Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2020
Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh
-
Câu 1:
Vì sao Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ?
A. tính trạng trội át tính trạng lặn.
B. gen trội át hoàn toàn gen lặn.
C. gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
D. Cả A và B
-
Câu 2:
Hiện tượng đồng tính là gì?
A. hiện tượng các cơ thể lai đều mang tính trạng giống nhau.
B. hiện tượng các cơ thể lai chỉ mang tính trạng có ở một bên bố hay mẹ.
C. hiện tượng các cơ thể lai mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
D. hiện tượng các cơ thể lai đều mang tính trạng có ở cả bố và mẹ.
-
Câu 3:
Ở mèo, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
P: Lông ngắn không thuần chủng × Lông ngắn thuần chủng
Kết quả kiểu hình ở F1 là như thế nào?
A. 100% lông ngắn
B. 100% lông dài
C. 1 lông ngắn : 1 lông dài
D. 3 lông ngắn : 1 lông dài
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng vể quy luật phân li?
A. Trong quá trình phát sinh giao tử, có hiện tượng giao tử thuần khiết, có sự phân li tính trạng.
B. Trong cơ thể lai F2 thể hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn theo tỉ lệ trung bình là 3 trôi: 1 lặn.
C. Trong cơ thể lai F1, nhân tố di truyền lặn không bị trộn lẫn với nhân tố di truyền trội.
D. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyển phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
-
Câu 5:
Vì sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 đồng tính?
A. tính trạng trội át tính trạng lặn
B. gen trội át hoàn toàn gen lặn.
C. gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
D. Cả A và B
-
Câu 6:
Ý nghĩa cùa phép lai phân tích là gì?
A. Xác định đươc thể dị hợp để sử dụng trong chọn giống
B. Xác định được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống
C. Xác định được tính trạng trung gian để sử dụng trong chọn giống
D. Cả A và B
-
Câu 7:
Màu lông do 1 gen quy định. Khi lai cá thể lông trắng với lông đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được có kết quả về kiểu hình như thế nào?
A. lông xanh da trời: 1 lông đen : 2 lông trắng
B. 2 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng
C. 2 lông xanh da trời : 1 lông đen : 1 lông trắng
D. 1 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng
-
Câu 8:
Trội không hoàn toàn có kết quả kiểu hình như thế nào?
A. Kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
B. F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
D. cả A và B.
-
Câu 9:
Cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng có đặc điểm gì?
A. Phân li đồng đều về mỗi giao tử.
B. Cùng phân li về mỗi giao tử.
C. Hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử.
D. Át chế nhau khi phân li về mỗi giao tử.
-
Câu 10:
Hiện tượng phân tính là gì?
A. Hiện tượng F1 biểu hiện cả tính trạng trội và lặn.
B. Hiện tượng F2 biểu hiện cả tính trạng trội và lặn.
C. Hiện tượng cơ thể lai biểu hiện cả tính trạng trội và lặn.
D. Hiện tượng cơ thể lai biểu hiện cả tính trạng của bố và của mẹ và có thể cả tính trạng mới.
-
Câu 11:
Các biến dị tổ hợp được tạo ra do đâu?
A. trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F1.
B. trong sinh sản hữu tính, xuất hiện ở cả F1 và F2.
C. trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F2.
D. trong sinh sản hữu tính, không bao giờ xuất hiện ở F2.
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là đúng về quy luật phân li độc lập?
A. Mỗi cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
B. Sự di truyền của các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân.
C. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
D. Cả A và B.
-
Câu 13:
Thế nào là biến dị tổ hợp?
A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bô mẹ làm xuất hiện các kiểu hình mới.
B. Sự xuất hiện các tổ hợp mới của các tính trạng ở bố mẹ trong quá trình lai giông.
C. Là loại biến dị di truyền phát sinh ở thế hệ lai do sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền của P.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 14:
Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì?
A. Giải thích được tại sao sinh giới lại đa dạng và phong phú.
B. Giải thích được tại sao sinh sản hữu tính có nhiều ưu điểm hơn sinh sản vô tính.
C. Là cơ sở di truyền học của biện pháp lai hữu tính trong chọn giống.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 15:
Giả sử : A quy định hạt vàng, a : hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. A và B trội hoàn toàn so với a và b, các gen phân li độc lập
Bố mẹ có kiểu gen là : AABb và aabb. Tì lệ phân tính ờ đời con sẽ như thế nào?
A. Có tỉ lệ phân li 1 : 1.
B. Có tì lệ phân li 1 : 2 : 1
C. Có tỉ lệ phân li 9 : 3 : 3 : 1.
D. Có tỉ lệ phân li 1 : 1 : 1 : 1.
-
Câu 16:
Hiện tượng di truyền là gì?
A. hiện tượng các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu.
B. hiện tượng các tính trạng của cơ thể được sao chép qua các thế hệ
C. hiện tượng bố mẹ sinh ra con cái mang những đặc điểm giống mình
D. hiện tượng bố mẹ truyền đạt vật chất di truyền cho con cái
-
Câu 17:
Vì sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F2 phân tính?
A. tính trạng trội át tính trạng lặn.
B. gen trội át hoàn toàn gen lặn.
C. F2 có cả kiểu gen đồng hợp trội và lặn.
D. Cả B và C
-
Câu 18:
Phép lai nào trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ phân tính là 1 : 1?
