Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2021-2022
Trường THCS Đống Đa
-
Câu 1:
Tập hợp hai chữ cái đại diện cho các alen mà một sinh vật sở hữu đối với một tính trạng nhất định là?
A. kiểu gen.
B. kiểu hình.
C. alen.
D. không ý nào đúng
-
Câu 2:
Cho biết đâu là kết quả thí nghiệm của Menđen có tỉ lệ kiểu hình F2?
A. 9 : 3 : 3 : 1
B. 1 : 2 : 1
C. 4 : 1
D. 3 : 1
-
Câu 3:
Biểu hiện quan sát được của gen của một sinh vật là?
A. kiểu hình.
B. kiểu gen.
C. alen.
D. tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Sự giao thoa giữa các cá thể khác nhau để tập hợp các đặc điểm tốt nhất của chúng gọi là gì?
A. kỹ thuật di truyền.
B. giao phối cận huyết.
C. sự lai tạo.
D. giải trình tự.
-
Câu 5:
Khi hai alen khác nhau xuất hiện cùng nhau, alen được biểu hiện gì?
A. có ưu thế.
B. Lặn.
C. kiểu hình.
D. không alen nào
-
Câu 6:
Không có hai người nào giống hệt nhau về mặt di truyền, ngoại trừ những cặp song sinh giống hệt nhau. Nguồn cung cấp chính của sự biến đổi di truyền giữa các cá thể người là?
A. đột biến mới xảy ra ở thế hệ trước.
B. trôi dạt di truyền do kích thước nhỏ của quần thể.
C. sự thay đổi của các alen trong sinh sản hữu tính.
D. biến động địa lý trong quần thể.
-
Câu 7:
Nguồn cung cấp chính cho biến dị di truyền là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các giao tử.
A. tăng tính đa dạng di truyền ở đời con.
B. giảm tỷ lệ đột biến.
C. loại bỏ các alen lặn.
D. giảm đa dạng di truyền ở thế hệ con.
-
Câu 8:
Lĩnh vực sinh học nào tập trung việc làm thế nào các đặc điểm được truyền cho con cái?
A. động vật học
B. di truyền học
C. giải phẫu học
D. cổ sinh vật học
-
Câu 9:
......... là một đặc điểm như màu tóc, chiều cao hoặc màu mắt.
A. gen
B. tính trạng
C. nhiễm sắc thể
D. không có cái nào ở trên
-
Câu 10:
Ai được mệnh danh là "cha đẻ của di truyền học"?
A. James D. Watson
B. Charles Darwin
C. William Bateson
D. Gregor Mendel
-
Câu 11:
Hình vuông Punnett là một công cụ hữu ích cho các nhà di truyền học. Thông tin nào được đặt ở phía trên và bên ngoài của hình vuông Punnett?
A. kiểu hình con cái có thể có
B. kiểu gen có thể có của con cái
C. các alen có thể có trong giao tử của bố mẹ
D. tỷ lệ kiểu gen
-
Câu 12:
Trong kết quả thí nghiệm của Menđen, nếu F1 đồng tính thì các cơ thể đem lai sẽ như thế nào?
A. Một cơ thể đồng hợp tử gen trội và một cơ thể đồng hợp tử gen lặn
B. Cả hai cơ thể đều đồng hợp tử gen trội hoặc đồng hợp tử gen lặn
C. Một cơ thể đồng hợp tử, một cơ thổ dị hợp tử
D. Câu A và B đúng
-
Câu 13:
Gregor Mendel kết luận rằng các đặc điểm là gì?
A. không được di truyền bởi con cháu.
B. được di truyền thông qua việc truyền các yếu tố từ bố mẹ sang con cái.
C. chỉ do các yếu tố chi phối quyết định.
D. chỉ do yếu tố lặn quyết định.
-
Câu 14:
Hình vuông Punnett được sử dụng để dự đoán sự kết hợp của các?
A. gen.
B. nhiễm sắc thể.
C. tế bào.
D. các alen.
-
Câu 15:
Menđen thành công trong nghiên cứu di truyền là nhờ ông có phương pháp nghiên cứu thích hợp. Phương pháp đó là:
A. Lai xa và gây tứ bội hoá
B. Lai phân tích
C. Phân tích cơ thể lai
D. Lai tế bào
-
Câu 16:
Cá chép không vẩy có KG Aa, cá chép có vẩy là aa, KG AA làm cho trứng không nở thành con. Khi lai 2 cá chép không vẩy thì tỉ lệ KH ở đời con là:
