Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 6 năm 2020
Trường THCS Phan Chu Trinh
-
Câu 1:
Nhóm nào sau đây gồm những cây có rễ cọc?
A. Cây nhãn, cây bàng, cây lúa
B. Cây ngô, cây cau, cây lúa
C. Cây bàng, cây ổi, cây rau ngót
D. Cây rau muống, cây rau ngót, cây khoai lang
-
Câu 2:
Nhóm nào sau đây gồm những cây có rễ chùm?
A. Cây lúa, cây ngô, cây cau
B. Cây lúa, cây rau ngót
C. Cây ngô, cây nhãn, cây xoài
D. Cây hành, cây chanh
-
Câu 3:
Nhóm cây nào sau đây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò?
A. Cây rau muống, rau má, su su
B. Cây rau muống, cỏ thìa, lúa
C. Cây rau má, rau lang, mồng tơi
D. Cây rau muống, rau má, rau lang
-
Câu 4:
Hình dạng ngoài của lá gồm các bộ nào sau đây:
A. Gồm gân lá, phiến lá
B. Gồm phiến lá, cuống lá
C. Gồm lá đơn, lá kép
D. Gồm cuống lá, phiến lá, gân lá
-
Câu 5:
Phương pháp nhân giống nào tạo ra nhiều cây mới từ một mô?
A. Giâm cành
B. Chiết cành
C. Ghép cành
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
-
Câu 6:
Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trên cạn?
A. Phượng vĩ, bằng lăng, ngọc lan, trúc đào
B. Vàng tâm, bằng lăng, bèo tây (lục bình), trúc đào
C. Bằng lăng, ngọc lan, trúc đào, súng
D. Vào tâm, đào, rong đuôi chó, mao lương
-
Câu 7:
Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trong vòng một năm?
A. Ngô, na, rau ngót, đậu, lạc
B. Ngô, cà chua, mướp, đậu, lạc
C. Ngô, cà chua, nhãn, bưởi, lạc
D. Ngô, cam, rau ngót, đậu, mít
-
Câu 8:
Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống lâu năm?
A. Cam, hồng xiêm, bơ, điều, nhãn
B. Cam, cải, bơ, mít, cà, mướp
C. Cam, hành, bơ, cà chua, ổi
D. Cam, hồng xiêm, bơ, dứa, cải
-
Câu 9:
Các bước quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay:
(1): Di chuyển kính cho đến khi nhìn rõ vật
(2): dùng tay cầm kính
(3): để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính
Hãy sắp xếp các bước trên theo trình tự hợp lí
A. (2)-(3)-(1)
B. (3)-(2)-(1)
C. (1)-(3)-(2)
D. (3)-(1)-(2)
-
Câu 10:
Đặc điểm nào ở củ dong ta, nghệ, gừng…chứng tỏ chúng là thân?
A. Có hình trụ dài, chứa chất dự trữ
B. Có mạch gỗ giúp vận chuyển chất hữu cơ
C. Có chồi ngọn, chồi nách và lá
D. Có mạch rây giúp vận chuyển nước và muối khoáng
-
Câu 11:
Nhận xét nào về hình dạng tế bào thực vật là đúng nhất?
A. Hình đa giác
B. Hình tròn
C. Hình vuông
D. Rất đa dạng
-
Câu 12:
Nhờ đâu mà tế bào lớn nên được?
A. Nhờ quá trình trao đổi chất
B. Nhờ quá trình phân chia
C. Nhờ quá trình sinh sản
D. Nhờ quá trình vận động
-
Câu 13:
Rễ củ có chức năng gì?
A. Chứa chất dự trữ
B. Giúp cây leo lên
C. Giúp cây hô hấp
D. Giúp cây lấy thức ăn từ cây chủ
-
Câu 14:
Vì sao miền hút là phần quan trọng nhất của rễ?
A. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất
B. Gồm 2 phần vỏ và trụ giữa
C. Có ruột chứa chất dự trữ
D. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng
-
Câu 15:
Thân to ra do đâu?
