
Một nguời đi xe máy từ Hà Nam về Phủ Lý với quãng đường 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với ${{v}_{2}}=\frac{2}{3}{{v}_{1}}$. Xác định v1, v2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B.
A. 16 km/h.
B. 20 km/h.
C. 24 km/h.
D. 30 km/h.
-
Câu 12:
Trung Tâm Bồi Dưỡng Kiến Thức A đi ô tô từ Hà Nam đến Bắc Giang làm từ thiện . Đầu chặng ô tô đi một phần tư tổng thời gian với v = 50km/h. Giữa chặng ô tô đi một phần hai thời gian với v = 40km/h. Cuối chặng ô tô đi một phần tư tổng thời gian với v = 20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô?
A. 35 km/h.
B. 37,5 km/h.
C. 42,5 km/h.
D. 40 km/h.
-
Câu 13:
Một người chạy thể dục buổi sáng, trong 10 phút đầu chạy được 3,0 km; dừng lại nghỉ trong 5 phút, sau đó chạy tiếp 1500 m còn lại trong 5 phút. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là
A. 300 m/phút.
B. 225 m/phút.
C. 75 m/phút.
D. 200 m/phút.
-
Câu 14:
Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?
A. Một điểm trên vành bánh xe.
B. Một điểm trên nan hoa.
C. Một điểm ở moay-ơ (ổ trục).
D. Một điểm trên trục bánh xe.
-
Câu 15:
Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên, nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó chạy với tốc độ trung bình là 70 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường còn lại là
A. 40 km/h.
B. 60 km/h.
C. 80 km/h.
D. 75 km/h.
-
Câu 16:
Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là:
A. t = 10 h ; x = 360 km.
B. t = 1,8 h ; x = 64,8 km.
C. t = 2 h ; x = 72 km.
D. t = 36 s ; x = 360 m.
-
Câu 17:
Lúc 8 giờ 30 phút, một xe ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 150 km với vận tốc 80 km/h. Cùng lúc đó, một mô tô chuyển động từ B đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động. Coi đoạn đường AB là thẳng. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
A. 9 giờ 45 phút ; 50 km.
B. 9 giờ 45 phút ; 100 km.
C. 10 giờ 00 ; 90 km.
D. 10 giờ 00 ; 128 km.
-
Câu 18:
Hai vật M và N xuất phát đồng thời từ điểm A, chuyển động thẳng, cùng hướng, không đổi chiều chuyển động và biến đổi đều với gia tốc khác nhau. Vận tốc đầu của M và N tương ứng bằng 15 m/s và 20 m/s. Khi m gặp N vận tốc của M là 30 m/s vận tốc của N khi đó bằng
A. 15 m/s
B. 20 m/s
C. 13 m/s
D. 25 m/s
-
Câu 19:
Từ trạng thái nghỉ một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a trong 20s. Trong 10s đầu vật đi được quãng đường s1, trong 10s tiếp theo vật đi được quãng đường s2. Khi đó
A. \( s_2 = 2s_1\)
B. \( s_2 = 3s_1\)
C. \( s_2 = s_1\)
D. \( s_2 = 4s_1\)
-
Câu 20:
Từ trạng thái nghỉ một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a trong 20s. Trong 10s đầu vật đi được quãng đường s1, trong 10s tiếp theo vật đi được quãng đường s2. Khi đó
A. \( s_2 = 2s_1\)
B. \( s_2 = 3s_1\)
C. \( s_2 = s_1\)
D. \( s_2 = 4s_1\)
-
Câu 21:
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái đứng yên và đạt vận tốc 27,5 m/s trong thời gian 10s. Quãng đường vật đi được trong 10s tiếp theo là
A. 135,5 m
B. 412,5 m
C. 275,5 m
D. 550 m
-
Câu 22:
Vật chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong giây thứ 4 vật đi được 7m. Quãng đường nó đi được trong giây thứ 8 là:
A. 13m
B. 11m
C. 15m
D. 8m
-
Câu 23:
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Trong 2s đầu vật chuyển động được 200m. Trong 4s tiếp theo vật chuyển động được 220m. Vận tốc của vật ngay sau giây thứ 7 là;
A. 15 m/s
B. 12 m/s
C. 20 m/s
D. 10 m/s
-
Câu 24:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
-
Câu 25:
Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?
