ADMICRO

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020

Trường THCS Vũ Bảo

30 câu
45 phút
41 lượt thi
  • Câu 1:

    Các biện pháp phòng chống các tác nhân gây hại tim, mạch là?

    A. Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

    B. Không sử dụng các chất kích thích có hại.

    C. Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim, mạch như mỡ động vật.

    D. Cả A, B và C

  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Khi băng vết thương do chảy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch cần phải làm gì?

    A. Bịt chặt miệng vết thương trong vài phút.

    B. Sát trùng vết thương (bằng cồn iốt), dán bằng băng dán (nếu vết thương nhỏ).

    C. Cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc, đặt vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại

    D. Cả A, B và C

  • Câu 3:

    Khi băng viết thương do chảy máu động mạch ở cổ tay cần phải làm gì?

    A. Tìm vị trí và bóp mạnh động mạch cánh tay để làm ngừng chảy máu vêt thương vài ba phút.

    B. Buộc garô ở vị trí cao hơn vết thương (về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu.

    C. Sát trùng vết thương, đặt gạc bông lên miệng vết thương, băng lại rồi đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

    D. Cả A, B và C.

  • Câu 4:

    Cung phản xạ có đặc điểm gì?

    A. Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.

    B. Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan phản ứng đến trung ương thần kinh để có phản ứng trả lời.

    C. Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

    D. Cả A và B.

  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Nơron hướng tâm có đặc điểm gì?

    A. Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

    B. Có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

    C. Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

    D. Cả A và B

  • Câu 6:

    Chức năng của chất khoáng là gì?

    A. Làm cho xương bền chắc.

    B. Làm cho xương có tính mềm dẻo

    C. Làm cho xương tăng trưởng.

    D. Cả A và B.

  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Chức năng cơ bản nhất của bộ xương người là gì?

    A. Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đứng thẳng trong không gian.

    B. Tạo nên các khoang, chứa và bảo vệ các cơ quan.

    C. Làm chỗ bám cho các phần mềm, giúp cho cơ thể có hình dạng nhất định.

    D. Cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận động dễ dàng.

  • Câu 8:

    Đặc điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật là gì?

    A. Có thành tế bào

    B. Có lạp thể nhưng không có trung thể.

    C. Có không bào lớn.

    D. Cả A, B và C

  • Câu 9:

    Những hệ cơ quan nào tham gia thực hiện chức năng trao đổi chất?

    A. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết.

    B. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hê vận động và hệ bài tiết.

    C. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ nội tiết và hệ bài tiết.

    D. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ nội tiết.

  • Câu 10:

    Vì sao xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc?

    A. Cấu trúc hình ống và có muối khoáng.

    B. Trong xương có tủy xương và có chất hữu cơ

    C. Kết hợp chất hữu cơ và muối khoáng.

    D. Cấu trúc hình ống và có tủy xương.

  • Câu 11:

    Sụn đầu xương có tác dụng gì?

    A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang.

    B. Sinh hồng cầu.

    C. Giảm ma sát.

    D. Chịu áp lực.

  • Câu 12:

    Đặc điểm của xương dài là gì?

    A. Đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.

    B. Không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng.

    C. Xương hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương.

    D. Cả A và C

  • Câu 13:

    Nơron hướng tâm có đặc điểm gì?

    A. Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

    B. Có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

    C. Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

    D. Cả A và B.

  • Câu 14:

    Cơ trơn có đặc điểm gì?

    A. Các tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang.

    B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

    C. Tế bào phân nhánh, có 1 nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.

    D. Tế bào ngắn, không có nhân.

  • Câu 15:

    Xương to ra về bề ngang là nhờ đâu?

    A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

    B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương.

    C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào xương.

    D. Cả A và B.

  • Câu 16:

    Vai trò bảo vệ và chứa đựng tủy sống là của bộ phận nào?

    A. Lồng ngực.

    B. Cột sống

    C. Sọ não

    D. Xương sườn

  • Câu 17:

    Khi gặp người bị tai nạn gãy xương ta phải làm gì?

    A. Nắn lại chỗ xương bị gãy, dùng nẹp cố định.

    B. Đặt nạn nhân nằm ngay tại chỗ, dùng nẹp, gạc sơ cứu.

    C. Dùng nẹp và gạc tạm thời sơ cứu, để nạn nhân nằm thẳng chở ngay đến bệnh viện.

    D. Khiêng người bị nạn lên xe chở ngay đến bệnh viện.

  • Câu 18:

    Sự điều khiển các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ hệ cơ quan nào?

    A. Hệ thần kinh

    B. Hệ nội tiết

    C. Hệ tuần hoàn

    D. Cả A và C

  • Câu 19:

    Phản xạ ở động vật khác cảm ứng ở thực vật ở đặc điểm là?

    A. Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn.

    B. Phản xạ ở động vật dễ nhận biết hơn.

    C. Phản xạ ở động vật chính xác hơn.

    D. Cả A, B và C

  • Câu 20:

    Tế bào cơ tim gồm những thành phần nào?

    A. Các tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang.

    B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

    C. Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.

    D. Tế bào ngắn, không có nhân.

  • Câu 21:

    Phản xạ là gì?

    A. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

    B. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường nhờ các chất hoá học.

    C. Khả năng trả lời kích thích.

    D. Khả năng thu nhận kích thích.

  • Câu 22:

    Bộ xương người được chia thành các nhóm xương nào?

    A. Đầu, mình, ngực.

    B. Đầu, thân, chân và tay.

    C. Đầu, chân và tay.

    D. Đầu, cổ, bụng.

  • Câu 23:

    Chức năng cơ bản nhất của bộ xương người là gì?

    A. Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đứng thẳng trong không gian.

    B. Tạo nên các khoang, chứa và bảo vệ các cơ quan.

    C. Làm chỗ bám cho các phần mềm, giúp cho cơ thể có hình dạng nhất định.

    D. Cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận động dễ dàng.

  • Câu 24:

    Vì sao xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc?

    A. Cấu trúc hình ống và có muối khoáng.

    B. Trong xương có tủy xương và có chất hữu cơ.

    C. Kết hợp chất hữu cơ và muối khoáng.

    D. Cấu trúc hình ống và có tủy xương.

  • Câu 25:

    Khớp khuỷu tay thuộc loại khớp nào?

    A. Khớp động.

    B. Bán động.

    C. Không động.

    D. Cố định.

  • Câu 26:

    Tế bào là gì?

    A. Đơn vị cấu tạo của cơ thể.

    B. Đơn vị khối lượng của cơ thể.

    C. Đơn vị chức năng của cơ thể.

    D. Cả A và C

  • Câu 27:

    Tế bào động vật không có bào quan nào?

    A. Thành tế bào.

    B. Ti thể.

    C. Trung thể.

    D. Lưới nội chất.

  • Câu 28:

    Cấu tạo mô liên kết gồm những gì?

    A. Các tế bào liên kết rải rác trong chất nền, có chức năng tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.

    B. Các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.

    C. Các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.

    D. Các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

  • Câu 29:

    Cơ vân có đặc điểm gì?

    A. Các tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang.

    B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

    C. Tế bào phân nhánh, có 1 nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.

    D. Tế bào ngắn, không có nhân.

  • Câu 30:

    Mô biểu bì có đặc điểm gì?

    A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.

    B. Gồm các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.

    C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.

    D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

ZUNIA9
AANETWORK