A. Tầng sinh vỏ
B. Tầng sinh trụ
C. Tầng chồi ngọn
D. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
-
Câu 16:
Những cây sau đây, đâu là cây thân củ:
A. Khoai tây
B. Cây sắn
C. Củ cải
D. Cây xu hào
-
Câu 17:
Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
A. Vì ban đêm cây xanh diễn ra quá trình hô hấp
B. Vì ban đêm cây xanh diễn ra quá trình quang hợp
C. Vì ban đêm cây xanh hấp thụ cacbônic và nhả khí ôxi
D. Vì ban đêm cây xanh không diễn ra quá trình hô hấp
-
Câu 18:
Tại sao khi nuôi cá trong bể phải thả thêm các loại rong?
A. Vì làm thức ăn cho cá
B. Vì làm đẹp cho bể cá
C. Vì rong hấp thụ ôxi và nhả ra khí cacbônic cần cho hô hấp của cá
D. Vì rong hấp thụ khí cacbônic và tạo ra khít ôxi cần cho hô hấp của cá
-
Câu 19:
Lá cây xương rồng biến dạng thành dạng nào sau đây:
A. Dạng gai
B. Dạng tua cuốn
C. Dạng tua móc
D. Dạng vẩy
-
Câu 20:
Lá gồm các bộ nào sau đây:
A. Gồm gân lá, phiến lá
B. Gồm phiến lá, cuống lá
C. Gồm lá đơn, lá kép
D. Gồm cuống lá, phiến lá, gân lá
-
Câu 21:
Phương nhân giống làm cho cành ra rễ ngay trên cây là:
A. Giâm cành
B. Chiết cành
C. Ghép cành
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
-
Câu 22:
Những nhóm cây nào sau đây toàn có rễ cọc
A. Cây bưởi, cây xoài, cây mít
B. Cây lúa, cây tre, cây ngô
C. Cây bưởi, cây lúa, câu ớt
D. Cây ngô, cây mít, cây xoài
-
Câu 23:
Căn cứ vào hình dạng bên ngoài, người ta chia rễ làm mấy loại? Đó là những loại nào?
A. Ba loại rễ là: Rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ
B. Hai loại rễ là: Rễ mầm, Rễ cọc
C. Hai loại rễ là: Rễ cọc, rễ chùm
D. Hai loại rễ là: Rễ chính, rễ phụ
-
Câu 24:
Nêu cấu tạo của miền hút của rễ cây?
A. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
B. Có mạch gỗ và mạch rây
C. Có nhiều lông hút
D. Có ruột
-
Câu 25:
Vì sao người ta thường nhổ mạ để cấy lúa?
A. Vì khi gieo mạ thì ruộng lúa chưa cày bừa kĩ
B. Vì cây lúa phát triển thành từng nhóm
C. Vì khi nhổ mạ đã kích thích rễ ra nhiều rễ con, hút được nhiều chất nuôi cây
D. Đỡ tốn thời gian, công sức
-
Câu 26:
Có 3 kiểu gân lá nào?
A. Hình mạng, hình song song và hình tròn
B. Hình mạng, hình tròn và hình cung
C. Hình cung, hình song song và hình vuông
D. Hình mạng, song song và hình cung
-
Câu 27:
Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp.
A. Diệp lục
B. Cuống lá
C. Gân lá
D. Lỗ khí
-
Câu 28:
Lá cây cần chất khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột.
A. Khí oxi
B. Khí nitơ
C. Khí cacbonic
D. Khí nitơ và khí oxi
-
Câu 29:
Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp của cây thế nào?
A. Các cây ưu sáng cần nhiều ánh sáng mạnh
B. Các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng lắm
C. Câu A và B đều đúng
D. Không xác định
-
Câu 30:
Trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc loại lá đơn
A. Lá dâm bụt, lá phượng
B. Lá hoa hồng, lá phượng
C. Lá mồng tơi, lá dâm bụt
D. Lá mồng tơi, lá hoa hồng