A. \( f = \frac{{2\pi r}}{v}\)
B. \( T = \frac{{2\pi r}}{v}\)
C. \( v = \omega r\)
D. \( \omega = \frac{{2\pi }}{T}\)
-
Câu 26:
Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng là:
A. 2s
B. 1s
C. 3,14s
D. 3s
-
Câu 27:
Một điểm A nằm trên vành tròn chuyển động với vận tốc 50cm/s, điểm B nằm cùng trên bán kính với điểm A chuyển động với vận tốc 10cm/s. Biết AB = 20 cm. Tính gia tốc hướng tâm của hai điểm A, B:
A. \( {a_A} = 20cm/{s^2};{a_B} = 100cm/{s^2}\)
B. \( {a_A} = 150cm/{s^2};{a_B} = 30cm/{s^2}\)
C. \( {a_A} = 100cm/{s^2};{a_B} = 20cm/{s^2}\)
D. \( {a_A} = 30cm/{s^2};{a_B} = 150cm/{s^2}\)
-
Câu 28:
Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Hãy tính tốc độ góc và tốc độ dài của tàu đối với trục quay của Trái Đất . Biết bán kính của Trái Đất là 6400 km.
A. 4652,16m/s
B. 465,216m/s
C. 46521,6m/s
D. 46,5216m/s
-
Câu 29:
Chọn câu trả lời đúng .Chuyển động tròn đều là chuyển động:
A. Có quĩ đạo là một đường tròn.
B. Vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. Có chu kì T là thời gian vật chuyển động đi được một vòng quĩ đạo và bằng hằng số.
D. Cả A,B,C đều đúng.
-
Câu 30:
Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 30m, với vận tốc 54 km/h. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là:
A. 15m/s2
B. 7,5m/s2
C. 4,5cm/s2
D. 3,2m/s2
-
Câu 31:
Một đĩa tròn bán kính 30cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng:
A. v = 31,4 m/s.
B. v = 3,14 m/s.
C. v = 94,2 m/s.
D. v = 9,42m/s.
-
Câu 32:
Một tàu ngầm đang lặn xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc đều là V . để do đáy biển máy SONAR trên tàu phát một tín hiệu âm kéo dài trong thời gian t0 hướng xuống đáy biển . Âm truyền trong nươc với vận tốc đều là u phản xạ ở đáy biển (coi như nằm ngang) và truyền trở lại tàu . Tàu thu được tín hiệu trong thời gian t. Tính vận tốc của tàu .
A. \( v = \frac{{{t_0} - t}}{{{t_0} + t}}u\)
B. \( v = \frac{{{t_0} + t}}{{{t_0} - t}}u\)
C. \( v = \frac{{{t} - t_0}}{{{t_0} + t}}u\)
D. \( v = \frac{{{t} - t_0}}{{{t_0} - t}}u\)
-
Câu 33:
Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp:
A. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng .
B. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng tích các sai số tuyệt đối của các số hạng .
C. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng thương các sai số tuyệt đối của các số hạng .
D. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng sai số tuyệt đối của số hạng có giá trị lớn nhất .
-
Câu 34:
Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600 mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo?
A. l = 6,00 ± 0,01 dm.
B. l = 0,6 ± 0,001 m.
C. l = (60 ± 0,1) cm.
D. l = (600 ± 1) mm.
-
Câu 35:
Người ta có thể bỏ qua sai số dụng cụ khi phép đo không gồm yếu tố nào sau đây ?
A. Công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp.
B. Các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao.
C. Sai số phép đo chủ yếu gây ra bởi các yếu tố ngẫu nhiên
D. Trong công thức xác định sai số gián tiếp có chứa các hằng số.
-
Câu 36:
Trong đơn vị SI, đơn vị nào là đơn vị dẫn xuất ?
A. mét(m).
B. giây (s).
C. mol(mol).
D. Vôn (V).
-
Câu 37:
Phép đo của một đại lượng vật lý
A. là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
B. là những sai xót gặp phải khi đo một đại lượng vật lý
C. là sai số gặp phải khi dụng cụ đo một đại lương vật lý.
D. là những công cụ đo các đại lượng vật lý như thước, cân…vv.
-
Câu 38:
Chọn ý sai ? Sai số ngẫu nhiên
A. không có nguyên nhân rõ ràng
B. là những sai xót mắc phải khi đo.
C. có thể do khả năng giác quan của con người dẫn đến thao tác đo không chuẩn.
D. chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài
-
Câu 39:
Sai số hệ thống
A. là sai số do cấu tạo dụng cụ gây ra.
B. là sai số do điểm 0 ban đầu của dụng cụ đo bị lệch
C. không thể tránh khỏi khi đo
D. là do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
-
Câu 40:
Sai số nào có thể loại trừ trước khi đo ?
A. Sai số hệ thống.
B. Sai số ngẫu nhiên.
C. Sai số dụng cụ.
D. Sai số tuyệt đối.