Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 6 năm 2020
Trường THCS Trần Kiệt
-
Câu 1:
Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng nào trong những đặc điểm sau đây?
A. Có sự trao đổi chất với môi trường
B. Có khả năng di chuyển
C. Lớn lên và sinh sản
D. Cả A và C
-
Câu 2:
Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với động vật là gì?
A. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản
C. Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển
D. Cả A và C
-
Câu 3:
Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây một năm?
A. Cây bưởi, cây hành, cây lúa
B. Cây mít, cây táo, cây tỏi
C. Cây su hào, cây lúa, cây dưa chuột
D. Cây cà chua, cây hồng xiêm, cây thì là
-
Câu 4:
Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây có hoa?
A. Cây rêu, cây mít, cây chuối
B. Cây lúa, cây đậu xanh, cây rau bợ
C. Cây ổi, cây khế, cây cải
D. Cây dương xỉ, cây bầu, cây mướp
-
Câu 5:
Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc?
A. Cây si, cây sanh, cây đa
B. Cây lúa, cây hồng xiêm, cây ớt
C. Cây ngô, cây ổi, cây mít
D. Cây cau, cây đu đủ, cây bèo tây
-
Câu 6:
Vì sao các cây sống trong nước rễ không có lông hút?
A. Cây không cần nước
B. Cây hút nước và muối khoáng hoà tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ
C. Môi trường nước đã nâng đỡ cây
D. Cả A và B
-
Câu 7:
Những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
A. Khi phát triển cành, lá
B. Lúc đẻ nhánh, ra hoa, kết quả
C. Sắp đến thời kì thu hoạch
D. Cả A, B và C
-
Câu 8:
Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
A. Chất dự trữ của củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa
B. Chất dinh dưỡng của củ bị giảm nhiều
C. chất lượng và khối lượng củ đều giảm
D. cả A, B và C
-
Câu 9:
Thân non gồm những bộ phận nào?
A. Gồm thịt vỏ và ruột
B. Gồm biểu bì, thịt vỏ và mạch rây
C. Gồm biểu bì, thịt vó và mạch gỗ
D. Gồm biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
-
Câu 10:
Biểu bì của thân non có cấu tạo gồm:
A. nhiều lớp tế bào lớn
B. một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau
C. một số tế bào chứa chất diệp lục
D. những tế bào có vách hoá gỗ dày
-
Câu 11:
Vỏ của thân non có chức năng gì?
A. Vỏ chứa chất dự trữ
B. Bảo vệ các bộ phận bên trong
C. Tham gia quang hợp
D. Cả A, B và C
-
Câu 12:
Trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào?
A. Gồm thịt vỏ, mạch rây
B. Gồm thịt vỏ và ruột
C. Gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột
D. Gồm vỏ và mạch gỗ
-
Câu 13:
Có các kiểu gân lá nào?
A. hình mạng, hình song song, hình cung
B. hình mạng, hình song song, hình dải
C. hình mạng, hình cung, hình dải
D. hình song song, hình cung, hình dải
-
Câu 14:
Lá xếp trên cây theo những kiểu nào?
A. Mọc cách, mọc so le, mọc vòng
B. Mọc cách, mọc đối, mọc vòng
C. Mọc cách, mọc so le, mọc đối
D. Mọc so le, mọc đối, mọc vòng
-
Câu 15:
Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào?
A. Biểu bì, khoang trống, các bó mạch
B. Biểu bì, gân lá gồm các bó mạch
C. Biểu bì, thịt lá, gân lá
D. Biểu bì, lỗ khí, khoang trống
-
Câu 16:
Vì sao người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?
A. Cây rong quang hợp nhả khí ôxi, góp phần cung cấp ôxi cho cá
B. Cây rong làm đẹp bể cá
C. Cây rong làm thức ăn cho cá
D. Cây rong làm sạch nước ở bể cá
-
Câu 17:
Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có lá mọc vòng?
A. Dây huỳnh, hoa sữa, hoàng tinh hoa đỏ
B. Dây huỳnh, trúc đào, rau muống
C. Kinh giới, hoa sữa, nhọ nồi
D. Dừa cạn, kinh giới, mồng tơ
-
Câu 18:
Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá mọc cách?
A. ổi, dây huỳnh, cúc tần, cỏ lào
B. trúc đào, ớt, chanh, dừa cạn
C. bưởi, ngô, rau muống, mồng tơi
D. ổi, cỏ nhọ nồi, sài đất
-
Câu 19:
Trong tế bào thịt lá, bào quan nào có chức năng thu nhận ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cây?
A. lục lạp
B. ti thể
C. nhân
D. ruột
-
Câu 20:
Nhóm nào dưới đây gồm những cây có dạng thân hành?
A. Húng chanh, hành, nhãn, đinh lăng, huệ tây
B. Kiệu, tỏi, mít, tỏi tây, cây hẹ
C. Hoa loa kèn, kiệu, tulip, trinh nữ hoàng cung, tỏi
D. Kiệu, thuốc bỏng, ổi, tulip, hoa giun
-
Câu 21:
Nhóm thực vật nào dưới đây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá?
A. thủy tiên, bưởi
B. gừng,thược dược
C. trang, súng
D. lúa,ngô
-
Câu 22:
Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân mọng nước?
A. Xương rồng, cành giao, thường xuân, vạn niên thanh
B. Đinh lăng, sừng hươu, trường sinh lá tròn, su hào
C. Hoa đá, vạn niên thanh, hoa mười giờ, nhãn
D. Hoa đá, nha đam, trường sinh lá tròn, thuốc bỏng
-
Câu 23:
Cây nào dưới đây có nhu cầu muối đạm ít hơn các cây còn lại?
A. lúa
B. đậu
C. cà chua
D. cà rốt
-
Câu 24:
Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ củ
A. hoa hiên, hồ tiêu, cà rốt
B. sắn, mắm, bụt mọc
C. sắn, khoai lang, cà rốt
D. khoai tây, khoai lang, cà rốt
-
Câu 25:
Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ thở?
A. Đước, bụt mọc, mắm, bần, vẹt
B. Đước, tầm gửi, mắm, vẹt, si
C. Hồ tiêu, bụt mọc, đa, vạn niên thanh, tơ hồng
D. Sung, tơ hồng, mắm, hồ tiêu, vẹt
-
Câu 26:
Khi nói về cách sắp xếp của mạch rây và mạch gỗ trong thân non của cây Hai lá mầm, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mạch rây nằm ở phía ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong
B. Mạch rây nằm ở phía trong, mạch gỗ nằm ở phía ngoài
C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau
D. Mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn
-
Câu 27:
Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở đâu?
A. mạch gỗ và mạch rây
B. mạch rây và ruột
C. thịt vỏ và ruột
D. tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
-
Câu 28:
Để bảo vệ cây xanh, chúng ta nên làm điều nào sau đây?
A. Bẻ cành, ngắt ngọn, bóc vỏ cây
B. Dùng vật nhọn rạch vào vỏ cây, dây thép buộc ngang thân cây
C. Giáo dục, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ cây xanh
D. Chặt cây làm nhà, đóng bàn ghế, phá rừng làm nương rẫy
-
Câu 29:
Trong các tế bào sau, tế bào nào có khả năng phân chia?
A. Tế bào non
B. Tế bào già
C. Tế bào trưởng thành
D. Tế bào đang lớn
-
Câu 30:
Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật không có hoa?
A. thông
B. mía
C. sung
D. tre