Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 6 năm 2020
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
-
Câu 1:
Bộ phận nào đóng vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Lục lạp.
B. Không bào.
C. Tế bào chất.
D. Nhân.
-
Câu 2:
Vì sao miền hút là Miền quan trọng nhất của rễ?
A. Được cấu tạo bởi vỏ và trụ giữa.
B. Có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng.
C. Có mạch gỗ và mạch rây có khả năng vận chuyển các chất.
D. Ruột có thể chứa các chất dự trữ.
-
Câu 3:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có rễ cọc?
A. Cây dừa, cây lúa, cây ngô.
B. Cây táo, cây mít, cây cà, cây lúa.
C. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
D. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải.
-
Câu 4:
Nhóm cây nào toàn cây thân rễ?
A. Khoai tây, cà chua, cải củ.
B. Cây gừng, nghệ, dong ta.
C. Su hào, cây tỏi, cây cà rốt.
D. Cây dong ta, cây cải, cây gừng.
-
Câu 5:
Nhóm cây nào áp dụng biện pháp ngắt ngọn?
A. Cây bạch đàn, cây mít, cây đay.
B. Gỗ lim, cây xà cừ, cây cao su.
C. Cây rau muống, cây mồng tơi, cây bí ngô.
D. Cây đậu ván, cây đay, cây cà phê.
-
Câu 6:
Chức năng của mạch rây là gì?
A. Vận chuyển chất hữu cơ.
B. Vận chuyển muối khoáng.
C. Vận chuyển nước.
D. Cả A, B, C
-
Câu 7:
Tế bào thực vật gồm những thành phần nào?
A. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp.
B. Nhân, không bào, lục lạp.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp.
D. Màng sinh chất, chất tế bào, không bào.
-
Câu 8:
Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
A. Củ nhanh bị hư hỏng
B. Củ bị già đi
C. Để cây nhiều hoa
D. Chất dinh dưỡng trong củ bị giảm nhiều.
-
Câu 9:
Thân dài ra do đâu?
A. Chồi ngọn
B. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
C. Mô phân sinh ngọn
D. Sự lớn lên của tế bào.
-
Câu 10:
Lá biến thành gai gặp ở những cây nào dưới đây?
A. Tre
B. Bông giấy
C. Xương rồng
D. Bưởi
-
Câu 11:
Các bộ phận chính của kính hiển vi gồm những bộ phận nào?
A. Thân kính, ống kính, bàn kính.
B. Chân kính, ốc điều chỉnh, bàn kính.
C. Chân kính, ống kính, bàn kính.
D. Chân kính, thân kính, bàn kính.
-
Câu 12:
Màng sinh chất có chức năng gì?
A. Điều khiển hoạt động sống của tế bào.
B. Chứa dịch tế bào.
C. Bao bọc ngoài chất tế bào.
D. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-
Câu 13:
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên, đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con, đó là quá trình gì?
A. Lớn lên
B. Phân bào
C. Phân chia.
D. Phân sinh
-
Câu 14:
Các tế bào ở loại mô nào khi lớn lên, phân chia giúp cây lớn lên và phát triển?
A. Mô phân sinh ngọn.
B. Mô nâng đỡ.
C. Mô mềm.
D. Loại mô khác.
-
Câu 15:
Thân cây gồm các bộ phận nào?
A. Thân chính, cành.
B. Chồi ngọn và chồi nách.
C. Hoa cà quả.
D. Cả a và b.
-
Câu 16:
Vỏ của thân non gồm những bộ phận nào?
A. Gồm biểu bì và thịt vỏ.
B. Gồm thịt vỏ và ruột.
C. Gồm thịt vỏ và mạch rây
D. Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột.
-
Câu 17:
Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra?
A. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở chồi ngọn.
B. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ.
C. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh trụ.
D. Cả B và C
-
Câu 18:
Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loại nào?
A. Thân quấn, tua cuốn, thân bò.
B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
C. Thân đứng, thân leo, thân bò
D. Thân cứng, thân mềm, thân bò.
-
Câu 19:
Vì sao khi trồng các cây đậu, bông, cà phê…trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường bấm ngọn, kết hợp với tỉa cành?
A. Khi bấm ngọn cây không cao lên.
B. Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển.
C. Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 20:
Nhờ đâu nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân?
A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
C. Vỏ.
D. Trụ giữa.
-
Câu 21:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ?
A. Cây dong giềng, cây su hào, cây chuối.
B. Cây nghệ, cây gừng, cây cỏ tranh.
C. Cây khoai tây, cây khoai lang, cây hành.
D. Cây gừng, cây chuối, cây bạc hà.
-
Câu 22:
Nhóm các cây rễ chùm là?
A. Lúa, hành, ngô, tỏi.
B. Tre, lúa, ổi, tỏi.
C. Mía, cà chua, nhãn, xoài.
D. Hành, lúa, mít, ngô.
-
Câu 23:
Cây nào có thân gỗ?
A. Cau
B. Ngô
C. Xà cừ
D. Tre
-
Câu 24:
Loại cây nào dưới đây có thân củ?
A. Su hào.
B. Ngô
C. Xà cừ
D. Khoai lang
-
Câu 25:
Khí thải ra trong quá trình hô hấp của cây?
A. Ôxi
B. Cacbonic
C. HIđro
D. Không có
-
Câu 26:
Cây có gân lá hình mạng?
A. Địa liền
B. Lúa
C. Ngô
D. Cây gai
-
Câu 27:
Cây có rễ biến dạng?
A. Mít
B. Chanh
C. Xà cừ
D. Khoai lang
-
Câu 28:
Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm những gì?
A. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
C. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, không bào và nhân.
D. Nhân, không bào, lục lạp, màng tế bào
-
Câu 29:
Bấm ngọn những cây lấy quả hạt có lợi gì?
A. Để tăng năng suất cây trồng
B. Để cây sống lâu
C. Để cây chịu hạn tốt
D. Để cây chống được mầm bệnh
-
Câu 30:
Vì sao lông hút có thể coi là một tế bào?
A. Vì có không bào lớn
B. Vì nó là 1 tế bào biểu bì kéo dài
C. Vì có đủ các thành phần của tế bào
D. Vì có chức năng hút nước và khoáng