Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024
Trường THCS Trường Chinh
-
Câu 1:
Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên quá trình nào sau đây?
A. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân
B. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân
C. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân
D. Quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ
-
Câu 2:
Thường biến xảy ra mang tính chất như thế nào?
A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định
B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau
C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
D. Chỉ đôi lúc mới di truyền
-
Câu 3:
Dạng đột biến gen nào làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit
B. Mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit
C. Thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit
D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
-
Câu 4:
Phép lai nào là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A. P: AaBb x Aabb
B. P: AaBb x aabb
C. P: aaBb x AABB
D. P: AaBb x aaBB
-
Câu 5:
Phương pháp nào phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người?
A. Nghiên cứu phả hệ
B. Tạo đột biến
C. Lai giống
D. Nhân giống trong ống nghiệm
-
Câu 6:
Thường biến thuộc loại biến dị gì?
A. Biến dị di truyền
B. Biến dị không di truyền
C. Biến dị tổ hợp
D. Biến dị số lượng NST
-
Câu 7:
Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là bao nhiêu?
A. 3
B. 49
C. 47
D. 45
-
Câu 8:
Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào?
A. Kiểu gen trong giao tử
B. Điều kiện môi trường sống
C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
D. Kĩ thuật chăm sóc
-
Câu 9:
Ở người, các NST thường được kí hiệu chung là A, cặp NST giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tinh trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con trai?
A. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X
B. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X
C. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + XX
D. Tinh trùng 22A + 0 và trứng 22A + X
-
Câu 10:
Lông dài trội hoàn toàn so với lông ngắn. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông dài và mẹ lông ngắn thì kết quả F1 sẽ như thế nào?
A. Toàn lông ngắn
B. 1 lông ngắn : 1 lông dài
C. 3 lông ngắn : 1 lông dài
D. Toàn lông dài
-
Câu 11:
Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau?
A. Aabb
B. AaBb
C. AABB
D. aabb
-
Câu 12:
Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội?
A. Tinh trùng
B. Hợp tử
C. Noãn nguyên bào
D. Tinh nguyên bào
-
Câu 13:
Khi nói về đột biến gen, nhận định nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi về số lượng gen trên NST
B. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật
C. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa
D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên
-
Câu 14:
Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp những khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Người là động vật bậc cao nhất
B. Người sinh sản muộn, đẻ ít con
C. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến
D. Cả đáp án B và C
-
Câu 15:
Thường biến là quá trình như thế nào?
A. Những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật
B. Những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường biểu hiện hàng loạt và không di truyền được
C. Những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường
D. Sự biểu hiện riêng rẽ, lẻ tẻ, theo hướng xác định, di truyền được
-
Câu 16:
Đâu là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống?
A. Đột biến gen
B. Thường biến
C. Đột biến NST
D. Đột biến gen và đột biến NST
-
Câu 17:
Loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là bao nhiêu?
A. 36
B. 48
C. 72
D. 108
-
Câu 18:
2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN con tạo thành là bao nhiêu?
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
-
Câu 19:
Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho bao nhiêu loại trứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Vì sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người) tỉ lệ đực/cái xấp xỉ 1:1?
A. Vì hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau
C. Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
D. Câu B và C đúng
-
Câu 21:
Đâu là đặc điểm của giống thuần chủng?
A. Có khả năng sinh sản mạnh
B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó
C. Dễ gieo trồng
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm
-
Câu 22:
Thế nào là tính đặc trưng của nhiễm sắc thể?
A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định)
D. Câu A và B đúng
-
Câu 23:
Tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn sẽ xuất hiện trong các phép lai nào?
A. Aa × Aa
B. Aa × AA
C. AA × aa
D. Aa × aa
-
Câu 24:
Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào đúng?
A. A + G = T + X
B. A + T + G = A + T + X
C. A = T; G = X
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 25:
Muốn xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?
A. Lai với cơ thể đồng hợp trội
B. Lai phân tích
C. Lai với cơ thể dị hợp
D. Câu A và B đúng
-
Câu 26:
5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?
A. Có 20 tinh trùng
B. Có 15 tinh trùng
C. Có 10 tinh trùng
D. Có 5 tinh trùng
-
Câu 27:
Ở đậu hà lan quả màu lục là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Cho lai giống đậu hà lan quà màu lục (dị hợp tử) với giống đậu hà lan quà màu vàng. Kết quả F1 thu được có kiểu hình là gì?
A. Toàn quả màu lục
B. 1 quả lục : 1 quả vàng
C. 3 quả màu lục : 1 quả vàng
D. 3 quả vàng : 1 quả lục
-
Câu 28:
Đặc điểm nào của đậu hà lan thuận lợi cho nghiên cứu di truyền học?
A. Thời gian sinh trưởng không dài
B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cơ thể khác nhau
C. Tự thụ phấn chặt chẽ
D. Dễ gieo trồng
-
Câu 29:
Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là bao nhiêu?
A. 2 trội : 1 lặn
B. 1 trội : 1 lặn
C. 3 trội : 1 lặn
D. 4 trội : 1 lặn
-
Câu 30:
Thực hiện giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
A. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn
B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P
D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2
-
Câu 31:
Trong phân bào lần I của giảm phân, ở kì đầu diễn ra sự kiện nào dưới đây?
A. Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
C. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn
D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội
-
Câu 32:
Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?
A. Để xác định số nhóm gen liên kết
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng
C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị
D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài
-
Câu 33:
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả nào?
A. A = G ; T = X
B. A/T = G/X
C. A + T = G + X
D. A = X ; G = T
-
Câu 34:
Gen b có 2400 nuclêôtit, hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen b đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu?
A. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T= 7640 nuclêôtit
B. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T= 7620 nuclêôtit
C. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T= 7680 nuclêôtit
D. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T= 7660 nuclêôtit
-
Câu 35:
Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào?
A. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp
B. Đột biến gen lặn không biểu hiện được
C. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp
D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp
-
Câu 36:
Những loại đột biến gen nào làm thay đổi thành phần các nuclêôtit nhiều nhất trong các bộ ba mã hoá của gen?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hoá
B. Mất 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit, mất 1 cặp nuclêôtit
-
Câu 37:
Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội?
A. Phát triển khoẻ hơn
B. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn
C. Độ hữu thụ kém hơn
D. Có sức chống chịu tốt hơn
-
Câu 38:
Muốn tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta thường áp dụng phương pháp gì?
A. Vi nhân giống
B. Gây đột biến dòng tế bào xôma
C. Sinh sản hữu tính
D. Gây đột biến gen
-
Câu 39:
Nguyên nhân nào dưới đây gây ra hiện tượng thường biến?
A. Ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường
B. Sự biến đổi trong kiểu gen của cá thể
C. Cơ thể phản ứng quá mức với môi trường
D. Cơ thể bị thoái hóa
-
Câu 40:
Tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao như thế nào?
A. 3 nhiễm sắc thể X
B. 3 nhiễm sắc thể 21
C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y
D. 2 cặp nhiễm sắc thể X