Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2022-2023
Trường THCS Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Xác định: Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố mẹ thông qua quá trình?
A. Chọn lọc
B. Đột biến tự nhiên
C. Giao phối
D. Gây đột biến nhân tạo
-
Câu 2:
Xác định: Theo quy luật phân li độc lập, nếu F1 có n cặp gen dị hợp tử thì ở F2 có số loại kiểu gen là?
A. 2n
B. 4n
C. (3+1)n
D. 3n
-
Câu 3:
Chọn ý đúng: Có một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân ly độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lý thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là:
A. 30
B. 50
C. 60
D. 80
-
Câu 4:
Xác định: Với đặc điểm nào của P, F1 sẽ có sự phân li về kiểu hình?
A. một trong hai bên bố mẹ phải mang các cặp gen đồng hợp lặn
B. một trong hai bên bố mẹ phải mang các cặp gen dị hợp
C. một trong hai bên của bố mẹ mang ít nhất 1 cặp gen dị hợp và cả hai bên đều không mang cặp gen đồng hợp trội nào
D. cả hai bên bố mẹ đều không mang gen trội
-
Câu 5:
Xác định: Trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen có đặc điểm độc đáo là gì?
A. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
B. Cặp tính trạng đem lai không tương phản
C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai
D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm
-
Câu 6:
Đâu là điểm giống nhau và khác nhau cơ bản ở đời F1 và F2 trong lai một cặp tính trạng trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là?
A. Giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình.
B. Giống nhau về tỉ lệ kiểu hình ở F1, khác về tỉ lệ phân li kiểu gen.
C. Giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu gen, khác nhau về tỉ lệ phân li kiểu hình.
D. Giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 nhưng khác về tỉ lệ phân li kiểu hình.
-
Câu 7:
Xác định: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng cách nào?
A. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Sự tổ hợp lại của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh.
C. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong thụ tinh.
D. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình phát sinh giao tử.
-
Câu 8:
Em hãy cho biết: Trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen có đặc điểm độc đáo là?
A. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
B. Cặp tính trạng đem lai không tương phản
C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai
D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm
-
Câu 9:
Xác định: Trong nghiên cứu để phát hiện ra quy luật di truyền, Menden không áp dụng phương pháp?
A. Áp dụng xác suất thống kê.
B. Tạo và lai dòng thuần chủng.
C. Lai thuận nghịch
D. Lai kiểm chứng (lai phân tích)
-
Câu 10:
Em hãy xác định: Điều nào không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định
C. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
D. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp
-
Câu 11:
Xác định: Phép lai có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất là?
A. AaBbDD x AaBbdd.
B. AaBbDd x Aabbdd
C. AaBbDd x AaBbDd
D. AabbDd x aaBbDd
-
Câu 12:
Chọn ý đúng: Di truyền trội trên NST thường là gì?
A. Một bản sao duy nhất của gen có thể gây ra một đặc điểm cụ thể
B. Một bản sao duy nhất của gen có thể gây ra nhiều đặc điểm cụ thể
C. Nhiều bản sao duy nhất của gen có thể gây ra một đặc điểm cụ thể
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Xác định: Điều nào KHÔNG đúng với nhiễm sắc thể thường của người?
A. Mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN
B. Các phân tử DNA được đóng gói trong các chromatid.
C. DNA bao quanh một protein histone.
D. Nếu không được gói, mỗi phân tử DNA dài khoảng 3 mét
-
Câu 14:
Xác định: Ai là người đã chế tạo ra chiếc kính hiển vi tiên tiến đầu tiên vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18?
A. Wilhelm Roentgen
B. Emil von Behring
C. James Prescott Joule
D. Anton van Leeuwenhoek
-
Câu 15:
Chọn ý đúng: NST thường và NST giới tính khác nhau ở?
A. Số lượng NST trong tế bào.
B. Hình thái và chức năng.
C. Khả năng nhân đôi và phân li trong phân bào.
D. Câu A và B đúng.
-
Câu 16:
Xác định: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc ở dạng sợi NST ( sợi chất nhiễm sắc) có đường kính là?
A. 11 nm
B. 300nm
C. 700nm
D. 30nm
-
Câu 17:
Xác định: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nanomet?
A. Sợi nhiễm sắc
B. Sợi cơ bản
C. Cromatit
D. Vùng xếp cuộn siêu xoắn.
-
Câu 18:
Xác định: Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi để làm gì?
A. Phân li tế bào
B. Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
C. Tiếp hợp trao đổi chéo
D. Tạo ra các tế bào con
-
Câu 19:
Ý nào sai: Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực?
A. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có một trình tự khởi đầu nhân đôi, ngoài ra còn có trình tự nucleotit có tác dụng bảo vệ và trình tự nucleotit đặc biệt gọi là tâm động
B. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi, ngoài ra còn có trình tự nucleotit có tác dụng bảo vệ và trình tự nucleotit đặc biệt gọi là tâm động
C. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN trần, dạng vòng mạch kép
D. Đơn vị cơ bản theo chiều dọc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là nuclêôxôm
-
Câu 20:
Xác định: Điều nào là đúng về Crômatit?