A. Aa × aa
B. AA × Aa
C. Aa × Aa
D. AA x aa
-
Câu 19:
Các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ có kiểu gen nào?
A. \({I^A}{I^B}\; \times {\text{ }}{I^O}{I^O}\)
B. \({I^A}{I^O}\; \times {\text{ }}{I^B}{I^O}\)
C. \({I^B}{I^B}\; \times {\text{ }}{I^A}{I^O}\)
D. \({I^A}{I^O}\; \times {\text{ }}{I^O}{I^O}\)
-
Câu 20:
Vì sao trong quá trình sinh sản hữu tính không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng?
A. tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.
B. các gen có điều kiện tương tác với nhau
C. dễ tạo ra các biến dị di truyền.
D. ảnh hưởng của môi trường.
-
Câu 21:
Ở loài hoa, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép như sau:
P : Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục
F1 : 105 thân đỏ thẫm : 99 thân xanh lục
Xác định kiểu gen của P trong phép lai trên?
A. AA x AA
B. AA x Aa
C. Aa x aa
D. Aa × Aa
-
Câu 22:
Hiện tượng biến dị là gì?
A. hiện tượng con sinh ra có những đặc điểm khác với bố mẹ.
B. hiện tượng sinh vật biến đổi dần dưới ảnh hưởng của môi trường sống
C. hiện tượng thế hệ con xuất hiện những đặc điểm không có ở bố mẹ.
D. hiện tượng con sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ.
-
Câu 23:
Nguyên nhân của hiện tượng trội không hoàn toàn là gì?
A. Do tính trội át không hoàn toàn tính lặn
B. Do gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
C. Do gen trội không át gen lặn.
D. Do gen trội át hoàn toàn gen lặn.
-
Câu 24:
Muốn biết một cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp người ta thường dùng phương pháp nào?
A. Cho F1 lai phân tích.
B. Cho F1 tự thụ phấn,
C. Cho F1 giao phối với nhau.
D. Cho F1 lai với một cơ thể đồng hợp trội.
-
Câu 25:
NST có hình thái và kích thước như thế nào?
A. Hình thái và kích thước NST thường thay đổi qua các kì của quá trình phân, bào, nhưng mỗi NST đều có hình thái và kích thước đặc trưng qua các thế hệ.
B. Ở kì giữa (khi xoắn cực đại), NST có hình hạt, hình que, hình chữ V.
C. Hình thái và kích thước NST phụ thuộc vào từng loài.
D. Cả A và B
-
Câu 26:
NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng ở đâu?
A. hợp tử, tế bào sinh dưỡng, giao tử.
B. tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, giao tử.
C. tế bào sinh dục sơ khai, tế bào sinh dưỡng, hợp tử.
D. giao tử, tế bào sinh dục sơ khai.
-
Câu 27:
NST thường tồn tại thành từng chiếc trong tế bào nào?
A. Hợp tử.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh dục sơ khai.
D. Giao tử
-
Câu 28:
NST có hình dạng và kích thước đặc trưng tại kì nào?
A. kì đầu của nguyên phân.
B. kì giữa của phân bào.
C. kì sau của phân bào.
D. kì cuối của giảm phân.
-
Câu 29:
Thế nào là cặp NST tương đồng?
A. Cặp NST tương đồng là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng
B. Cặp NST tương đồng gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ
C. Cặp NST tương đồng là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi
D. Cả A và B
-
Câu 30:
Trong quá trình phân bào, sự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
-
Câu 31:
Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con có đặc điểm gì?
A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
-
Câu 32:
Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?
A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN.
B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST.
C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào.
D. Là nơi hình thành ti thể.
-
Câu 33:
Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở đâu?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín
C. Tế bào mầm sinh dục
D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
-
Câu 34:
Nguyên phân tạo ra loại tế bào nào?
A. Tế bào có bộ NST 2n.
B. Giao tử có bộ NST n.
C. Tinh trùng có bộ NST n.
D. Trứng có bộ NST n.
-
Câu 35:
Trong nguyên phân, NST phân li về 2 cực tế bào ở kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì cuối
C. Kì giữa
D. Kì sau
-
Câu 36:
Qua quá trình giảm phân, bộ NST ở tế bào con có đặc điểm gì?
A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ờ trạng thái kép.
B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
-
Câu 37:
Hiện tượng mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một cực của tế bào ở kì nào?
A. kì giữa 1 của giảm phân.
B. kì sau 1 của giảm phân.
C. kì giữa 2 của giảm phân.
D. kì sau 2 của giảm phân.
-
Câu 38:
Giảm phân tạo ra loại tế bào nào?
A. Tế bào có bộ NST 2n.
B. Giao tử có bộ NST n.
C. Tinh trùng có bộ NST n.
D. Trứng có bộ NST n.
-
Câu 39:
Ở người, tế bào có 2n = 46. Một tế bào người ờ kì sau của giảm phân 2 có số lượng NST là bao nhiêu?
A. 23 NST đơn.
B. 23 crômatit.
C. 46 NST đơn.
D. 46 NST kép.
-
Câu 40:
Ở người, tế bào có 2n = 46. Một tế bào người ở kì giữa của giảm phân 1 có số lượng NST là bao nhiêu?
A. 23 NST đơn.
B. 23 crômatit.
C. 46 NST kép.
D. 46 NST đơn.