Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 KNTT năm 2023 - 2024
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
A. Biết giữ lửa trong tự nhiên
B. Biết taọ ra lửa
C. Biết chế tạo nhạc cụ
D. Biết chế tạo trang sức
-
Câu 2:
Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
-
Câu 3:
Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá.
B. làm đồ gốm.
C. cung tên
D. đá mài sắc, gọn.
-
Câu 4:
Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. khai khẩn được đất hoang.
B. đưa năng suất lao động tăng lên.
C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
D. tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên làm biến đổi xã hội.
-
Câu 5:
Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?
A. Xuất hiện tư hữu.
B. Xuất hiện giai cấp.
C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
-
Câu 6:
Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng
A. công cụ đá mới.
B. công cụ bằng kim loại.
C. công cụ bằng đồng.
D. công cụ bằng sắt.
-
Câu 7:
Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là
A. đồng thau-đồng đỏ-sắt.
B. đồng đỏ-đồng thau-sắt
C. đồng đỏ-kẽm-sắt.
D. kẽm-đồng đỏ-sắt
-
Câu 8:
Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Giao thông vận tải
-
Câu 9:
Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước
B. Trị thủy
C. Chăn nuôi
D. Làm nghề thủ công
-
Câu 10:
Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là
A. Quý tộc, nông dân, nô lệ.
B. Chủ nô, quý tộc, nông dân công xã.
C. Chủ nô, dân thành thị, nô lệ.
D. Quý tộc, dân thành thị, nô lệ.
-
Câu 11:
Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là
A. kiến trúc.
B. lịch và thiên văn học.
C. toán học.
D. chữ viết.
-
Câu 12:
Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
-
Câu 13:
Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?
A. Giấy Pa-pi-rút
B. Đất sét
C. Mai rùa
D. Vỏ cây
-
Câu 14:
Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt
A. chữ tượng hình → chữ tượng thanh → chữ tượng ý
B. chữ tượng hình → chữ tượng ý → chữ tượng thanh
C. chữ tượng ý → chữ tượng hình → chữ tượng thanh
D. chữ tượng thanh → chữ tượng ý → chữ tượng hình
-
Câu 15:
Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây được quyết định bởi
A. đặc điểm dân cư.
B. đặc điểm chủng tộc.
C. đặc điểm chính trị.
D. đặc điểm tự nhiên
-
Câu 16:
Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên minh công xã?
A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
B. Do nhu cầu chống thú dữ.
C. Do nhu cầu xây dựng.
D. Do nhu cầu chống ngoại xâm
-
Câu 17:
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
A. Dân chủ cho tất cả mọi người.
B. Dân chủ cho quý tộc.
C. Dân chủ cho chủ nô.
D. Dân chủ cho tăng lữ.
-
Câu 18:
Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?
A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp
C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán
D. Ấn Độ- vì phải tính thuế
-
Câu 19:
Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là
A. nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh.
C. nông dân làm thuê.
D. nông nô.
-
Câu 20:
Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
-
Câu 21:
Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?
A. Giai cấp địa chủ xuất hiện.
B. Nông dân bị phân hóa.
C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ.
D. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện.
-
Câu 22:
Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.
B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
-
Câu 23:
Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là
A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
-
Câu 24:
Nét đặc sắc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?
A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao
B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền
C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta
-
Câu 25:
Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?
A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm
B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay
C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc ĐNA
D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo
-
Câu 26:
Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?
A. Đông Bắc Á
B. Trung Quốc
C. Đông Nam Á
D. Việt Nam
-
Câu 27:
Đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ VII là
A. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái văn hóa riêng của mình
B. Nước Pa-la ở vùng Đông bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn cả
C. Văn hóa Ấn Độ đa dạng, phong phú và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài
D. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là ĐNA
-
Câu 28:
Thành tựu được coi là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại là
A. lịch pháp
B. chữ viết.
C. nghệ thuật.
D. văn học
-
Câu 29:
Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam á?
A. Thế kỉ XI - XII.
B. Thế kỉ X – XI.
C. Thế kỉ X – XII.
D. Thế kỉ XIII
-
Câu 30:
Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.
-
Câu 31:
Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
A. Biết giữ lửa trong tự nhiên
B. Biết taọ ra lửa
C. Biết chế tạo nhạc cụ
D. Biết chế tạo trang sức
-
Câu 32:
Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
-
Câu 33:
Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá.
B. làm đồ gốm.
C. cung tên.
D. đá mài sắc, gọn.
-
Câu 34:
Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. khai khẩn được đất hoang.
B. đưa năng suất lao động tăng lên.
C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
D. tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên làm biến đổi xã hội.
-
Câu 35:
Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?
A. Xuất hiện tư hữu.
B. Xuất hiện giai cấp.
C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
-
Câu 36:
Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Giao thông vận tải
-
Câu 37:
Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước
B. Trị thủy
C. Chăn nuôi
D. Làm nghề thủ công
-
Câu 38:
Nhà nước cổ đại phương Đông là
A. Nhà nước độc tài chuyên chế
B. Nhà nước chiếm hữu nô lệ
C. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại
D. Nhà nước dân chủ chủ nô
-
Câu 39:
Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí?
A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.
-
Câu 40:
Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là
A. chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học.
B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.