A. Đó là bộ nhiễm sắc thể đơn bội
B. Đó là một nhiễm sắc thể hoàn chỉnh
C. Nó là một nhiễm sắc thể nhân đôi
D. Nó là một nửa của nhiễm sắc thể được sao chép
-
Câu 21:
Xác định: Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) nhiễm sắc (NST) tồn tại như thế nào?
A. Thành từng chiếc
B. Thành từng cặp không tương đồng
C. Thành từng cặp tương đồng
D. Thành từng nhóm tương đồng
-
Câu 22:
Hãy xác định: Ý nào sai khi nói về những đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính?
A. Tồn tại thành cặp tương đồng ở một giới tính, và thành cặp không tương đồng ở giới tính còn lại.
B. Cặp tương đồng thường được kí hiệu là XX và cặp không tương đồng thường được kí hiệu là XY.
C. Mang các gen quy định tính đực, cái và các tính trạng thường liên quan với giới tính.
D. Không tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân và giảm phân.
-
Câu 23:
Xác định ý không đúng khi cho rằng “đa số các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính”
A. Chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể
B. Chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia
C. Không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường
D. Của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX
-
Câu 24:
Xác định: Câu có nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người là?
A. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X
C. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y
D. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y
-
Câu 25:
Cho biết: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là dựa vào sự kiện nào?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
-
Câu 26:
Xác định: Trong quá trình nguyên phân thoi vô sắc là nơi?
A. Gắn nhiễm sắc thể
B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con
C. Tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các cực của tế bào
D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể
-
Câu 27:
Cho biết: Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân có bộ NST như thế nào so với tế bào mẹ?
A. Giống hoàn toàn mẹ
B. Giảm đi một nửa so với mẹ
C. Gấp đôi so với mẹ
D. Gấp ba lần so với mẹ
-
Câu 28:
Xác định: NST ở trạng thái duỗi xoắn nhiều nhất ở?
A. kì đầu của nguyên phân.
B. kì giữa của phân bào.
C. kì sau của phân bào.
D. kì cuối của nguyên phân.
-
Câu 29:
Xác định: Hình thái nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là?
A. Đóng xoắn.
B. Xoắn cực đại có hình chữ V
C. Xoắn cực đại có hình chữ V tách nhau ở tâm động.
D. Xoắn cực đại có hình chữ V dính nhau ở tâm động.
-
Câu 30:
Xác định ý đúng: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau theo chiều dọc và bắt chéo lên nhau xảy ra trong giảm phân ở?
A. kỳ đầu, giảm phân I.
B. kỳ đầu, giảm phân II
C. kỳ giữa, giảm phân I
D. kỳ giữa, giảm phân II
-
Câu 31:
Ở một loài có bộ NST là 2n = 24. Xét một thể đột biến dạng thể không. Số cromatit có trong một tế bào của thể đột biến trên, khi tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân I là
A. 44
B. 48
C. 24
D. 22
-
Câu 32:
Đâu là diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I?
A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-
Câu 33:
Chọn ý đúng: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là?
A. nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-
Câu 34:
Xác định: Trong giảm phân, hai cromatit của nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành hai nhiễm sắc thể đơn xảy ra ở?
A. kì sau của nguyên phân.
B. kì đầu của giảm phân I.
C. kì sau của giảm phân II.
D. kì sau của giảm phân I.
-
Câu 35:
Xác định: Đặc trưng nào của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?
A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
-
Câu 36:
Cho biết: Kết quả kì cuối của giảm phân I các NST nằm gọn trong nhân với số lượng?
A. 2n (đơn).
B. n (đơn).
C. n (kép).
D. 2n (kép).
-
Câu 37:
Cho biết: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
-
Câu 38:
Tính tỉ lệ giao tử, nếu cá thể dị hợp tử 2 cặp gen sẽ tạo?
A. 20 = 1 kiểu giao tử
B. 21 = 2 kiểu giao tử
C. 22 = 4 kiểu giao tử
D. 23 = 8 kiểu giao tử
-
Câu 39:
Cho biết: Sự rối loạn phân ly trong lần phân bào 1 của cặp NST giới tính ở 1 tế bào sinh tinh của người bố sẽ cho các loại giao tử mang NST giới tính sau?
A. Giao tử không có NST giới tính và giao tử mang NST XX
B. Giao tử không mang NST giới tính và giao tử mang NST giới tính XX hoặc YY
C. Giao tử không có NST giới tính và giao tử mang NST XY
D. Giao tử mang NST XX và giao tử mang NST YY
-
Câu 40:
Chọn ý đúng: Bộ NST đặc trưng của các loải sinh sản hữu tính được duy trì ồn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau đây?
A. Nguyên phân và giảm phân.
B. Sự kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh
C. Sự kết hợp giữa nguyên phân với thụ tinh.
D. Kết hợp giữa nguyến phân, giảm phân và thụ tinh.