Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2020
Trường THCS Ngô Mây
-
Câu 1:
Qua quá trình thụ tinh, bộ NST ở hợp tử có đặc điểm gì?
A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
-
Câu 2:
Quá trình thụ tinh có ý nghĩa gì?
A. Giúp duy trì bộ NST 2n đặc trưng của loài.
B. Tạo nên hợp tử có tính di truyền.
C. Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
D. Cả A, B, C
-
Câu 3:
Hiện tượng di truyền là gì?
A. hiện tượng các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu.
B. hiện tượng các tính trạng của cơ thể được sao chép qua các thế hệ.
C. hiện tượng bố mẹ truyền đạt vật chất di truyền cho con cái
D. hiện tượng bố mẹ sinh ra con cái mang những đặc điểm giống mình
-
Câu 4:
Nhờ đâu bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được ổn định qua các thế hệ?
A. Do qua giảm phân, bộ NST (2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình thành bộ NST đơn bội (n) trong giao tử
B. Do trong thụ tinh, các giao tử đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài
C. Do trong giảm phân và thụ tinh không xảy ra quá trình biến đổi NST
D. Cả A, B và C
-
Câu 5:
Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài?
A. Nguyên phân.
B. Giảm phân.
C. Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh.
D. Cả A và B.
-
Câu 6:
Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì?
A. Bộ NST lưỡng bội (2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội (n) ở giao tử.
B. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).
C. Duy trì bộ NST, tạo ra biến dị tổ hợp.
D. Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ hợp
-
Câu 7:
Con đực mang cặp NST giới tính XX, còn con cái mang cặp NST giới tính XY có ở loài nào?
A. Ruồi giấm, thú, người.
B. Chim, bướm và một số loài cá.
C. Bọ nhậy
D. Châu chấu, rệp
-
Câu 8:
Tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1 là do đâu?
A. tinh trùng Y khoẻ hơn tinh trùng X.
B. tinh trùng Y khoẻ như tinh trùng X.
C. giới đổng giao chỉ cho một loại giao tử.
D. tỉ lệ giao tử ở giới dị giao là 1 : 1.
-
Câu 9:
Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1?
A. Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NSTX
B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau
C. Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
D. Cả B và C
-
Câu 10:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính trong đời cá thể?
A. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp từ
B. Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ
D. Cả B và C
-
Câu 11:
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào?
A. A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với G, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết U, G liên kết với X.
D. A liên kết X, G liên kết với T.
-
Câu 12:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là gì?
A. glucôzơ
B. axit amin.
C. nuclêôtit
D. Cả A và B
-
Câu 13:
Đặc diểm của ADN là gì?
A. có kích thước lớn.
B. có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. thành phần chủ yếu là các nguyên tố : C, H, O, N, P.
D. Cả A, B và C
-
Câu 14:
Trong cấu trúc của một đoạn ADN, liên kết hiđrô được hình thành giữa các nuclêôtit nào?
A. A-T và T-A
B. G - X và G - U
C. X-G và T-A
D. A - T và G - X
-
Câu 15:
Thế nào là nguyên tắc bổ sung?
A. Là nguyên tấc mà bazơ có kích thước lớn liên kết với một bazo có kích thước bé, cụ thể A liên kết với T và G liên kết với X.
B. Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với T của mạch kia, G của mạch này liên kết với X của mạch kia và ngược lại.
C. Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với G của mạch kia, T của mạch này liên kết với X của mạch kia.
D. Là nguyên tắc mà T liên kết với X, G liên kết với A.
-
Câu 16:
Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền, có khả năng tự nhân đôi.
B. Gen là một đoạn của NST.
C. Gen bao gồm các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 17:
Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiên trong cơ chế nào?
A. Tự nhân đôi ADN
B. Tổng hợp ARN
C. Hình thành chuỗi axit amin
D. Cả A và B
-
Câu 18:
Khi bước vào quá trình nhân đôi hoặc sao mã, nhờ đâu 2 mạch ADN được tách nhau ra?
A. liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trong 1 mạch.
B. liên kết hiđrô giữa 2 mạch là liên kết yếu.
C. xúc tác của enzim.
D. Cả B và C
-
Câu 19:
Sự tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì nào?
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì cuối.
-
Câu 20:
Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là gì?
A. các axit amin tự do trong tế bào.
B. các nulêôtit tự do trong tế bào.
C. các liên kết hiđrô.
D. các bazơ nitrơ trong tế bào.
-
Câu 21:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là gì?
A. glucôzơ.
B. axit amin.
C. nuclêôtit.
D. Cả A và B
-
Câu 22:
Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
A. ARN vận chuyển
B. ARN thông tin
C. ARN ribôxôm
D. Cả A, B và C
-
Câu 23:
Loại ARN nào có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin?
A. mARN
B. tARN
C. rARN
D. ARN ti thể
-
Câu 24:
Điều nào không đúng khi so sánh điểm khác nhau giữa ADN và ARN?
A. Số mạch đơn của một phân tử.
B. Kích thước và số lượng đơn phân tham gia.
C. Chức năng của mỗi phân tử.
D. Loại đơn phân tham gia cấu trúc phân tử.
-
Câu 25:
Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra trong tế bào ở đâu?
A. Nhân
B. Ti thể
C. Lạp thể
D. Tế bào chất
-
Câu 26:
Prôtêin không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu trúc
B. Xúc tác quá trình trao đổi chất
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất
D. Truyền đạt thông tin di truyền
-
Câu 27:
Yếu tố nào quy định tính đặc thù của prôtêin?
A. số lượng axit amin.
B. thành phần các loại axit amin.
C. trình tự sắp xếp các loại axit amin.
D. cả A, B và C.
-
Câu 28:
Phân tử prôtêin có tính đa dạng là do đâu?
A. số lượng, thành phần axit amin trong phân tử.
B. có 20 loại axit amin trong phân tử.
C. trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử.
D. Cả A và C
-
Câu 29:
Vai trò quan trọng của prôtêin là gì?
A. Làm chất xúc tác và điêu hoà quá trình trao đổi chất.
B. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể.
C. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể.
D. Cả A, B và C
-
Câu 30:
Prôtêin thực hiện được chức năng nhờ bậc cấu trúc chủ yếu nào?
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 3
B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4