Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2022-2023
Trường THCS Lê Quý Đôn
-
Câu 1:
Xác định: Giao phối và phân li độc lập là những đặc điểm chính của sinh sản hữu tính vì chúng?
A. tăng tính đa dạng di truyền ở đời con.
B. giảm tỷ lệ đột biến.
C. loại bỏ các alen lặn.
D. giảm đa dạng di truyền ở thế hệ con.
-
Câu 2:
Chọn ý đúng: Định luật của Mendel tuyên bố?
A. một sinh vật sẽ luôn mạnh hơn bố mẹ của nó.
B. chỉ các alen từ con đựcc mới xuất hiện trong kiểu hình của đời con.
C. các tính trạng sẽ biến mất khỏi kiểu hình trong thế hệ trội và xuất hiện trở lại trong thế hệ lặn.
D. nếu một sinh vật thừa hưởng hai alen khác nhau, thì chỉ có gen trội mới biểu hiện trong kiểu hình của nó.
-
Câu 3:
Hãy cho biết: Trong kết quả thí nghiệm của Menđen, nếu F1 đồng tính thì các cơ thể đem lai sẽ như thế nào?
A. Một cơ thể đồng hợp tử gen trội và một cơ thể đồng hợp tử gen lặn
B. Cả hai cơ thể đều đồng hợp tử gen trội hoặc đồng hợp tử gen lặn
C. Một cơ thể đồng hợp tử, một cơ thổ dị hợp tử
D. Câu A và B đúng
-
Câu 4:
Hãy cho biết: Sự di truyền các đặc điểm từ bố mẹ cho con cái là?
A. di truyền học.
B. tính di truyền.
C. sự thụ tinh.
D. các tính trạng.
-
Câu 5:
Điền từ còn thiếu: “Theo định luật phân li của Menđen, khi lai giữa các cá thể khác nhau về … và …, thế hệ lại thứ … xuất hiện cả tính trạng của bố và mẹ theo tỉ lệ …”
A. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.
B. Hai cặp tính trạng; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.
C. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; nhất; 3 trội : 1 lặn.
D. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
-
Câu 6:
Đâu là điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen?
A. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
B. Cặp tính trạng đem lai không tương phản
C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai
D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Trong nghiên cứu để phát hiện ra quy luật di truyền, Menden không áp dụng phương pháp?
A. Áp dụng xác suất thống kê.
B. Tạo và lai dòng thuần chủng.
C. Lai thuận nghịch
D. Lai kiểm chứng (lai phân tích)
-
Câu 8:
Chọn ý đúng: Nhận định đúng về qui luật phân li theo Men đen là?
A. Trong giảm phân hình thành giao tử mỗi alen thuộc cặp phân li đồng đều cho một giao tử, nên mỗi giao tử chứa một alen thuộc cặp.
B. Sự tồn tại độc lập của các cặp NST tương đồng và các alen tương ứng là cơ sở để giải thích hiện tượng giao tử thuần khiết.
C. Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp alen tương ứng trong giảm phân cho mỗi giao tử trong quá trình giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 alen thuộc cặp.
D. Trong tế bào NST luôn tồn tại thành từng cặp trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố còn một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
-
Câu 9:
Hãy xác định: Điều nào không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định
C. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
D. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp
-
Câu 10:
Hãy cho biết: Hiện tượng nào không thuộc về sự di truyền?
A. Những người trong họ hàng có đặc điểm giống nhau.
B. Anh em có đặc điểm giống nhau.
C. Khuôn mặt đứa bé lúc còn nhỏ và lúc trưởng thành giống nhau.
D. Con cái có đặc điểm giống bố mẹ.
-
Câu 11:
Xác định: Trong phép lai giữa cây đậu hoa đỏ và cây đậu hoa trắng được F1 thu được đồng loạt cây đậu hoa đỏ. Kết luận nào đúng?
A. Tính trạng ở F1 là tính trạng trội do một gen quy định
B. Tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng
C. Cây đậu hoa đỏ và cây đậu hoa trắng ở bố, mẹ thuần chủng
D. Cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ cho tỉ lệ kiểu hình là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
-
Câu 12:
Chọn ý đúng: Cơ sở tế bào học của qui luật phân li là?
A. các alen luôn phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp alen trong giảm phân.
C. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li của cặp alen trong giám phân.
D. sự phân li của cặp alen dẫn đến sự phân li của cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân.
-
Câu 13:
Hãy cho biết: Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là?
A. Gen nằm trong tế bào chất ở giao tử cái luôn ở trạng thái trội hơn so với gen trong tế bào chất của giao tử đực.
B. ADN trong tế bào chất thường là mạch vòng.
C. Giao tử cái góp lượng gen trong tế bào chất nhiều hơn gen trong tế bào chất của giao tử đực.
D. Giao tử đực không góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.
-
Câu 14:
Căn cứ vào phân tích thí nghiêm Men den cho rằng màu sắc và hình dạng hạt phấn li độc lập là vì?
A. Tỷ lệ từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn
B. F2 có 4 kiểu hình
C. Tỷ lệ kiểu hình bằng tích xác xuất của các tính trạng hợp thành nó
D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
-
Câu 15:
Cho biết: Giải thích nào sau đây là đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài?
A. Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
B. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
C. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái , số lượng và cấu trúc
-
Câu 16:
Xác định: Bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng gọi là?
A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
B. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
C. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 17:
Ý nào sai khi nói về bộ NST đơn bội?
