Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2023-2024
Trường THPT Tân Thới Hiệp
-
Câu 1:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU) ở chỗ nào?
A. hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
B. kết nạp rộng rãi các nước thành viên ngoài khu vực.
C. xem hợp tác và phát triển kinh tế, tài chính là hoạt động chủ yếu.
D. xem mục tiêu chính trị là hoạt động chủ yếu.
-
Câu 2:
Hai nhà nước trên bán đảo Triều tiên ra đời (1948) là hệ quả của
A. Chạy đua vũ trang.
B. Chiến tranh lạnh.
C. Xu thế toàn cầu hóa.
D. Trật tự hai cực Ianta.
-
Câu 3:
Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. là yếu tố quyết định sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
B. đã dẫn đến sự giải thể của tất cả liên minh quân sự trên thế giới.
C. đã góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế theo chiều hướng tiến bộ.
D. đã làm cho mọi tàn dư của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
-
Câu 4:
Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thề kỉ XX, quốc gia có chính sách ủng hộ phong trào cách mạng thế giới là
A. Mĩ
B. Brunây
C. Liên Xô
D. Anh
-
Câu 5:
Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tích cực ngăn chặn vũ khí hủy diệt loài người.
B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.
C. thi hành đường lối hòa bình, trung lập tích cực.
D. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
-
Câu 6:
Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên tất cả các lĩnh vực.
B. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
C. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
D. Làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
-
Câu 7:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở châu Phi giành được độc lập là
A. Trung Quốc.
B. Ai Cập.
C. Ấn Độ.
D. Nhật Bản.
-
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Có sự viện trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh.
B. Quần chúng nhân dân tham gia đông đảo.
C. Nhận được viện trợ của các nước Đông Dương.
D. Nhận được viện trợ của tất cả các nước châu Âu.
-
Câu 9:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào vẫn được giữ nguyên trạng?
A. Mông Cổ.
B. Ấn Độ.
C. Pháp.
D. Nhật Bản.
-
Câu 10:
Việc thực hiện “Kế hoạch Mác san” đã gây ra tác động như thế nào tới cục diện các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN?
A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.
B. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.
C. Tạo nên cục diện đối lập về quân sự và ngoại giao.
D. Mở màn cho Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh.
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?
A. Tận dụng được nguyên liệu từ các thuộc địa.
B. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá.
C. Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.
D. Áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
-
Câu 12:
Nền tảng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973 là
A. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. quan hệ chặt chẽ với các nước Đông nam Á.
D. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.
-
Câu 13:
Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới.
B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.
C. Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
D. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
-
Câu 14:
Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập trong nửa sau thế kỉ XX là
A. Ngân hàng thế giới (WB)
B. Đại hội dân tộc Phi (ANC)
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
D. Liên minh châu Âu (EU)
-
Câu 15:
Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ
A. Dân tộc - dân chủ.
B. Dân chủ - nhân dân.
C. Dân chủ - nhân quyền.
D. Phân biệt chủng tộc.
-
Câu 16:
Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4-1949) tình hình châu Âu
A. ổn định và có điều kiện để phát triển.
B. dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
C. đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.
D. căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang.
-
Câu 17:
Trong những năm 1945-1973 quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội?
A. Mĩ
B. Đức
C. Italia
D. Nhật
-
Câu 18:
Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập (1945) không nhằm mục đích nào?
A. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.
-
Câu 19:
Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
B. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
C. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
D. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành then chốt.
-
Câu 20:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh
A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra mạnh mẽ.
B. Trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.
C. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.
-
Câu 21:
Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của
A. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động.
B. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu.
C. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới.
D. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mĩ.
-
Câu 22:
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
A. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.
B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
C. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.
D. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
-
Câu 23:
Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) lấy trọng tâm là phát triển
A. giáo dục
B. kinh tế
C. văn hóa
D. du lịch
-
Câu 24:
Hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc hiện nay có gì khác với thời kì Chiến tranh lạnh?
A. Là cuộc chạy đua trong lĩnh vực công nghệ cao.
B. Là cuộc chạy đua xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia.
C. Là sự tăng cường ảnh hưởng trong các diễn đàn quốc tế.
D. Là cuộc chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hạt nhân.
-
Câu 25:
Hiến pháp Liên bang Nga (1993) quy định thể chế chính trị của Nga là
A. Cộng hòa Dân chủ.
B. Tổng thống Liên bang.
C. Dân chủ đại nghị.
D. Dân chủ Nhân dân.
-
Câu 26:
Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang đặc điểm
A. thế giới phân thành hai cực, hai phe.
B. chỉ do các nước tư bản thao túng.
C. phát triển theo hướng đa cực.
D. hoàn toàn chịu sự chi phối của Mĩ.
-
Câu 27:
Sự lớn mạnh của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế
A. “5 trung tâm”.
B. đa cực.
C. toàn cầu hóa.
D. hợp tác quốc tế.
-
Câu 28:
Nội dung nào phản ánh không đúng cơ hội mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho những nước đang phát triển trên thế giới?
A. Mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu.
B. Tranh thủ được nguồn vốn từ bên ngoài.
C. Tận dụng được các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
D. Bảo vệ được chủ quyền, an ninh của quốc gia.
-
Câu 29:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Bắc Á trở thành “con rồng” kinh tế châu Á?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Việt Nam.
D. Hàn Quốc.
-
Câu 30:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ những năm 1945-1973 không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?
A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
C. Thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh.
D. Lao động dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
-
Câu 31:
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế nào sau đây?
A. Đa dạng hóa.
B. Toàn cầu hóa.
C. Hợp tác và đấu tranh.
D. Hòa hoãn tạm thời.
-
Câu 32:
Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga
A. có sự phục hồi và phát triển.
B. kém phát triển và suy thoái.
C. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
D. phát triển nhanh nhất thế giới.
-
Câu 33:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?
A. Nhật Bản.
B. Mĩ.
C. Trung Quốc.
D. Liên Xô.
-
Câu 34:
Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là quốc gia nào?
A. Lào.
B. Campuchia.
C. Việt Nam.
D. Mianma.
-
Câu 35:
Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.
B. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
C. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
-
Câu 36:
Năm 1993, Hiến pháp quốc gia nào được thông qua, đã xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
A. Libi.
B. Nam Phi.
C. Marốc.
D. Angiêri.
-
Câu 37:
Tại Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô đã cam kết tham chiến chống lực lượng nào sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu?
A. Phát xít Italia.
B. Phát xít Đức.
C. Khơ-me Đỏ.
D. Quân phiệt Nhật.
-
Câu 38:
Từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên nhân chung tạo nên sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản là
A. chú trọng phát triển công nghiệp dân dụng.
B. chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).
C. vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước.
D. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 39:
Nước Cộng hòa Cuba thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống lại
A. chế độ phân biệt chủng tộc.
B. chế độ độc tài tay sai thân Mĩ.
C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
D. chủ nghĩa li khai thân Mĩ.
-
Câu 40:
Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thực hiện kế hoạch Mácsan.
B. Ép các nước giải tán các Đảng Cộng sản.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức.
D. Thiết lập chế độ quân quản ở Tây Đức.