Đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Hồng Đức
-
Câu 1:
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội là
A. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
C. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.
D. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 2:
Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là
A. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
B. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước.
C. nền tảng của xã hội loài người.
D. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
-
Câu 3:
Muốn tồn tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở. Để có những thứ đó, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Điều đó thể hiện ý nào sau đây của sản xuất của cải vật chất?
A. Phương hướng.
B. Ý nghĩa.
C. Vai trò.
D. Nội dung.
-
Câu 4:
Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. quá trình sản xuất.
B. sản xuất kinh tế.
C. thỏa mãn nhu cầu.
D. sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 5:
"Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội" là nói đến
A. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.
B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
C. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
D. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 6:
Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. M lấy lí do bận học để ngủ, N lấy lí do bận học để chơi game, H nói bận học để đi chơi. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây?
A. M, N là sai vì sau giờ học không nên ngủ và chơi game.
B. M, N, H là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc làm phù hợp.
C. M, N, H là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái.
D. N, H là sai vì không nên chơi game và nói dối cha mẹ.
-
Câu 7:
Doanh nghiệp A đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương.
B. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
C. Không đồng ý vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
D. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
-
Câu 8:
Được Nhà nước cử đi du học ở nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học, H muốn về Việt Nam để làm việc vì ngành mà H học ở Việt Nam còn thiếu. Cha mẹ H phản đối vì cho rằng làm ở nước ngoài lương sẽ cao, chế độ đãi ngộ tốt, cộng sự giỏi. Là bạn của H, em hãy giúp bạn đưa ra ứng xử phù hợp?
A. Thuyết phục cha mẹ để về Việt Nam làm việc.
B. Không liên lạc với cha mẹ, bí mật về nước làm việc.
C. Nghe theo lời cha mẹ.
D. Phản đối cha mẹ.
-
Câu 9:
Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Người lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.
-
Câu 10:
Lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kết hợp thành
A. tư liệu sản xuất.
B. phương thức sản xuất.
C. lực lượng sản xuất.
D. quá trình sản xuất.
-
Câu 11:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
A. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.
B. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.
C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
D. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.
-
Câu 12:
M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giữ gìn truyền thống gia đình.
B. Củng cố an ninh quốc phòng.
C. Phát triển kinh tế.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
-
Câu 13:
Công cụ lao động của người thợ mộc là
A. đục, bào.
B. sơn.
C. gỗ.
D. bàn ghế.
-
Câu 14:
Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng.
B. Tư liệu sản xuất.
C. Công cụ lao động.
D. Hệ thống bình chứa.
-
Câu 15:
Phát triển kinh tế có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân?
A. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.
B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
C. Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập.
D. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
-
Câu 16:
Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Muốn phát triển kinh tế phải tăng trưởng kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế không có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế.
C. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
D. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế.
-
Câu 17:
Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là
A. hoạt động.
B. lao động.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. sức lao động.
-
Câu 18:
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội vì là
A. tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.
B. nguyên nhân, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
C. trung tâm, là sự liên kết các hoạt động của xã hội.
D. hạt nhân, là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng sự đa dạng hoạt động của xã hội.
-
Câu 19:
Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa.
B. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
C. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
-
Câu 20:
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Số lượng hàng hóa trên thị trường.
B. Nhu cầu của người sản xuất.
C. Giá cả thị trường.
D. Nhu cầu của người tiêu dùng.
-
Câu 21:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
D. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
-
Câu 22:
Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong?
A. sản xuất hàng hóa.
B. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. tiêu dùng hàng hóa.
-
Câu 23:
Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá là?
A. Ngang giá trị xã hội của hàng hóa.
B. Ngang giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. Ngang giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Ngang giá trị cá biệt của hàng hóa.
-
Câu 24:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, nguyên tắc ngang giá có nghĩa là hàng hóa A và hàng hóa B ngang nhau về?
A. giá cả.
B. sức cạnh tranh trên thị trường.
C. giá trị trao đổi.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa A và hàng hóa B.
-
Câu 25:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói đến mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Làm cho giá trị của hàng hóa giảm xuống.
B. Làm cho chi phí sản xuất của hàng hóa tăng lên.
C. Làm cho hàng hóa phân phối không đồng đều giữa các vùng.
D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
-
Câu 26:
Quy luật kinh tế chỉ ra đời và hoạt động khi nào?
A. Khi có hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa.
B. Khi tiền tệ xuất hiện.
C. Khi con người xuất hiện.
D. Khi xã hội phát triển.
-
Câu 27:
Quy luật giá trị vận động thông qua?
A. Trao đổi.
B. Giá trị trao đổi.
C. Giá trị thị trường.
D. Giá cả thị trường.
-
Câu 28:
Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật kinh tế.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật cung cầu.
D. Quy luật giá trị.
-
Câu 29:
Điều tiết sản xuất là
A. điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành.
B. phân phối lại nguồn tiền từ nơi này sang nơi khác.
C. điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác.
D. phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác.
-
Câu 30:
Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
A. Phát triển mô hình kinh tế thị trường.
B. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
C. Tích cực mở rộng thị trường.
D. Tích lũy hàng hóa khi có điều kiện.
-
Câu 31:
Trong khi mọi năm, mặt hàng máy sưởi, điều hòa 2 chiều, bình tắm, ấm siêu tốc... được bán rất chạy. Còn năm nay, mặt hàng trên nhập 2 tháng rồi vẫn còn nhiều, không bán được, số tiêu thụ được rất thấp. Vì vậy, anh D đã giảm giá 30% cho toàn bộ mặt hàng trên. Điều này thể hiện tác động của quy luật giá trị đến việc
A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
B. điều tiết sản xuất.
C. lưu thông hàng hóa.
D. phân hóa giàu nghèo.
-
Câu 32:
Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. giá cả khác nhau.
B. số lượng khác nhau.
C. giá trị khác nhau.
D. giá trị sử dụng khác nhau.
-
Câu 33:
Những chức năng của thị trường là gì?
A. Người bán, người mua.
B. Làm cho người bán và người mua gặp nhau.
C. Thông tin, điều tiết.
D. Thu mua hàng hóa.
-
Câu 34:
Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về
A. quy mô, giá cả, cung – cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
B. quy mô, chất lượng, cơ cấu,giá cả, cung – cầu, chủng loại.
C. quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
D. quy mô, về mẫu mã, hình thức, cơ cấu, chủng loại.
-
Câu 35:
Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ làm cho xã hội
A. không sản xuất hàng hóa đó.
B. sản xuất ra hàng hóa đó ít hơn.
C. sản xuất hàng hóa đó tinh vi hơn.
D. sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn.
-
Câu 36:
Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con.
B. 3 con.
C. 15 con.
D. 20 con.
-
Câu 37:
Sự biến động nào trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác?
A. Tiền mất giá.
B. Người mua, bán.
C. Cung- cầu, giá cả.
D. Doanh thu cao.
-
Câu 38:
Thị trường hình thành các quan hệ
A. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
B. hàng hóa, tiền tệ.
C. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả.
D. hàng hóa, tiền tệ, mua bán.
-
Câu 39:
Đâu là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại hàng hóa?
A. Thị trường.
B. Quán xá.
C. Doanh thu.
D. Giá cả.
-
Câu 40:
Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Phương tiện cất trữ.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Thước đo giá trị