A. Bộ NST đơn bội có thể là số chẵn hoặc số lẻ.
B. Bộ NST đơn bội không thể chứa NST giới tính.
C. Bộ NST đơn bội ở các loài khác nhau thì khác nhau.
D. Bộ NST đơn bội có số lượng NST bằng một nửa so với bộ NST lưỡng bội.
-
Câu 18:
Em hãy cho biết: Nhiễm sắc thể được kí hiệu là n nghĩa là?
A. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số lẻ
B. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số chẵn
C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số nguyên
D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số thập phân
-
Câu 19:
Hãy cho biết: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
-
Câu 20:
Chọn ý đúng: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự?
A. Sự phân chia đếu chất nhân cho hai tế bào con
B. Sự phân chia đều chất tế bào cho hai tế bào con
C. Sự sao chép bộ NSTcủa tế bào mẹ sang hai tế bào con
D. Sự phân li đồng đều của cặp NST về hai tế bào con
-
Câu 21:
Chọn ý đúng: Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?
A. Nguyên phân.
B. Giảm phân.
C. Thụ tinh.
D. Phát sinh giao tử.
-
Câu 22:
Xác định: Sau khi nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể đơn trở thành 1 nhiễm sắc thể kép bao gồm?
A. 2 tâm động
B. 2 nhiễm sắc tử
C. 2 cromatit
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 23:
Hãy cho biết: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là dựa vào sự kiện nào?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
-
Câu 24:
Xác định đâu không phải là ý nghĩa của nguyên phân?
A. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào
B. Nguyên phân giúp cơ thể đa bào lớn lên
C. Nguyên phân tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
D. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính
-
Câu 25:
Cho biết: Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?
A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN.
B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST.
C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào.
D. Là nơi hình thành ti thể.
-
Câu 26:
Chọn ý đúng: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?
A. Đóng xoắn cực đại
B. Bắt đầu đóng xoắn
C. Dãn xoắn
D. Bắt đầu tháo xoắn
-
Câu 27:
Chọn ý đúng: Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể nào sau đây?
A. Đơn bào có hình thức sinh sản hữu tính
B. Đa bào có hình thức sinh sản vô tính.
C. Lưỡng bội có hình thức sinh sản vô tính
D. Lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính.
-
Câu 28:
Cho thông tin: Gọi a là số tế bào tham gia quá trình giảm phân và 2n là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài. Số thoi phân bào xuất hiện và bị phá huỷ
A. 0 và 3a
B. 3a và 0
C. 3a và 3a
D. 3a và a
-
Câu 29:
Xác định: Hai tế bào 2n giảm phân bình thường thì kết quả sẽ là?
A. tạo ra 4 tế bào 2n.
B. tạo ra 8 tế bào 2n
C. tạo ra 8 tế bào n.
D. tạo ra 4 tế bào n
-
Câu 30:
Hãy cho biết: Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?
A. Kì sau
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì cuối
-
Câu 31:
Chọn ý đúng: Khi nói về sự giảm phân ở tế bào là?
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
-
Câu 32:
Ở một nhóm tê bào mầm sinh dục của ruồi giấm 2n = 8 đang tiến hành giảm phân tạo ra các giao tử chứa 64 NST. Nếu các tế bào trên là tế bào mầm sinh dục cái, có bao nhiêu tế bào tiến hành giảm phân?
A. 4
B. 6
C. 32
D. 16
-
Câu 33:
Chọn ý đúng: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là gì?
A. Nhân đôi NST
B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng
C. Phân li NST về hai cực của tế bào
D. Co xoắn và tháo xoắn NST
-
Câu 34:
Cho biết: Các tế bào con tạo ra qua giảm phân có bộ NST như thế nào so với tế bào mẹ?
A. Giống hoàn toàn mẹ
B. Giảm đi một nửa so với mẹ
C. Gấp đôi so với mẹ
D. Gấp ba lần so với mẹ
-
Câu 35:
Chọn ý đúng: Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể nào sau đây?
A. Đơn bào có hình thức sinh sản hữu tính
B. Đa bào có hình thức sinh sản vô tính.
C. Lưỡng bội có hình thức sinh sản vô tính
D. Lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính.
-
Câu 36:
Cho biết: Sự hình thành giao tử cái ở động vật, từ noãn nguyên bào phát triển thành?
A. Noãn nguyên bào
B. Noãn bào bậc I
C. Noãn bào bậc II
D. Thể cực
-
Câu 37:
Hãy cho biết: Sự hình thành giao tử ở động vật bắt đầu từ tế bào nào?
A. Tế bào noãn nguyên bào
B. Tế bào mầm
C. Tế bào sinh dưỡng.
D. Tế bào sinh sản
-
Câu 38:
Chọn ý đúng: Sự hình thành giao tử cái ở động vật bắt đầu từ tế bào mầm trải qua quá trình nguyên phân tạo ra?
A. Noãn nguyên bào
B. Noãn bào bậc I
C. Noãn bào bậc II
D. Thể cực
-
Câu 39:
Cho biết: Từ noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân I tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là?
A. Thể cực thứ nhất
B. Trứng
C. Noãn bào bậc II
D. Tinh trùng
-
Câu 40:
Xác định: Từ noãn bào bậc II trải qua quá trình giảm phân II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là?
A. Thể cực thứ nhất
B. Trứng
C. Noãn bào bậc II
D. Thể cực thứ hai