A. 1 cá chép không vẩy: 3 cá chép có vẩy.
B. 3 cá chép không vẩy: 1 cá chép có vẩy.
C. 2 cá chép không vẩy: 1 cá chép có vẩy.
D. 1 cá chép không vẩy: 2 cá chép có vẩy.
-
Câu 17:
Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:
A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
-
Câu 18:
Cho cơ thể di hợp 5 cặp gen tự thụ phấn. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, mỗi gen nằm trên 1 cặp NST. Số lượng các loại KG ở đời lai là:
A. 125
B. 243
C. 25
D. 32
-
Câu 19:
Xét 2 tính trạng khác nhau ở một loài thực vật, trong đó mỗi gen - 1 tính trạng, có 1 tính trạng là trội không hoàn toàn và các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x AaBb cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là
A. 3:3:1:1.
B. 1:1:1:1.
C. 9:3:3:1.
D. 3:6:3:1:2:1.
-
Câu 20:
Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố mẹ thông qua quá trình
A. Chọn lọc
B. Đột biến tự nhiên
C. Giao phối
D. Gây đột biến nhân tạo
-
Câu 21:
Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, với mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình mang 1 tính trội, 1 tính lặn ở đời lai là:
A. 1/16
B. 3/16
C. 6/16
D. 9/16
-
Câu 22:
Giải thích nào đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài?
A. Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
B. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
C. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái , số lượng và cấu trúc
-
Câu 23:
Khi học về nhiễm sắc thể (NST), một học sinh có những phát biểu như sau:
(1) Trong tất cả các tế bào của mọi loài sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
(2) NST có 2 loại: NST thường và NST giới tính. Trong tế bào sinh dưỡng (2n) các loại sinh vật thường có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
(3) Các loài khác nhau có số lượng NST khác nhau. Loài nào tiến hóa hơn thì có số lượng NST nhiều hơn.
(4) Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc.
(5) Ở kì giữa của nguyên phân, NST có cấu trúc kép, mỗi NST gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
Những phát biểu nào nói trên là đúng?
A. (2), (4), (5)
B. (1), (2), (4), (5)
C. (1), (3), (5)
D. (2), (3), (5)
-
Câu 24:
Bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng gọi là
A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
B. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
C. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 25:
Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng gọi là?
A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
B. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
C. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 26:
Nhận định nào sau đây sai về bộ NST đơn bội?
A. Bộ NST đơn bội có thể là số chẵn hoặc số lẻ.
B. Bộ NST đơn bội không thể chứa NST giới tính.
C. Bộ NST đơn bội ở các loài khác nhau thì khác nhau.
D. Bộ NST đơn bội có số lượng NST bằng một nửa so với bộ NST lưỡng bội.
-
Câu 27:
Nhiễm sắc thể được kí hiệu là n nghĩa là gì?
A. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số lẻ
B. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số chẵn
C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số nguyên
D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số thập phân
-
Câu 28:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào có đường kính 700 nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
-
Câu 29:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc có đường kính 30 nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
-
Câu 30:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc có đường kính 11nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
-
Câu 31:
Đặc điểm nào không phải là của NST thường (không xảy ra đột biến):
A. Trong tế bào 2n tồn tại gồm nhiều cặp NST đồng dạng.
B. Giống nhau ở cả hai giới.
C. Mang các gen quy định tính trạng thường.
D. Cặp NST không đồng nhất về hình dạng và kích thước.
-
Câu 32:
Ý nào sai khi nói về những đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính?
A. Tồn tại thành cặp tương đồng ở một giới tính, và thành cặp không tương đồng ở giới tính còn lại.
B. Cặp tương đồng thường được kí hiệu là XX và cặp không tương đồng thường được kí hiệu là XY.
C. Mang các gen quy định tính đực, cái và các tính trạng thường liên quan với giới tính.
D. Không tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân và giảm phân.
-
Câu 33:
Trẻ đồng sinh khác trứng không có đặc điểm chung gì?
A. Kiểu gen giống nhau.
B. Kiểu gen khác nhau, nhưng vì cùng môi trường sống nên kiểu hình hoàn toàn giống nhau.
C. Được sinh ra từ hai hay nhiều trứng rụng cùng lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau.
D. Cả A và B.
-
Câu 34:
Điều nào sai khi cho rằng “đa số các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính”
A. Chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể
B. Chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia
C. Không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường
D. Của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX
-
Câu 35:
Câu nào có nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người?
A. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X
C. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y
D. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y
-
Câu 36:
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về NST?
A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn.
B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp.
C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không.
D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật.
-
Câu 37:
Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ điều gì?
A. Người nữ
B. Người nam
C. Cả nam lẫn nữ
D. Nam vào giai đoạn dậy thì
-
Câu 38:
Đặc điểm nào của cặp NST giới tính là không chính xác?
A. Một số trường hợp con đực hoặc cái chỉ có một NST giới tính.
B. Trên cặp NST giới tính chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường.
C. Hầu hết sinh vật có một cặp NST giới tính và khác nhau ở hai giới.
D. Con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX.
-
Câu 39:
Vì sao người ta nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?
A. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y.
B. Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng
C. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
D. Vì NST X dài hơn NST Y.
-
Câu 40:
Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả loài sinh vật phân tính là?
A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái.
B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.
C. Đều là cặp XX ở giới cái.
D. Đều là cặp XY ở giới đực.